Tác dụng của Cây Lược Vàng trong làm thuốc trị bệnh. Tác dụng của cây lược vàng trong y học là gì. Cách chữa bệnh bằng Cây Lược Vàng. Cây lược vàng chữa được những bệnh gì . Cây lược vàng có phải là thần dược . Cây lược vàng có hại gì . Cây lược vàng có chữa được ung thư. Tác hại của cây lược vàng. Cây lược vàng chữa viêm họng. Cách chữa bệnh bằng Cây Lược Vàng. Cách ngâm rượu Cây Lược VàngTác dụng của Cây Lược Vàng trong làm thuốc trị bệnhCây lược vàng (còn gọi là lan vòi) là cây thuộc họ thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng còn là một loại cây cảnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh.Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Cây lược vàng là loại dược liệu khá an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao.Cây lược vàng được phát hiện về tác dụng chữa bệnh đầu tiên tại Mehico, về sau những tin tức về khả năng thần kỳ của nó được truyền bá sang Nga, và thật sự tại Nga lược vàng mới được trọng dụng như 1 thần dược, đã có rất nhiều báo cáo khoa học và các tài liệu lâm sàng về thành phần hoạt chất sinh học, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng ra đời tại đất nước này.Một số tác dụng nổi trội của cây lược vàng- Cây Lược Vàng có tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
- Cây Lược Vàng có tác dụng tăng cường miễn dịch.
- Cây Lược Vàng có tác dụng chống ôxy hóa.
- Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, các khối u ác tính.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàngchứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ:- Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính.
- Chất phytosterol trong cây Lược Vàng có tác dụng chống xơ cứng và kháng ung thư.
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG CHỮA BỆNHĐặt cạnh bệnh nhân: Cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Dạng dầu:-
Cách 1: Lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
-
Cách 2: Cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát.
Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:- Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2:3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng.
- Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý: Nên chọn những cây có ít nhất 9-10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Hướng dẫn chữa bệnh từ Cây Lược Vàng1/ Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư bao tử- 50gr lá cây lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) +1 giọt mật gấu. Ăn sống ngày 1 lần lúc đói no đều được (đói tốt hơn), liên tục 1 tháng là khỏi bệnh.
2/ 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống trị mất ngủ, đái tháo đường, đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính, viêm ống dẫn mật, sỏi mật (dạng bùn), ngộ độc thức ăn, ho do viêm phế quản lâu ngày, do viêm họng, bệnh vảy nến, làm sáng mắt, bệnh bạch cầu, chứng cảm mạo phong hàn.
- Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày uống tiếp. Thời gian sử dụng 1 tháng.
3/ Nhai nát 1 lá tươi vào buổi trưa sau khi ăn liên tục 5 ngày chữa:- Đau đầu do thần kinh yếu.
- 5 ngày liên tục buổi sáng sau khi ăn sáng chữa sài đẹn ở con nít.
- Đắp 1 lần 10 – 20 phút lên vết bị bầm tím tan máu bầm.
4/ Ngâm rượu: 100gr lá tươi + đốt + mắt + 0,5 lít rượu trắng chữa phù thũng, bệnh mộng du, mất ngủ, táo bón, u nang buồng trứng, rối lọan tiền đình, cảm mạo phong hàn, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, kém trí nhớ (bệnh down), thần kinh phân lập (điên khùng do mất trí thông minh không phải bệnh do tà nhập), đục thủy tinh thể ở người già, ngủ thấy ác mộng do yếu thần kinh, vôi hóa đốt sống, đau khớp, nhức mỏi, suy nhược thần kinh, sỏi mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc cấp, sạn thận, xơ gan cổ trướng, no hơi ăn không tiêu.
Lưu ý: mục 4 ngày uống 2 lần sau khi ăn, lần 1 muỗng canh, chỉ dùng liên tục 1 tháng vì tính hàn của thuốc. Nếu chưa hết bệnh phải dừng sử dụng thuốc 1 tháng sau đó mới uống tiếp.
5/ Cách ngâm rượu Câu Lược Vàng: 50 gr cây màng màng (bòng bong) + 150gr lá tươi ngâm với 1 lít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa ung thư (ác tính) bạch cầu, sài đẹn, mộng du, ngủ mơ thấy ác mộng, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn, xơ gan cổ trướng, dái nước, giang mai.
Cách dùng như sau: Uống 10cc (khoảng 1 muỗng canh/ lần) / 2 lần / ngày cho mỗi loại bệnh liên tục 10 ngày .
Lưu ý: kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn nên ăn trái cây có nhiều dương như: dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo tàu khô (táo đỏ), khổ qua, mãng cầu ta, rau muống, canh mùng tơi nấu nấm rơm, yaourt, sữa chua (kefir).
6/ 2 lá lược vàng + 7 – 9 lá mùng tơi (nam 7 lá nữ 9 lá) giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (hoặc ăn cả bã cũng tốt) vào buổi tối sau khi ăn liên tục 5 – 10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vượng, viêm gan siêu vi A,B,C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng, chống viêm loét ngoài da, ngủ thấy ác mộng do thần kinh yếu, chứng ra mồ hôi chân tay ở người lớn và đổ mồ hôi trộm ở trẻ em, đau đầu do yếu thần kinh, parkinson (chứng rung tay chân ở người già và người lớn dâm dục quá độ), đầy hơi ăn không tiêu. Riêng viêm gan siêu vi B,C phải dùng liên tục 1 tháng.
7/ 2 lá lược vàng + 10gr rau om (rau ngổ) tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (hoặc ăn cả bã cũng tốt) vào buổi sáng sau khi ăn liên tục 5 – 10 ngày trị các bệnh đầy hơi ăn không tiêu, nám da do gan nóng, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng ở người mới ốm dậy, tiêu mỡ ở người mắc bệnh béo phì, sài đẹn ở trẻ em, chứng mất ngủ ở người già, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, gan nhiễm mỡ, hiếm muộn, máu nhiễm mỡ, cận thị, yếu sinh lý, xuất tinh sớm. Riêng các bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ phải dùng liên tục 1 tháng, nếu chưa hết bệnh ngưng uống 1 tháng rồi mới sử dụng tiếp tục cho đến lần thứ 3 là hết bệnh.
Lưu ý: kiêng ăn hải sản tôm cua mực, thịt bò.
8/ 2 lá lược vàng + 10gr bạc hà (rọc mùng) tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (có thể ăn cả bã lược vàng cũng tốt) vào buổi sáng sau khi ăn liên tục 10 – 15 ngày trị các bệnh đầy hơi ăn không tiêu, mất ngủ, ngủ thấy ác mộng do yếu thần kinh, khan tắc tiếng do cảm phong hàn, chứng điên khùng do thần kinh phân lập (không phải do tà nhập) - chỉ bớt bệnh điên khùng chứ không thể khỏi hẳn, rối loạn tiền đình, mộng du, đau đầu do yếu thần kinh, bổ thần kinh dẫn đến ngủ ngon đối với người già, ngủ nói lảm nhảm do yếu thần kinh.
9/ Một số nhận xét về tài liệu chỉ dẫn cách sử dụng cây lược vàng:- Ngâm lá cây lược vàng với rượu thì tốt, nhưng ngậm rượu lá cây lược vàng thì “mùng màn méo” (méo mặt vì men răng bị mòn do lớp men tác dụng tốt với axít có trong rượu thuốc).
- Đun nấu (việc hãm lá lược vàng như hãm trà (chè) xanh) làm “méo” (giảm) tính chất của thuốc.
- Ngâm rượu ngắn ngày (15 ngày) như tài liệu nói trên chưa đủ thời gian để thuốc phát huy hết tác dụng có trong lá cây, chồi, mắt, mặt khác rượu chưa phân hủy hết men có thể gây hại do men rượu.
- Sử dụng bài thuốc như tài liệu hướng dẫn dài ngày (liên tục như tác giả trình bày) gây cảm mạo phong hàn do tính hàn (mát) của cây thuốc.
- Nhai lá tươi như theo tài liệu hướng dẫn có thể gây ngứa miệng, ngứa chân tay. Muốn tránh bị ngứa nên vò nát trước khi ăn.
- Cây lược vàng chỉ có thể có tác dụng chữa một số bệnh như Thầy chỉ dạy trong 8 bài thuốc nói trên chứ không phải chữa bá bệnh.
Kết quả nghiên cứu từ phía nhà khoa học tại Việt Nam- Để đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học của nhân dân về khả năng sử dụng làm thuốc của cây lược vàng, tháng 9/2009, Bộ Y tế đã giao cho Viện Dược liệu chủ trì và TSKH. Nguyễn Minh Khởi làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods.” với mục tiêu đánh giá được độc tính cấp, bán trường diễn và một số tác dụng sinh học của lá và thân bò lược vàng. Sau 12 tháng thực hiện, đề tài đã được nghiệm thu cơ sở ngày 24/09/2010 và nghiệm thu chính thức ngày 04/01/2011. Kết quả của đề tài đã được công bố trên Tạp chí dược liệu, Hội nghị Khoa học lần thứ 11 của Viện Dược liệu (18/4/2011) và Hội nghị quốc tế Mékong Santé lần thứ 3 (10-12/5/2012).
- Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã giám định tên khoa học của các mẫu nghiên cứu thu tại Thanh Hóa, Hà Nội và Bắc Giang là Callisia fragrans (Lindl.) Woods., họ Commelinaceae (Thài lài). Các mẫu thử độc tính và tác dụng sinh học đã được điều chế theo cách gần tương tự như cách chế biến và sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân. Liều thử các tác dụng dược lý trên động vật được tính dựa trên các liều hiện đang được sử dụng cho người: 30-120g (2-6 lá tươi)/ngày hoặc 6-24g (1-4 đốt) thân bò/ngày. Các thử nghiệm về độc tính và tác dụng sinh học đã được thực hiện tại Khoa Dược lý – Sinh hóa, Viện Dược liệu, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Tế bào – mô – phôi và lý sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.
- Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng có thể tóm tắt như sau:
- Lá và thân bò lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.
- Lược vàng có 3 tác dụng khá nổi trội:+ Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)
+ Tác dụng tăng cường miễn dịch
+ Tác dụng chống oxy hóa
Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
-
Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp trên thực nghiệm và không có tác dụng trên hoạt tính của 2 enzym: xanthine oxidase (gây tăng acid uric) và lypoxygenase (xúc tác quá trình oxy hóa trong cơ thể).
Các bài báo về kết quả nghiên cứu cây lược vàng đã công bố:1. Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Minh Khởi (2008), Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods., Tạp chí Dược liệu, Tập 13, số 6, tr. 276-279.
2. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 50-57.
3. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Độc tính cấp và bán trường diễn của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 38-44.
4. Hoàng Thị Diệu Hương, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Nguyễn Minh Khởi (2011), Thành phần hóa học của thân bồ lược vàng, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 310-314.
5. Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Tác dụng kích thích miễn dịch của lá và thân bồ lược vàng trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 282-288.
6. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Nghiên cứu độc tính và tác dụng sinh học của cây lược vàng, Công trình nghiên cứu khoa học Viện Dược liệu 2006-2011, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 233-241.