Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Tạo ấn tượng từ lần gặp đầu tiên (Creating Impression Possitive)

0 nhận xét

3 giây gặp gỡ đầu tiên đóng vai trò quan trọng, nó là một phần quyết định sự thành bại của bạn trong cuộc giao tiếp, đàm phán của bạn. Vậy làm thế nào để có thể tạo ra một cuộc giao tiếp với ấn tượng tích cực ngay lần đầu gặp gỡ? Bài viết dưới đâyxin chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng trao đổi và rút ra cho mình những kinh nghiệm thiết thực nhất trong giao tiếp.
"Tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên

Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua người ta cũng đã có thể đánh giá bạn ngay từ lần đầu gặp gỡ. Trong khoảng khắc ngắn ngủi đó, họ đã có những suy nghĩ về bạn qua dáng vẻ bề ngoài, qua phong cách, thái độ và cả cách ăn mặc của bạn. Đặc biệt khi bạn là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc đối tác có thể ít nhiều góp phần vào sự thành công cho các giao dịch trong tương lai.

Với lần gặp mặt đầu tiên lúc nào bạn cũng sẽ để lại một ấn tượng trong lòng người khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ấn tượng đầu tiên rất khó thay đổi và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ sau này.

Cũng bởi tầm quan trọng đó, bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể tạo được những  ấn tượng đầu tiên thật tốt trong công việc và trong cả đời sống hằng ngày.




Đọc tiếp »

Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh (Rules of communication in business)

0 nhận xét

Không có nguyên tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp. Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc “Đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh doanh”:

Đọc tiếp »

10 kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể (10 techniques in body language)

0 nhận xét

Mọi doanh nhân thành đạt đều biết rằng những gì họ nói ra không quan trọng bằng việc họ nói nó như thế nào. Có thể bạn không biết, ngay cả khi không trực tiếp phát biểu, bạn vẫn đang giao tiếp. Bằng việc nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của bản thân và sử dụng nó trong giao tiếp như thế nào, bạn có thể kiểm soát chính mình và gây ấn tượng với đối tác trong công việc kinh doanh
Các
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể sau đây sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời đem thành công đến với bạn.
10. Giao tiếp bằng “đôi mắt”




Đọc tiếp »

Kỹ năng bắt tay trong giao tiếp (Handshake technique)

0 nhận xét

Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống  quan trọng . Bắt tay là biểu hiện của lòng tin tưởng và phần nào tạo dựng các mối quan hệ bền vững. Có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau, làm cho công việc trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Có những người chỉ sơ suất trong việc bắt tay khiến đối tác không hài lòng, để làm lỡ việc.


Bắt tay là 1 nét đẹp:
Đối với bạn bè lâu năm không gặp, thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Hay người xưa gọi là “tay bắt mặt mừng” là như thế. Trong công việc, khi gặp gỡ đối tác, cái bắt tay để truyền cho người ta cảm giác thân thiện, cởi mở, sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp. Đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và thành công.

Đọc tiếp »

Giao tiếp 3 chiều (three-way in communication)

0 nhận xét

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

10 câu “cửa miệng” của những người KHÔNG THÀNH CÔNG

0 nhận xét
Nếu bạn lắng nghe những người dường như không thể thăng tiến trong sự nghiệp hoặc chưa bao giờ dẫn một đội nhóm, bạn sẽ thấy tất cả dường như có cùng một ngôn ngữ!
Đây là 10 cụm từ họ luôn luôn sử dụng. Hãy phát hiện những dấu hiệu tiêu cực này ở những người khác (hoặc chính mình), và bạn sẽ tìm thấy điều gì ngăn cản sự phát triển của bạn hoặc tổ chức của bạn.
Xem thêm bài viết kỹ năng 5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin

Kỹ năng giao tiếp trong xã hội – 10 câu cửa miệng của những người không thành công
5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin
5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin
5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin

1. “Chuyện này là không thể”

Những người không thành công luôn luôn chỉ ra những gì là không thể, ví dụ như: “Ồ, chúng ta không thể tạo một ứng dụng như thế bởi vì nó sẽ phải cạnh tranh dữ dội với Tumblr” hoặc “Loại loa Bluetooth mới này sẽ không tạo ra bất kỳ doanh thu nào vì có quá nhiều trên thị trường rồi.”…
Họ sống trong một thế giới của những điều không thể. Họ có một thái độ “không thể làm được”. Và họ đang đánh chìm con tàu thành công!

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Bài tập khám phá bản thân [ Kỹ năng sống ]

0 nhận xét

Kỹ năng sống - Bài tập khám phá bản thân

Đọc tiếp »

Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Những Tình Huống Nhạy Cảm [ Kỹ năng sống ]

0 nhận xét
Lời nói chẳng mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Trong kỹ năng giao tiếp, lời nói được xem là công cụ kỳ quan trọng giúp chúng ta tạo được mối thiện cảm với người khác. Bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn nói được nghe những lời nói dễ mến, thân thiện và ấm áp.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhạy cảm, chúng ta thường bối rối không biết lựa chọn cách nói thế nào để làm cho đối phương cảm thấy tốt hơn. Dakota xin chia sẻ với bạn 7 mẹo nhỏ giúp bạn xử lý linh hoạt trong những tình huống khó khăn để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình nhé.

Kỹ năng giao tiếp trong tình huống nhạy cảm

Đọc tiếp »

Nói “cảm ơn” [ Kỹ năng giao tiếp ]

0 nhận xét
Một lời cảm ơn – được gì và mất gì?
Có rất nhiều sinh viên trước và cùng khóa chúng tôi ‘sợ’ phòng Giáo vụ. Sợ là vì nhiều nhân viên ở đó rất ‘lạnh lùng’. Họ hiếm khi có một nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với sinh viên. Thậm chí tệ hơn là quẳng vào mặt chúng tôi các câu nói không đầy đủ chủ vị. Những gì chúng tôi nhận thường là những câu cầu khiến lạnh như mùa đông.

Kỹ năng sống | Nói cảm ơn
Tôi từng tham gia làm việc ở phòng máy tính của CTU. Cũng có nhiều lúc bực dọc đến phát cáu khi có quá nhiều sinh viên vây quanh và yêu cầu cho mượn máy hoặc thanh toán. Nói như vậy để hiểu, nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những người có vô vàn công việc phải lo thì bạn sẽ biết điều đó khó khăn đến nhường nào. Hãy tượng tượng xem, lúc nào quanh bạn cũng là những chồng giấy tờ đầy ắp và công việc luôn đòi hỏi bạn phải hoàn thành tốt nhất, kịp thời nhất, ta sẽ dễ thông cảm với những nhân viên ở phòng Giáo vụ hơn.
Tháng 10 vừa rồi tôi có dịp tham gia vào đoàn tàu biển của người cậu. Tôi đi theo và cảm nhận được sự vất vả của họ. Trung bình một người có thể gánh một ngày khoảng 10-15 tấn cá từ tàu này sang tàu khác. Đến cuối buổi thanh toán, tôi đã nói với họ: “Các anh đã cực nhiều. Cảm ơn các anh lắm!”. Họ mỉm cười và tôi nghĩ đó là cách duy nhất tôi có thể làm cho họ cảm thấy bớt mệt mỏi.
Cách đơn giản nhất để làm cho người đang phục vụ mình quên đi một phần nào sự cực nhọc chính là nói biết ơn họ. Song điều đơn giản này thật không được chú trọng. Bạn là chủ một doanh nghiệp và bạn luôn nghĩ mình trả tiền để có được sức lao động tận lực nhất của nhân viên. Thế là bạn nghĩ bạn không cần phải cảm ơn họ vì họ đã lao động cho bạn. Đó là một suy nghĩ sai lầm, thậm chí có thể dẫn đến tác hại to lớn làm ảnh hưởng đến việc chung của doanh nghiệp. Nhân viên của bạn đến lúc nào đó sẽ nói: “Làm ít hay nhiều vẫn vậy vì ông ta đâu có biết đến. Thậm chí ông ấy chẳng cần biết ơn vì điều đó”.
Có một lần vào thứ sáu, vì có việc gấp cần tham vấn nên tôi đã gửi một bức thư điện tử đến luật sư M.Andre. Và ông ấy đã trả lời hết sức ngắn gọn với một dòng vẻn vẹn: “Tôi sẽ tham khảo và trả lời cho bạn sau khi có thể”. Nhưng cuối tuần này tôi đã cần đến chúng và không thể đợi được đến đầu tuần sau. Thế là tôi gửi cho ông ấy một bức thư khác vào đầu giờ chiều thứ sáu, bức thư có nội dung như sau:
Ngài M. Andre thân mến,
Tôi thật lấy làm biết ơn vì ngài đã quan tâm và giúp đỡ tôi. Mặc dù biết ngài rất bận và tôi thật vô phép khi có thể đã làm phiền ngài vào ngày cuối tuần này. Nhưng một lần nữa tôi rất biết ơn nếu như ngài hồi đáp tôi sớm hơn có thể vì tôi hiện rất cần chúng chậm nhất là vào Chủ nhật này. Mong ngài hiểu cho.
Một lần nữa tôi chân thành cảm tạ ngài. Chúc ngài cuối tuần vui vẻ.
Bạn biết đấy, tôi đã nhận bức thư phản hồi vào ngày thứ bảy. Và ông ấy bảo tôi hãy liên hệ với ông ấy bất cứ khi nào cần thiết.
Đôi khi một lời cảm ơn đúng lúc có thể có ích hơn cả khi bạn trúng xổ số. Nhưng đó phải là lòng biết ơn chân thành, xuất phát từ chính tấm lòng của bạn. Sự chân thành luôn mang đến những giá trị tốt đẹp.

Khi nào nên nói cảm ơn?

Bạn thường quên đi sự biểu thị lòng biết ơn ở những hoàn cảnh dù đơn giản nhất. Khi nhận được chiếc vé từ quầy bán ở rạp chiếu bóng, khi người phục vụ mang đến cho bạn một đĩa thức ăn ngon, một cốc nước uống giải khát, hoặc một anh giúp việc đang làm cỏ ngoài vườn… Có thể bạn biết đến, nhưng bạn nghĩ nói “cảm ơn” sẽ trở nên sáo rỗng mà chủ yếu là sự biết ơn ở tấm lòng. Bạn lại quên rằng lòng chân thành khi biểu hiện hai từ “cảm ơn” có một ý nghĩa to lớn khác.
Nó có thể giúp người bán vé phấn chấn hơn khi ngày nào cũng đối diện với những con người xếp hàng dọc để nhận vé và đưa tiền, rồi nhận tiền thừa lại; nó có thể giúp người phục vụ quán ăn có tinh thần làm việc hơn và phục vụ bạn tốt hơn ở lần sau; nó có thể giúp người giúp việc nhà bạn cảm thấy đỡ mệt nhọc hơn và thấy rằng sự cống hiến của họ cho bạn là đúng và cần thiết… .Tất cả những điều đó bạn có thể đơn giản thực hiện chúng bằng việc nói lời cảm ơn chân thành nhất.
Bạn thay vì khó chịu với cung cách tiếp xúc sinh viên của các nhân viên phòng giáo vụ thì bạn có thể nói: “Thầy (cô) đã vất vả rồi. Xin cảm ơn đã giúp em”. Tuy nhẹ nhàng, nhưng tôi tin người ấy sẽ ngẩng đầu lên nhìn bạn, hoặc sẽ nở một nụ cười thân thiện với bạn. Hơn là cứ cúi xuống mà làm việc tiếp và mặc cho bạn có đứng đó hoặc đã đi.
Trong lúc xếp hàng để đến lượt mình ở những nơi công cộng cũng thế. Bạn nên mỉm cười và cảm ơn họ chân thành trước khi ra về. Đó là cử chỉ đẹp và là cách ứng xử hay nhất để biểu thị lòng biết ơn của bạn với những người đã phục vụ bạn.
Một cử chỉ đẹp, một hành động đúng luôn mang đến giá trị và niềm tin cho cuộc sống. Bạn cũng có thể không làm gì cả nhưng hãy nghĩ xem, một khi bạn ở vào những tình trạng tương tự bạn sẽ mong muốn điều gì. Một lời cảm ơn chân thành hay là sự chỉ trích của người khác về thái độ phục vụ của bạn.
Người Việt chúng ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Một lời nói chẳng thể gây cho bạn thiệt hại gì, nhưng từ một lời nói có thể giúp người khác làm việc tốt hơn. Vậy tại sao không? Khi bạn nói cảm ơn người khác một cách chân thành khi họ làm việc gì đó cho bạn chứ!



====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

15 sai lầm thường gặp trong giao tiếp

0 nhận xét
15 sai lầm thường mắc phải trong giao tiếp – Kỳ 1

Sự thật mất lòng. Sự lừa dối, hiểu lầm, ảo tưởng, bóp méo sự thật, những trò mánh lới dễ dàng được chấp nhận hơn là sự thật nguyên tuyền. Nó dễ dàng thay đổi, và xoa dịu niềm tin về sự việc.
Nhiều lần, chúng ta đón nhận những ảo tưởng bởi vì chúng ta không nhận ra sự khác biệt. Hơn nữa, một vài chuyên gia tâm lý hay tư vấn viên hướng dẫn sai lầm rằng điều bạn ảo tưởng chính là sự thật. Trong trường hợp nào đó, bài viết này thay đổi niềm tin và gây sốc cho bạn khi nhìn về sự thật. Tuy nhiên, nó cũng giúp mối quan hệ giao tiếp của bạn hiệu quả hơn.
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Ban đầu, tôi tìm hiểu 10 ảo tưởng cho bài viết này, nhưng sau khi động não, nghiên cứu và quan sát sự giao tiếp của mọi người, hướng dẫn họ kỹ năng giao tiếp , trao đổi với 10 ngàn người về những sự ảo tưởng, tôi đã tìm ra 15 điều chúng ta nhầm lẫn. Tôi nghĩ rằng chúng cần được làm sáng tỏ và sự thật cần được phơi bày ra ánh sáng để chúng ta có thể phát triển bản thân và các mối quan hệ.
Sai lầm số 1: Sự hợp lý, logic làm nên hiệu quả trong truyền thông giao tiếp
Logic phá hủy các mối quan hệ. Khi bạn nhìn thấy hai người đang tranh luận, hãy xem khả năng suy luận logic của họ như thế nào nhé! Người này đưa ra những lập luận để bảo vệ ý kiến của mình mà không quan tâm đến người kia. Việc suy luận và tập trung vào lý trí khi nói chuyện làm giảm đi sự gắn kết trong các mối quan hệ.
Trong khi đó, khi bạn giao tiếp với từ ngữ dịu dàng, nhã nhặn và đặt trên tình cảm yêu thương, trân trọng, mối quan hệ sẽ ngày càng thân thiện hơn. Sự thông minh, óc suy luận và hợp lý rất tốt.
Vấn đề là nếu lạm dụng nó trong lúc trao đổi, chuyện trò, nó sẽ trở nên phản tác dụng, đặc biết là khi có mâu thuẫn. Không ai quan tâm là người nào đúng, người nào sai nhưng nó chính là nguồn gốc của sự phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp.
Vì thế, hãy ngưng tập trung vào nội dung cuộc đối thoại. Nhìn vào ý nghĩa đằng sau những lời nói. Bắt đầu quan tâm đến tâm tư tình cảm của người kia, bởi mối quan hệ được nuôi dưỡng bằng tình cảm. Chúng ta muốn người khác hiểu cảm giác của mình thay vì muốn họ chấp nhận lý lẽ của mình. Khi bạn biết rằng con người được tạo nên bởi tình cảm, bạn sẽ cho phép mình tạo sức mạnh thu hút và thuyết phục người khác.
Sai lầm số 2: Giao tiếp hiệu quả là luôn nói sự thật
Tôi biết là điều này nghe có vẻ không hay lắm, vì thế hãy để tôi giải thích về sai lầm này. Một người luôn nói sự thật một cách thẳng thừng thì thường không thành công khi tạo mối thiện cảm với người khác. Thường thì họ sẽ viện cớ rằng “Tôi nói như vậy đó”, “Sự thật mất lòng”, “Nếu mọi người không thích sự thật, đó là việc của họ”. Họ nhận thấy nhu cầu của họ là tôn vinh sự thật.
Sự thật mà chúng ta thường nói với người khác thường là một sự thật trần trụi, khó chịu như “tát vào mặt” họ và kết quả thường là không như chúng ta mong đợi. Khi bạn nói về sự thật, người khác có thể phản ứng mạnh, chống đối hay tranh cãi để bảo vệ mình.
Vì thế, không nói thật tạo hiệu quả giao tiếp hơn? Tôi không khuyến khích bạn đưa ra những lời khen hão huyền, không thực tế cho người khác hay sống lừa dối. Mục đích của việc nói dối này là để giúp bạn và người mà bạn nói dối.
Lei Lowndes trong cuốn sách “Hướng dẫn cách nói chuyện với người khác” khuyên mọi người nói dối trong những trường hợp bất ngờ khi ai đó vừa hoàn thành một buổi thuyết trình nghiêm túc.
Cô ấy khuyên mọi người khen ai đó trong cuộc nói chuyện trước công chúng, khi họ trình bày không hay cho lắm. Đừng để mình quá lố khi đưa ra lời nói khen không thực tế. Một lời nói dối nhẹ nhàng sẽ giống như việc bạn thêm một chút ngọt ngào cho tình huống nào đó.
Một người tốt là người biết đồng cảm và biết cách nói dối trong những lúc cần thiết. Nghệ thuật biết đồng cảm là một kỹ năng bạn cảm được điều người khác cảm và chia sẻ cảm xúc của họ, điều đó liên quan đến việc nói dối. Bạn có thể nói dối khi nó thật sự hữu ích hơn một lời nói thật.
Lời nói dối phục vụ cho việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp là điều tôi muốn nói tới. Xin đừng hiểu lầm ý tôi trong trường hợp nói dối là một cái cớ để che đậy, trốn tránh sự thật.
Sai lầm số 3: Giao tiếp có thể giải quyết mọi thứ
Khi ai đó dạy kỹ năng giao tiếp, người ta dễ mắc sai lầm này. Không may là việc giao tiếp không có khả năng giải quyết hết tất cả những xung đột và các rắc rối trong các mối quan hệ.
Marina Benjamen, tiến sỹ trung tâm tâm lý học đã giúp đỡ một cặp vợ chồng. Hai người không có vấn đề gì “nghiêm trọng”. Họ đều không vướng vào thuốc lá, rượu chè, bạo lực hay ngoại tình. Vấn đề ở đây là gì? Họ chỉ không nói chuyện cùng nhau.
Thiếu truyền thông giao tiếp có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nó hiếm khi được giải quyết. Tiến sỹ Benjamen nói rằng “Một mối quan hệ giao tiếp tốt khi họ bộc lộ mâu thuẫn và tìm cách giải quyết chúng. Điều đó xảy ra khi người ta mở rộng lòng mình và nối kết với nhau”.
Tôi nhận ra mọi người thường sai lầm khi tin rằng giao tiếp giải quyết mọi thứ. “Giao tiếp rất quan trọng trong các mối quan hệ”. Một vài người tiến đến một bước xa hơn là học các khóa quản lý mâu thuẫn, am hiểu tình cảm và tự ý thức.
Chúng ta càng học và phát triển bản thân, chúng ta càng nhấn mạnh đến chúng ta trong giao tiếp. Thậm chí, chúng ta tin rằng người đang tranh cãi với mình là người thiếu khả năng giao tiếp.
Giao tiếp giống như chiếc cầu nối liền các mối quan hệ, vì thế mọi vấn đề xuất hiện và ra đi đều tồn tại trên chiếc cầu đó. Giao tiếp là một cách để nối lại những nhịp cầu. Nếu một trong hai phía xảy ra vấn đề gì đó nghiêm trọng, chiếc cầu dù vững chắc nhất cũng sẽ bị gãy đổ.
Mọi người tự hỏi: “Điều gì tôi nói và làm khiến người khác thích tôi?” Đây là một suy nghĩ sai lầm. hầu hết những mối quan hệ tốt thậm chí trước khi bạn lên tiếng. Người thuyết phục phải bắt đầu từ bạn.
Thay đổi hành vi của mọi người phải bắt đầu từ việc bạn thay đổi chính mình. Và việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp dựa trên tình yêu và sẻ chia cũng phải bắt đầu từ bạn. Thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi suy nghĩ. Một mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng bằng sự phát triển chính bản thân bạn.
Tôi hướng sự tập trung của mình bằng cách nói với người khác hãy nói những điều dễ chịu, nhã nhặn trong những trường hợp nhất định bởi vì không thể có điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra nếu bạn dùng những từ ngữ không thích hợp.
Sai lầm 4: Học giao tiếp làm bạn trở thành một người giao tiếp tốt hơn.
Chúng ta đang sống trong tình trạng khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Các bác sỹ đưa ra những con số khổng lồ về vấn đề sức khỏe ở các nước Phương Tây và các biện pháp để kiểm soát bệnh tật. Chúng ta cố gắng kiểm soát đồ ăn, thức uống, thuốc lá, sự căng thẳng và tập thể dục.
Vấn đề khủng hoảng sức khỏe đang xảy ra vì chúng ta không phải vì chúng ta không được học về việc ý tức tầm quan trọng của nó. Chúng ta đều biết sức khỏe quan trọng nhưng chúng ta cố tình phớt lờ và không làm gì để giữ gìn sức khỏe. Giống như trong vấn đề giao tiếp, Việc hiểu biết về vấn đề sức khỏe không tự động làm chúng ta trở nên tốt hơn.
Học cách giao tiếp chỉ làm chúng ta trở thành một người giao tiếp tốt khi việc học dựa trên sự thay đổi hành vi. Thậm chí, một thất bại trong việc tập kỹ năng mới nào đó để trở thành người giao tiếp tốt vì bạn đã bỏ nó và làm điều khác. Vì thế, hãy ngưng cố gắng hiểu biết mọi thứ và thực hiện điều gì đó. Bạn sẽ trở thành người giao tiếp tốt chỉ khi bạn bắt tay vào luyện tập.
Sai lầm 5: Giao tiếp một chiều
Radio, tivi và nhiều dịch vụ truyền thông khác ngay tại nhà là những kênh truyền thông một chiều. Không may, mối quan hệ của chúng ta cũng tương tự như vậy. Nhiều khi chúng ta phớt lờ người khác khi họ nói chuyện với mình. Mặc dù đó vẫn là truyền thông hai chiều nhưng không phải là truyền thông hai chiều hiệu quả.
Truyền thông mặt đối mặt là truyền thông hai chiều. Thậm chí, “truyền thông một chiều” giống như nói chuyện trước công chúng cũng là truyền thông hai chiều. Chúng ta tập trung lắng nghe và theo dõi người thuyết trình. Bạn có thể lựa chọn chú ý, quan tâm buổi thuyết trình hay phớt lờ thì mối quan hệ giao tiếp vẫn diễn ra.
- See more at: http://ima.edu.vn/15-sai-lam-trong-giao-tiep/#sthash.0B3C6Qi3.dpuf
======
15 sai lầm thường mắc phải trong giao tiếp kỳ 2

Sai lầm thứ 6: Những người thông minh có khả năng giao tiếp tốt
Những người có trí tuệ cảm xúc(EQ) thường là những người giao tiếp tốt, nhưng họ không cần sự thông minh về mặt trí tuệ. Daniel Goleman trong quyển sách nổi tiếng mang tựa đề: Trí tuệ cảm xúc: “Tại sao nó lại quan trọng hơn cả chỉ số IQ” đã nói rằng “IQ và EQ không hề đối chọi nhau nhưng nó khá phân tách với nhau”.
Một người có chỉ số IQ cao không đương nhiên có chỉ số cảm xúc và kỹ năng giao tiếp tốt. Một số người có chỉ số IQ thấp có thể có khả năng giao tiếp tốt như những người có chỉ số IQ cao.
Trong một bài báo mang tên “Tại sao những người thông minh có kỹ năng giao tiếp nghèo nàn?”, tôi đã giải thích rằng những người thông minh không hẳn là người có kỹ năng giao tiếp kém. Tuy nhiên, những người thông minh minh có xu hướng giao tiếp hạn chế do những thói quen, suy nghĩ và tính cách của họ.
Họ thường có những vấn đề chẳng hạn như: nhu cầu chỉ trích người khác, xu hướng tìm lỗi, sử dụng ngôn từ phức tạp và một đặc tính của những người thông minh là thích chia sẻ kiến thức. Dường như những người thiếu khả năng thì lại có thể trở thành những người có khả năng giao tiếp tốt
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Đáng ngạc nhiên là chỉ có vài người trong số hầu hết những người nói chuyện hay, có khả năng đồng cảm, quan tâm và lắng nghe mà tôi từng gặp là làm trong lĩnh vực tinh thần. Họ không phải là những chuyên gia tâm lý, vật lý trị liệu hay tiếp tân, nhưng họ là những vận động viên thể thao kiên trì.
Sai lầm thứ 7: Thông điệp bạn muốn chuyển tải sẽ được người khác nhận được đúng như thế
Sai lầm này có thể làm hủy hoại những mối quan hệ của bạn mỗi ngày. Suy nghĩ rằng thông điệp mà bạn gởi chính là thông điệp mà mọi người nhận được sẽ làm bạn bị tổn thương khi tranh cãi với những người bạn yêu thương. Có thể giải thích vấn đề này bằng một từ: việc giải mã thông điệp.
Cách chúng ta giải mã một thông điệp của người khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đời sống như kinh nghiệm sống, niềm tin và giá trị. Khi mẹ bạn nhìn thấy cháu bị đứt tay, bà sẽ nói: “Con nên trông chừng con mình”. Qua câu nói, mẹ bạn muốn cháu bé được an toàn nhưng bạn thì khó chịu ra mặt vì thông điệp bạn nhận được là “mẹ bảo mình thiếu sót trong việc chăm con”.
Một ví dụ khác, một cậu bé nghịch ngợm nói với cô gái đang nhìn mình “Này, đừng có nhìn tôi như thế”. Cô bé này có thể hiểu rằng “cậu ấy thật tự tin, vui tính và đầy thách thức”. Trong khi , đó là một thông điệp mang tính thô lỗ.
Khi bạn nói chuyện với ai đó, đừng chắc chắn thông điệp của bạn sẽ được ai đó phân tích đúng như thế nhé! Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách ý thức rằng người khác sẽ giải mã thông điệp của bạn không theo cách mà bạn muốn chuyển tải. Hỏi lại cách hiểu của người khác là một cách tốt để chắc cả hai hiểu ý nhau. Hơn nữa, bạn có thể nói điều bạn nghĩ về câu nói của người đó.
Sai lầm số 8: Thích ứng với người khác là cách giao tiếp tốt
Trong cuốn sách 48 quy luật của sức mạnh, Robert Greene khuyên mọi người chiều theo tính cách của người khác, ít phản ứng dựa trên kinh nghiệm đã có và chú ý đến hiện tại. Những kinh nghiệm bạn sử dụng thành công với người này chưa chắc hiệu quả với người khác. Thích nghi với mọi người là chìa khóa sống còn trong giao tiếp.
Thích ứng là một phần quan trọng của những mối quan hệ “khỏe mạnh”. Một thất bại khi điều chỉnh tâm trạng của bản thân hướng tới tâm trạng của người khác có thể là kết quả của một vài mâu thuẫn. Điều đó phụ thuộc vào khả năng thể hiện của bạn. Tuy nhiên, thích ứng có thể mang lại lợi ích hay làm phản tác dụng trong các mối quan hệ.
Khi nào bạn để ý tới nhu cầu hay cảm giác của bản thân để thích ứng với tình huống xã hội? Thích ứng thường xảy ra ở những nơi: Mọi người muốn tạo ấn tượng tốt khi mối quan hệ của họ thì không bền chặt.
Tiến sỹ Brian Spitzberg, giáo sư trường đại học truyền thông ở San Diego cho rằng sai lầm của việc thích ứng là làm hạn chế khả năng giao tiếp. Nếu mọi người tỏ vẻ thích nghi với mọi người, họ trở thành người không kiên định. Việc thích nghi trong giao tiếp là một rào cản khi họ cứ thay đổi “bộ mặt” của mình vì người khác.
Sai lầm 9: Tránh nói chuyện về những điều nhạy cảm sẽ làm vấn đề càng tồi tệ hơn.
openlySự sợ hãi của việc nói đến những vấn đề nhạy cảm. Mục đích của sợ hãi là bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, nhưng nó thường ngăn chúng ta xây dựng và sở hữu hạnh phúc. Cái cớ của việc “Nói về vấn đề nhạy cảm sẽ làm vấn đề tệ hơn” là cái cớ để tránh sự khó chịu. Việc chần chừ với những cuộc đối thoại quan trọng sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Hãy hỏi ai đó đã ly hôn, họ sẽ nói cho bạn biết thất bại của họ trong việc dồn nén những vấn đề quá lâu là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ của họ. Khi nghĩ rằng nói chuyện về những điều khó chịu sẽ làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng hơn, bạn sẽ mất thời gian, năng lượng, tiền của và tình cảm trong việc trì hoãn một cuộc trò chuyện khó khăn.
Sai lầm thứ 10: Bạn không có khả năng giao tiếp
giao tiếpMột nhận thức sai lầm và lý do lớn của việc không giao tiếp tốt là bạn cho rằng mình không thể giao tiếp. Trong khi đó, giao tiếp là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể cố gắng phớt lờ người khác nhưng vẫn phải giao tiếp.
Mọi người nghĩ rằng việc lảng tránh người khác là sẽ tránh nói chuyện với người đó nhưng thật ra bạn đang giao tiếp với người kia thông qua ngôn ngữ cơ thể và những điều chưa nói thành lời. Người e ngại thường tránh né mọi người và sống đơn độc, điều đó sẽ làm họ không biết quan tâm người khác và thiếu sự yêu quý bản thân.
Khi bạn nói với người khác “Mình không nói chuyện với bạn”, là lúc bạn đang nói dối bởi vì ngôn ngữ cơ thể sẽ chuyển tải thông điệp bạn muốn đề cập đến rằng bạn là người không biết gì. Hơn nữa, sự im lặng của bạn có thể cho thấy bạn là một kẻ bướng bỉnh. Khi ai đó thực hiện “giải pháp im lặng” đối với bạn, bạn sẽ nghĩ về người đó như thế nào? Vâng, họ là một kẻ thô lỗ, bướng bỉnh và thiếu hiểu biết.
- See more at: http://ima.edu.vn/sai-lam-trong-giao-tiep-2/#sthash.w5RkgSRt.dpuf
=====
15 sai lầm thường mắc phải trong giao tiếp – kỳ 3
Sai lầm 11: Ý nghĩa nằm ở ngôn từ
Ngành ngữ nghĩa học là ngành nghiên cứu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Nó giải thích vì sao hai người cùng tìm kiếm trên google cụm từ “hot looking person” với hai ý nghĩa khác nhau. Một người muốn tìm kiếm thông tin về người khó tính, trong khi người kia muốn tìm kiếm những thông tin về cảnh báo toàn cầu.
Google đã chi hàng tỉ đô la để nghiên cứu ngữ nghĩa học để tìm hiểu ý nghĩa các thuật ngữ một cách chính xác. Chẳng hạn “hot looking person” một mặt chỉ tính cách của con người, mặc khác là thông tin về vấn đề môi trường. Điều này muốn nói rằng ý nghĩa của từ ngữ rất rộng. Không nghiên cứu ngữ nghĩa tốt, kỹ thuật tìm kiếm thông tin sẽ không thể sống còn cũng như trong các mối quan hệ của con người.
Trong khi ý nghĩa có thể nằm trong ngôn từ, một từ ….Một chiếc xe có thể mang lại thanh thế, sự giàu có, sức mạnh hay sự ngưỡng mộ qua suy nghĩ của bạn. Đối với một người khác, chiếc xe màu đen mang ý nghĩa của sự chết chóc, bệnh tật và mất mát.
Khi một chiếc xe hơi màu đen xuất hiện trong đầu, chúng ta có thể đang nghĩ về chiếc Donald Trump lộng lẫy, nhưng người khác có thể hình dung một chiếc xe chở chiếc quan tài của mẹ họ ra nghĩa trang.
Bạn không thể phản ứng với từ ngữ của người khác nhưng bạn sẽ phản ứng lại với ý nghĩa đằng sau từ ngữ đó. Ngôn từ là sự thể hiện hình ảnh, biểu tượng hay sự kiện chuyển tải thông điệp của ý nghĩa. Sự kết hợp giữa những gì chúng ta nói và nghe sẽ mang lại sự tương tác về mặt ý nghĩa.
Khi ai đó nói với bạn “bạn thật vô dụng” sẽ không ảnh hưởng đến bạn nếu bạn biết được ý nghĩa đằng sau đó rằng “anh ta chỉ đang giận dữ” hay “anh ta không ý thức được sự phát triển bản thân, anh ta sẽ không nói với tôi như vậy – vì thế, những gì anh ta nói sẽ không ảnh hưởng đến tôi”. Nhận ra sai lầm này và ứng dụng nó vào cuộc sống sẽ làm cho khả năng giao tiếp của bạn được tốt hơn.
Sai lầm 12: Khả năng nói chuyện là điều quan trọng trong mối giao tiếp hiệu quả
speaking Khả năng nói chuyện rõ ràng, lôi cuốn, ngay thẳng, vốn ngôn từ phong phú không hẳn sẽ tạo nên hiệu quả trong giao tiếp. Ánh sáng đi qua không khí giống như giao tiếp thông qua kỹ năng nói chuyện. Chỉ vì con đường truyền đạt này trôi chảy và rõ ràng không có nghĩa là chúng sẽ hướng đến đúng đích.
Hầu hết các thông tin trong kinh doanh dường như phạm phải sai lầm này. Các buổi thuyết trình, báo cáo và việc lãnh đạo nhóm dường như đều được làm dựa trên nguyên tắc rõ ràng, trực tiếp và sử dụng vốn từ ngữ phong phú. Một cách tồi tệ trong truyền thông là làm cho nhân viên không quan tâm đến công việc của họ và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
Trong quyển sách “Made to stick: Tại sao một số ý tưởng tồn tại và một số khác chết đi”, tác gỉa Chip Heath mô tả một vấn đề lớn mà sinh viên trường đại học Stanford gặp phải. Là một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới, những sinh viên ở đó rất thông minh và trình bày ý tưởng của mình rất tốt.
Mỗi năm, Heath đều được sinh viên của mình thuyết trình trước lớp rằng tội phạm bất bạo động là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ.

Giao tiếp

Mỗi sinh viên được có một phút để trình bày bài thuyết trình trong khi những sinh viên khác đánh gía sự hiệu quả bài thuyết trình của họ. Các sinh viên được đánh giá cao nhất hiện nay với số liệu thống kê thuyết phục, giọng nói truyền cảm và phong thái tự tin – những yếu tố cũng mang lại giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh.
Tuy nhiên, vài phút sau khi thuyết trình “Khi các sinh viên được yêu cầu lập lại bất cứ thông tin nào từ bài thuyết trình, 64% nhớ được được những câu chuyện. Chỉ có 5% nhớ được nhớ các số liệu thống kê… Hầu như chẳng có mối tương quan gì giữa khả năng nói chuyện và khả năng nối kết các ý tưởng.” Sinh viên nước ngoài với khả năng nói tiếng Anh kém có khả năng thuyết phục giống như những sinh viên dân bản địa.
Doanh nghiệp được tạo nên bởi những cá nhân. Một doanh nghiệp là một thực thể đại diện cho những cá nhân trong đó. Bắt gặp những ý tưởng “Phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp, cũng như tập trung hướng đến việc phát triển các dịch vụ khách hàng tốt hơn” làm tôi phát ngán.
Bất cứ giao tiếp trong kinh doanh hay truyền cảm hứng cho một đội bóng hay việc thuyết phục giám đốc điều hành sẽ không thuyết phục được hoàn toàn nếu dựa vào những số liệu thống kê, cơ cấu và kỹ năng nói chuyện hiệu quả. Họ bị thuyết phục bởi những câu chuyện, cảm xúc, sự quan tâm của bản thân và một chút logic. Để giao tiếp hiệu quả, khả năng nói chuyện như bạn nghĩ.
Sai lầm 13: Truyền thông càng nhiều càng tốt
Nhiều tiền hơn thì tốt hơn. Mạnh hơn là tốt hơn. Nhiều bạn bè hơn là tốt hơn. Nghĩ rằng có nhiều hơn cái gì đó tốt có thể sẽ là một vấn đề. Cho một người nghèo hàng triệu đô la, một doanh nghiệp, một mạng lưới bạn bè, và anh ta có thể mất tất cả. Một người nghèo không có kiến thức để quản lý thành công tài chính, nguồn vốn và giữ mối giao thiệp tốt.
Đôi khi một người có thể giấu cảm xúc của mình để giữ yên lặng khi người khác yêu cầu bạn giữ im lặng. Những gì tôi cần làm trong những tình huống này là thông cảm với sự giận dữ, thất vọng hay những cảm xúc mạnh của người khác. Tôi sẽ nói gì đó rằng “ tôi hiểu cảm xúc của bạn”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lá chắn phòng vệ của người khác quá lớn để có thể tiếp nhận những gì bạn muốn nói đến. Lúc đó bạn chỉ cần giữ im lặng.
Nhiều khi truyền thông trở nên hạn chế, sự im lặng trở nên quan trọng hơn. Và im lặng là vàng. Im lặng diễn tả sự đối thoại bên trong. Khi đó, im lặng tạo nên một sự thay đổi và sự thay đổi đó diễn ra trong tâm trí, chứ không phải thông qua lời nói. Bạn không thể mong đợi một người phải hoàn toàn hiểu những gì bạn nói qua từ ngữ mà bạn nói đến. Hãy sử dụng cả sự im lặng để làm tăng sức thuyết phục của bạn.
Càng thêm nhiều mối tương tác kém hiệu quả, tạo ra nhiều vấn đề rắc rối, hạn chế sức mạnh của sự im lặng, mối giao tiếp càng ít tác dụng giúp chúng ta hiểu về vấn đề hơn. Sự ngắn gọn có thể tốt hơn, đáng nhớ và có sức ảnh hưởng hơn. Ít có thể là tốt hơn.
- See more at: http://ima.edu.vn/sai-lam-trong-giao-tiep/#sthash.NipanYHd.dpuf
===

15 sai lầm thường gặp trong giao tiếp – kỳ 4
Sai lầm 14: Ngôn ngữ không lời tạo ra 93% ý nghĩa trong giao tiếp
Một sai lầm là ngôn ngữ không lời truyền đạt ý nghĩa giao tiếp tốt nhất. Tuy nhiên, Sai lầm này trở nên phổ biến truyền từ sách báo rằng 93% giao tiếp là không lời.
Nếu 93% của giao tiếp là không lời, thì việc học một ngôn ngữ mới chỉ là để khoe khoang. Nếu điều này trở thành sự thật, chúng ta có thể dễ dàng nói được ngôn ngữ khác bởi vì từ ngữ không tạo nên một ý nghĩa đáng kể trong giao tiếp.
Đây là một sự thật về sai lầm này. Một nghiên cứu mang tựa đề “Suy luận của thái độ từ giao tiếp phi ngôn ngữ trong hai kênh” được công bố trên tạp chí Tư vấn tâm lý do Albert Mehrabian, giáo sư danh dự của trường đại học California ở Los Angeles và Susan Ferris, nhìn về đóng góp của ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời trong giao tiếp.
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Hai nhà nghiên cứu đã chứng minh việc lắng nghe tiếng nói đã thu được là có thể trong khi việc nhìn vào bức ảnh đen trắng diễn tả khuôn mặt. Những người tham gia đã thể hiện âm điệu của giọng nói và nét mặt truyền đạt hoặc thích, hoặc không thích hay trung lập. Sau đó, họ được yêu cầu lựa chọn ba thái độ cho mỗi lần ghi âm. Kết quả cho thấy sự thể hiện khuôn mặt đóng 55% giao tiếp trong khi từ ngữ đóng 38%.
Mehrabian sau này trong cuốn sách Thông điệp ẩn: Thông tin ẩn của cảm xúc và thái độ đã đưa ra những phát hiện từ nghiên cứu của ông là quy luật 7% -55% -38%, một quy tắc xác định những yếu tố mang lại ý nghĩa cho lời nói của chúng ta. Quy luật này cho rằng 7% ý nghĩa là ở ở trong lời nói, 38% ý nghĩa ở trong cách chúng ta nói, và 55% ý nghĩa là nằm ở ngôn ngữ cơ thể.
Mehrabian cho rằng 93% đóng góp của phi ngôn ngữ trong giao tiếp chỉ áp dụng khi ai đó đang nói về điều họ thích và không thích mà thôi. Ông nói rằng những phát hiện của ông đã không dự định áp dụng cho truyền thông nói chung.
Khi một chàng trai nói về điều anh ta thích, bạn sẽ nhìn thấy vẻ mặt đầy sức sống. Anh ta mỉm cười, nói năng nhiệt tình, thể hiện sự quan tâm, có sự thay đổi âm điệu, múa máy tay chân và đưa ra những thông điệp không lời thể hiện điều anh ta thích.
Tương tự như vậy, khi anh ta nói về điều mình không thích, bạn sẽ thấy năng lượng của anh ta biến mất. Anh ta ít cười, trạng thái mệt mỏi, thể hiện sự không quan tâm, giọng điệu không thích thú, ít di chuyển hơn và đưa ra những ngôn ngữ không lời cho thấy rằng mình không thích.
Khi lắng nghe điều anh ta thích hay không thích, bạn sẽ nhận thấy 93% ý nghĩa nằm ở ngôn ngữ không lời. Nếu anh ta cau mày, trạng thái chán nản, mệt mỏi khi nói chuyện về điều anh ta thích, bạn sẽ gần như chắc chắn rằng anh ta đang nói về điều anh ta không thích.
Sai lầm 15: Bạn đã giao tiếp tốt
Khi những sai lầm khác có thể được thay đổi vị trí cho nhau trong số 15 sai lầm thì sai lầm cuối cùng này không thể. Điều sai lầm mà bạn kinh nghiệm hằng ngày là nghĩ rằng mình đã giao tiếp với ai đó. George Bernard Shaw, người nhận giải Nobel năm 1925 cho Văn học, nói, “Vấn đề lớn nhất trong giao tiếp là ảo tưởng rằng nó đã diễn ra.”
Giao tiếp là một từ thông dụng mà đã bị lạm dụng quá thường xuyên. Bạn nghĩ rằng bạn chỉ cần trải qua một cuộc trò chuyện tuyệt vời, nhưng tất cả những gì đã diễn ra là một vài câu chuyện và cảm thấy hài lòng.
Bạn đã quên rằng giao tiếp tốt là: nói chuyện với logic, nói sự thật, thể hiện trí thông minh, sự thích nghi của bạn với phong cách giao tiếp của người khác, nói nhiều như bạn có thể, làm cho mọi người cảm thấy tốt, làm cho mình cảm thấy tốt, giữ cho hai bạn bình tĩnh, hoặc giải quyết một vấn đề.
Giao tiếp tốt không chỉ diễn ra khi những điều này đã xảy ra, đúng hơn, nó tạo nên sự hiểu biết rộng mở nơi mọi người đi từ cảm giác cuộc trò chuyện tốt hơn.
Thật dễ dàng đổ lỗi cho người khác đã giao tiếp kém, nhưng thực ra đó là một lời nói dối, ngăn bạn thay đổi. Bạn phải có trách nhiệm về giao tiếp trong cuộc sống của mình.
Bạn đang ý thức về 15 sai lầm trong giao tiếp mà những người khác không có cơ hội biết được. Tôi đã dành thời gian để trao nó cho bạn, giờ là lúc bạn loại bỏ chúng ra khỏi những giao tiếp hàng ngày của mình.
Chúc bạn thành công và giao tiếp hiệu quả!
- See more at: http://ima.edu.vn/sai-lam-trong-giao-tiep-ky4/#sthash.5r8zXhnw.dpuf
====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

5 bí quyết giao tiếp hiệu quả

0 nhận xét
Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để trao đổi thông tin với nhau. Cuộc sống hiện đại đã biến giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng để giúp con người thoát ra khỏi vùng bóng tối của mình, kết giao với người khác và tìm kiếm thành công.
Nhưng có một điều vì là kỹ năng cho nên cần phải được rèn luyện theo thời gian, cuộc sống bận rộn dường như làm cho con người ta quên mất những điều cơ bản. Họ trở nên lúng túng với kỹ năng căn bản nhất của mình đó là giao tiếp.
Vậy làm thế nào để tìm kiếm cách giao tiếp hiệu quả nhất?
“Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học hỏi được. Nó tương tự như cách bạn học lái xe đạp hay đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng học, bạn có thể cải thiện nhanh chóng kỹ năng quan trọng này.” Nhà văn Brian Tracy
Có 5 khía cạnh đã được tổng hợp lại từ những nghiên cứu sẽ tạo nên sự khác biệt thú vị trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của bạn. Mỗi người sẽ cảm thấy một hiệu quả tích cực nhanh chóng thông qua những biến đổi trong kinh nghiệm giao tiếp.by Loren Ekroth

1. Thể hiện sự quan tâm và tò mò về những những người bạn nói chuyện

Trong giao tiếp đối thoại, tò mò là một lợi thế nhất định. Tò mò về người khác cho thấy bạn tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện và chứng tỏ người đối diện rất thú vị. Mặt khác, nếu chúng ta có vẻ chán hay thờ ơ với người khác, họ sẽ cảm thấy mất hứng như thể là bạn đang nói “Tôi không quan tâm đến bạn. Bạn chẳng thú vị gì cả.”
Không tò mò có thể là một phiền hà trong cuộc sống. Như nhà diễn thuyết về mối quan hệ của con người và tác giả Dale Carnegie đã nói: “Một cá nhân không hề biết quan tâm đến những người thân yêu của mình là người gặp rắc rối nhất trong cuộc sống và gây ra nỗi đau lớn nhất cho người khác. Những người như vậy làm cuộc sống mất đi vẻ đẹp của mùa xuân.”
Thử hỏi những cặp vợ chồng không quan tâm, tò mò về những cảm xúc hay suy nghĩ của đối phương, hay bố mẹ chẳng để ý đến tâm tư và nội tâm của con cái. Thử hỏi những nhà quản lý nắm mọi thông tin về doanh nghiệp có để ý đến ý tưởng của nhân viên không. Chúng ta nhận thấy một kết quả: Một khoảng cách và cảm giác xa lạ với nhau.
Một tin vui là chúng ta có thể chọn cách quan tâm và tò mò về người khác Đây là một hành động chủ đích. Chẳng hạn, bạn không quan tâm đến việc thực hiện các yêu cầu của một khóa học nào đó ngay từ đầu nhưng sau đó, bạn thấy rằng không quan tâm đến vấn đề này là một tổn thất cho việc học và điểm số của mình, vì thế bạn chú ý học tốt hơn.
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Điều này cũng tương tự như sự quan tâm của chúng ta đối với người khác.
Ví dụ như một người chồng xem hôn nhân là một rắc rối và đang đối mặt với việc chia ly, thậm chí là ly dị vì anh ta ít quan tâm đến vợ. Anh ta có thể lựa chọn trở thành một người biết quan tâm đến vợ và những điều cô ấy nói. Khi anh ta thay đổi suy nghĩ và thái độ của mình, hành vi giao tiếp của anh ta cũng thay đổi theo. Anh ta bày tỏ sự gần gũi, âu yếm. Anh ta đặt ra những câu hỏi. Anh ta lắng nghe chăm chú.
Nhiều người thể hiện sự quan tâm đến bản thân mình hơn là thực sự để ý đến người khác. Khi chúng ta thể hiện sự chú ý người khác, họ sẽ bắt đầu quan tâm đến chúng ta trở lại.
Khi chúng ta có thể ý thức được hoặc không ý thức rằng bất cứ khi nào chúng ta quan tâm đến người khác, khi đó cuộc đối thoại và kinh nghiệm sống của chúng ta tựa như một cuộc phiêu lưu gặt hái được nhiều điều thú vị.

2. Cân bằng giữa việc nói chuyện và lắng nghe. Hãy luân chuyển nhau.

Những người có xu hướng hướng ngoại, nói nhiều có thể là một lợi thế vì họ lạc quan và “có thể làm nên” xã hội. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ, hay nói chuyện và nói chuyện quá nhiều có thể có hại cho bản thân và các mối quan hệ.
Các bằng chứng khoa học cho thấy cân bằng cuộc đối thoại để mọi người đều chuyển tải được thông điệp sẽ làm cho mối quan hệ xã hội được tốt hơn. Trong những cuộc nói chuyện thân mật, việc cân bằng này rất quan trọng, người nói cần kiểm soát chính mình để mình không nói quá nhiều và lấn át người khác.
Một việc khác cũng quan trọng không kém là những người ít nói cần nói lên ý kiến của mình để người nói nhiều không nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc chia sẻ ý tưởng của bạn.
Sự cân bằng trong giao tiếp cho thấy sự an toàn và công bằng và tạo ra một môi trường hỗ trợ lẫn nhau để các ý tưởng đều có cơ hội được thể hiện và lắng nghe.
Cân bằng trong việc nói chuyện không yêu cầu sự phân chia 50 – 50. Tỉ lệ 80 – 20 vẫn được xem là cân bằng vì khi mỗi người hài lòng với vai trò trong giao tiếp của mình như phỏng vấn, trình bày ý kiến. Quan trọng là mỗi bên biết nhường nhịn, quan tâm lắng nghe, nhạy cảm với đối phương và biết thời điểm tốt nhất để dừng lại.

3. Đưa ra những lời khen chân thành khi thích hợp

Một số người gặp rắc rối khi đưa ra những lời khen. Một số khác có vấn đề khi nhận những lời khen lịch thiệp. Hầu hết những khó khăn này có nguyên nhân từ trong giáo dục và văn hóa. Tất cả những thói quen cũ này đều có thể được loại bỏ và thay vào bằng những nghĩa cử lịch sự và tế nhị hơn. Điều đó sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người và người được tốt hơn.
Sự thật là những lời khen chung chung và phổ biến là không trung thực và không hiệu quả. Không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với người lớn. Trong quyển sách có bước đột phá năm 1996 “Trừng phạt bằng phần thưởng”, Alfie Kohn đã đưa ra 4 điều khi đưa ra lời khen ngợi như sau:
  • Đừng khen người khác nhưng chỉ khen những gì họ làm. Sẽ có khoảng cách giữa những gì họ nghe và những gì anh ta nghĩ về mình nếu chúng ta không đưa ra lời nhận xét rõ ràng về những điều thuộc về họ.
  • Hãy khen ngợi càng cụ thể càng tốt. Thậm chí lời khen “Thật bất ngờ về kết thúc với những gì đã xảy ra với nhân vật chính”sẽ tốt hơn câu “đó là một cuốn truyện hay”
  • Tránh khen ngợi một cách giả tạo… Một trong những triệu chứng của lời khen giả tạo là giọng điệu ngọt như đường, thánh thót và nhấn mạnh một cách không bình thường. Một người nhỏ tuổi cũng đủ biết phân biệt sự khác nhau của một niềm vui thật sự với một lời khen giả tạo, giữa một nụ cười chân thành với một nụ cười gượng gạo.
  • Tránh lời khen mang ý nghĩa cạnh tranh. Nói rằng “Bạn là người giỏi nhất lớp” (hay đối với người lớn, là trong công ty), mà hầu hết những câu này là có tác dụng không tốt…khuyến khích người khác nhìn về người đó như một đối thủ nguy hiểm. Hơn nữa, họ cho người khác thấy giá trị của họ đã bị “đánh đổ” bởi người khác. Đó là một dạng bất an
Kohn đã đưa ra kinh nghiệm của mình như một bằng chứng mạnh mẽ về điều này và khuyến khích mọi người xây dựng nội lực cho bản thân.
Trong những năm đầu đời, ông Kohn đã gặp  rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra lời khen. Nền văn hóa đã khiến ông không thoải mái với việc lời khen ngợi vì cha mẹ tin rằng những đứa trẻ sẽ hư và kiêu căng. Mặt khác, việc khó khăn khi khen ai đó còn bởi ông nhìn bạn bè như những đối thủ trong lớp học và trong các trò chơi. Ông đã cần phải trưởng thành để có thể khen ngợi những đối thủ.
Sau nhiều năm, bây giờ ông Kohn rất thích khen người khác một cách cụ thể vì đã nhận thấy những kết quả tích cực từ việc này. Khi huấn luyện những khóa học, ông đưa ra những lời khen ngợi cụ thể về những hành vi và việc làm giúp họ phát triển.
Cách đây một thời gian, một sinh viên hỏi ông: “Bất cứ khi nào em khen bạn em, cô ấy đều chống chế. Làm sao để em có thể khen hiệu quả?”
Ông Kohn chia sẻ về gợi ý của mình đối với cậu sinh viên như sau:
“Mình nghĩ kiểu tóc mới của bạn tuyệt lắm, Sally à! Ai đã cắt tóc cho bạn vậy?”
Thêm một câu hỏi ở sau luôn ngăn chặn người khác tránh lời khen vì họ đang tìm cách phản ứng lại với những câu sau.
“Bạn đọc thơ cảm động thật đấy! Bạn đã tập bao nhiêu lần thế?”
Cuối cùng, nếu bạn có xu hướng đánh lạc hướng lời khen, hãy cố gắng đón nhận chúng. Một lời cảm ơn là cách đơn giản khi bạn nhận lời khen từ ai đó.
Sau khi bạn đã cố gắng bên bàn bi da và ghi được điểm số rất cao, từ chối lời khen không thích hợp chút nào cả. Cũng chẳng phù hợp khi những ngôi sao bóng đá người đã tung những cú sút tuyệt đẹp để ghi bàn thắng cho đội mình lại nói “Không phải tôi, nó được tạo nên bởi những người khác trong đội.”
Khi bạn nhận được lời khen chân thật, hãy thừa nhận nó.

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/