Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Đội mũ bảo hiểm rởm không đạt chuẩn có bị phạt tiền ?

0 nhận xét
Đội mũ bảo hiểm rởm không đạt chuẩn có bị phạt tiền ?
Đội mũ bảo hiểm rởm không đạt chuẩn có bị phạt tiền ? Đội mũ bảo hiểm rởm có bị phạt tiền ? Đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng có bị phạt tiền . Mũ bảo hiểm như thế nào là đạt chuẩn để không bị phạt ?
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 1/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận một loạt khúc mắc, băn khoăn xung quanh quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm”.

Câu hỏi đầu tiên, lực lượng chức năng có quyền xử phạt đã được trang bị kiến thức đủ để phân biệt mũ thật hay giả, tốt hay kém chất lượng? Sau nữa là thắc mắc việc xử phạt trên đường sẽ thế nào, người dân nộp tiền trực tiếp hay phải đến kho bạc. Người nộp tiền phạt xong có bị thu giữ mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, nếu có thì thủ tục thu giữ tài sản này như thế nào?

Vấn đề khác đặt ra là công tác quản lý sản xuất như thế nào để người dân ra đường có thể mua được mũ tốt, không mua phải mũ "dỏm"?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đáp, trong phiên họp tháng 6, Chính phủ có bàn về quy định bắt đầu áp dụng từ ngày hôm nay, 1/7 này và thống nhất, chỉ xử phạt người tham gia giao thông về 2 hành vi không tuân thủ quy định về đội mũ bảo hiểm là hành vi không đội mũhành vi không cài quai mũ khi đội (theo Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, nhà nước muốn bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân một cách đầy đủ nhưng ở thời điểm này chỉ xử phạt ở 2 hành vi quy định trong Nghị định 71. Còn việc xử lý mũ giả, kém chất lượng là vấn đề khác, sẽ xem xét ở khía cạnh khác.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhận định, phạt người đội mũ bảo hiểm cũng chỉ là xử lý phần ngọn còn gốc của vấn đề chính là người sản xuất, kinh doanh, bán sản phẩm ra thị trường. Thực ra để ràng buộc trách nhiệm với người tiêu dùng để mỗi người phải biết bản thân mua, dùng những sản phẩm như thế nào, cơ quan chức năng cũng tính tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá về việc mũ bảo hiểm phải dán nhãn, mác tiêu chuẩn hợp quy…

Bài viết bạn có thể quan tâm ==> Đội mũ bảo hiểm rởm có bị phạt tiền ?

Luật sư Nguyễn Tiến Trung - Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

Luật sư Nguyễn Tiến Trung. Đội mũ bảo hiểm rởm không đạt chuẩn có bị phạt tiền ?
Luật sư Nguyễn Tiến Trung.

- Theo nội dung kế hoạch thì bắt đầu từ ngày 1/7/2014, lực lượng chức năng sẽ xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

Hình thức xử phạt được xác định căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Tuy nhiên, đối chiếu với Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì chỉ có quy định tại  điểm i, k khoản 3 Điều 6, điểm d điểm đ khoản 4 Điều 8 có quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông mà không hề có quy định nào quy định về việc người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn (mũ bảo hiểm không đủ ba thành phần là vỏ mũ – đệm hấp thụ xung đông bên trong – quai mũ).

- Hiện tại, chưa có thông tư hướng dẫn hay sửa đổi, bổ sung nghị định 171/2013/NĐ-CP nên cảnh sát giao thông chưa có căn cứ để xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mọi trường hợp xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mũ “không phải mũ bảo hiểm” là trái quy định của pháp luật.

- Theo quy định hiện hành, người tham gia giao thông chỉ bị xử phạt với hai lỗi đã được quy định tại NĐ 171/2013/NĐ-CP là không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm nào?

0 nhận xét
Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm nào?
Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm nào? Cách xử lý khi gặp cảnh sát cơ động để tránh bị moi tiền. CSCD có quyền sử phại không gương, không xin nhan, bật đèn chiếu sáng không.CSCĐ được xử phạt những vi phạm nào với xe máy? CSCĐ có quyền xử lý những vi phạm giao thông nào?

Bài viết này mình cũng vừa đọc được trên mạng thôi , chia sẻ cho những ai cần biết và hiểu rõ về luật hơn để tránh một số trường hợp công an biến chất "con sâu làm giàu nồi canh" . Các bạn thấy hay có thể chia sẻ cho mọi người cũng biết

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm nào?

Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau:

- Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ,

Theo đó, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử lý những hành vi sai phạm sau:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.

- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.

- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông...

Tuy nhiên, cảnh sát cơ động vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

Những điều cần biết khi gặp công an giao thông và cơ động

Những điều có thể bạn chưa biết về thông tư 27 BCA có thể giúp ích rất nhiều cho các bác khi đi trên đường đấy...

- Khi CSGT yêu các bác dừng xe thì việc đầu tiên phải chào bạn theo điều lệ của nghành và sẽ xảy ra các TH sau ạ:
- CSGT yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ xe
- Điều đầu tiên bạn nên hỏi xem bạn pham lỗi gì chứ không nên đưa ngay giấy tờ xe (đây la làm theo đúng luật - thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ chứ không phải là cải cùn và chống người thi hành công vụ nhé)

Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không tìm ra được lỗi vi phạm. CSGT tiếp tục đòi được kiểm tra hành chính thông thường.

* Căn cứ: Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11))

*Theo thông tư 27, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Giải pháp: Nếu CSGT không đưa ra bằng chứng hoặc không chứng minh được bạn có lỗi, cũng như không xuất trình được bất cứ cứ văn bản quyết định nào thuộc 1 trong 3 cái gạch đầu dòng giữa, thì bạn không có nghĩa vụ xuất trình giấy tờ vì CSGT không đủ điều kiện để kiểm tra hành chính bạn.

Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.

* Căn cứ: Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định:

- Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.

Giải pháp: 1. Ngay cả khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, bạn không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Mức phạt thấp nhất được Luật quy định dành cho lỗi vượt quá tốc độ tối đa là 300k-500k với khoảng vượt từ 5km/h đến 10km/h (Nghị định 34).

2. Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được phép kiểm tra giấy tờ bạn. Vẫn lằng nhằng đòi “Kiểm tra hành chính thông thường” thì áp dụng Trường hợp
- Trời còn sáng nên không cần bật đèn:
Thực tế là Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời mùa hè đến 7 rưỡi mới tối. Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha – còn đèn chiếu gần là cos). Phạm một trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 200k – 400k (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP)

* TH bắt lỗi đè vạch liền các bác cũng áp dụng như trên nhé !
* Về cảnh sát cơ động thì theo mình tim hiểu thì sau 22h mới đc phép kiểm tra hành chính (với cái câu là có dấu hiệu tình nghi yêu cấu kiểm tra hành chính nếu bạn ko phạm lỗi gì), có 1 vài điểm mình biết là CSCĐ ko đủ quyền hạn phạt xe không gương, không xin nhan (cái này đang tìm hiểu thêm)
* Đây chỉ là mình áp dụng luật chứ không phải tự nghĩ ra và chống đối pháp luật nhé ! (sống học tập theo pháp luât mà)

Nếu thấy hay thì SHARE cho bạn bè các bạn đọc nhé  (cẩn thận hơn nên copy ra 1 bản  )

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn