Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Thành công – người không chấp nhận sống an phận

0 nhận xét
Là một sinh viên đến từ Đăk Nông-Đăk Lăk, bố mẹ không thể hỗ trợ về vật chất, sau khi tốt nghiệp đại học với hai bàn tay trắng lập nghiệp ở thủ đô, bạn phải làm gì để sau sáu năm có nhà riêng trị giá 6 tỷ VND, có ôtô trị giá 2 tỷ VND, có công việc đem lại thu nhập đều đặn hàng tháng 300 triệu VND, có một hướng kinh doanh nhiều hứa hẹn? Cách làm giàu gần gũi với số đông của chị Phạm Ngọc Hương sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa trên.

Chị Phạm Ngọc Hương, chủ quán nhẩm trà fast food Omely Dimsum tại Trung tâm Thương mại Parkson, Hà Nội
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Nữ doanh nhân từng bị đuổi việc

0 nhận xét












  • 0
     
    Share





    •  0Share
    • Tháng 1/2001, Betsy Fein bị sa thải khi là giám đốc nhân sự cho một công ty ở Maryland. Thay vì xin vào công ty khác bà nhân cơ hội này quyết định theo đuổi ước mơ tự làm chủ.

      Betsy đã nói: “Tôi muốn làm một công việc linh hoạt, tự do, để có nhiều thời gian dành cho con cái hơn và được tận hưởng cảm giác hào hứng khi bắt đầu một cái mới, những điều này tôi không thể có được nếu đi làm thuê.”
      Nhờ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng bà hiện đang là chủ tịch của Clutterbusters có trang web http://www.clutterbusters.net , một trong những công ty làm dịch vụ sắp xếp nhà cửa hàng đầu.
      Betsy rất có năng khiếu sắp xếp nhà cửa. Hơn nữa bà cũng nhận thấy nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ này từ bạn bè, những người bà quen biết. Đầu óc nhạy bén đã cho bà một quyết định đúng đắn là tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này.
      Xem thêm Trước khi là doanh nhân, tôi là một người vợ
      Điều đầu tiên bà làm là đi khảo sát để nghiên cứu nhu cầu trên thị trường Maryland. Sau khi tìm ra được những con số và kế hoạch hành động, Betsy bắt đầu gây dựng “đứa con tinh thần” vào tháng 3 năm 2002.
      Trong quá trình điều hành doanh nghiệp bà đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đầu tiên chính là nguồn vốn quá ít ỏi. “Tôi đã phải bắt đầu với một số tiền chỉ có 5000 đô la,” bà nói. “Thực sự đã có những lúc tôi muốn nhảy lầu tự tử nhưng chồng tôi đã động viên tôi tiếp tục.” Ngoài ra còn có một số khó khăn khác như: xác định giá cả thế nào cho chính xác (nhiều khi xác định một cái giá quá thấp vì không ước lượng đúng thời gian để hoàn thành công việc).
      Điều quan trọng nhất bà rút ra được khi điều hành thành công một công ty là: “Nếu bạn làm được thì người khác cũng làm được.” Bà còn nói rằng: ngoài công việc kinh doanh bạn cũng cần dành thời gian cho những thú vui chơi, giải trí khác. Đừng lúc nào cũng chỉ nói đến công việc.”
      Bà nói thêm: “Nếu muốn kinh doanh giỏi bạn không thể chỉ làm việc 8 tiếng một ngày. Bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn nhưng những gì bạn thu về cũng nhiều hơn rất nhiều. Nếu bạn tin vào chính bản thân mình và tiếp thu ý kiến phản hồi của người khác một cách tích cực thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
      Trong kinh doanh bạn cần phải tìm cho mình một người đồng hành thích hợp. Hơn nữa các bạn cũng cần nhớ rằng khi bắt đầu một công việc kinh doanh đôi khi bạn phải mất từ 1 đến hai năm đầu để tạo dựng mà chưa thu được lợi nhuận gì. Cho dù như vậy cũng đừng bỏ cuộc. Nếu kiên trì, chắc chắn bạn sẽ thành công.”
      Bà cũng cho rằng cách để quảng cáo tốt nhất là giữ uy tín với khách hàng về giá cả, chất lượng dịch vụ, …
      Xem thêm Từ con gái người thợ mỏ tới tỷ phú giàu nhất nước Úc
      Theo Suctrevietnam

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Trước khi là doanh nhân, tôi là một người vợ

      0 nhận xét
      Là một trong 92 doanh nhân điển hình năm 2006 với nhiều thành tích kinh doanh vượt trội, chị Lai Kim, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân, đã chứng minh rằng làm giàu trên đất Việt không khó.
      Sự tự tin ẩn sau đôi mắt một mí đặc trưng của người Hoa, dễ khiến người đối diện có cảm giác rằng đây là người phụ nữ có khả năng chu toàn mọi việc
      Trước khi gặp được chị Lai Kim, “thủ tục đầu tiên” mà tôi phải thực hiện là tiếp chuyện với chồng chị, anh Đỗ Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bình Tân.
      Không phải vì anh chuyên quyền, gia trưởng như hình ảnh quen thuộc của các đấng phu quân trong gia đình người Hoa mà chỉ vì chị Lai Kim là một người rất kiệm lời khi nói về bản thân.
      “Trước khi là doanh nhân, tôi là một người vợ”
      Chị Lai Kim vẫn thường tự giới thiệu bằng những từ ngữ khiêm tốn như vậy. Xuất thân trong một gia đình thầy thuốc người Hoa, từ nhỏ, chị đã được giáo dục theo kiểu mẫu của một cô gái Trung Hoa truyền thống.
      Tuy nhiên, may mắn, gia đình chị không có cái nhìn trọng nam, khinh nữ nên Lai Kim có điều kiện tham gia nhiều công tác xã hội. Sau 3 năm đứng trên bục giảng trường cấp 2 Phạm Văn Hai, Q.11- TPHCM, chị theo chồng, cũng là người bạn thân thiết suốt những năm cắp sách đến trường, chung tay gầy dựng lại cơ nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo… mà mẹ mình đã kinh doanh
      Giã từ bảng đen, phấn trắng nhưng trong chị tình yêu dành cho trẻ thơ vẫn nguyên vẹn. Những lần đi công tác nước ngoài, nhìn trang phục dành cho trẻ em nơi xứ người nhiều và đẹp mắt, chị thích mê nên lần nào cũng mua quần áo về làm quà.
      Gom góp số vốn tích cóp từ những ngày làm việc tại công ty gia đình, cùng với sự hỗ trợ của chồng, chị quyết định mở một công ty dệt may các sản phẩm dành cho “thượng đế nhí”.
      Đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng nên công việc của chị khá thuận lợi. Lai Kim lại mạnh dạn tìm đường đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Nhờ những họa tiết thêu tay tinh xảo của Việt Nam, các sản phẩm của chị nhanh chóng được thị trường thế giới chấp nhận.
      Vừa đảm đương công việc của mình, chị Lai Kim còn chung vai gánh với chồng điều hành Công ty TNHH Bình Tân. Chị khoe: “Có ông xã đứng phía sau, tôi tự tin hơn rất nhiều”.
      Đánh giá sự phát triển của thị trường Việt Nam, chị tỏ ra rất tự tin: “Điều kiện kinh tế, nhân công và các chính sách hỗ trợ ngày một nhiều cho thấy, việc làm giàu của cộng đồng người Hoa trên đất Việt là không khó. Chỉ cần cố gắng và nắm bắt được thị trường, bất cứ ai cũng có thể thành công”.
      Sợ lạc hậu vì không cố gắng.- Đã bước vào tuổi tứ tuần, nhưng đối với Lai Kim, chị vẫn nỗ lực để tự bổ khuyết cho mình. Mỗi sáng, chị cố gắng dậy sớm hơn 1 giờ, ngồi vào bàn làm việc, gò mình học từng từ vựng Anh ngữ. “Giới trẻ bây giờ năng động lắm, tôi không muốn mình tụt hậu vì thế phải cố gắng”- chị nói.
      Những năm đầu mở rộng quy mô, đưa sản phẩm Nhật Tân ra thị trường nước ngoài, chị gặp không ít lần khốn đốn. Nhân công tăng, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nên hàng loạt hợp đồng xuất khẩu đã không thể hoàn thành.
      Trong khó khăn, chị không ngừng động viên mình, động viên đồng nghiệp cố gắng đẩy mạnh sản xuất cho kịp tiến độ, khắc phục những sai sót trong sản xuất. Giai đoạn đó, không ít lần, Lai Kim đã phải đích thân đàm phán, nhận khuyết điểm với đối tác để tìm sự cảm thông. Chị nhớ lại: “Sự chân thành trong kinh doanh lúc ấy đã khiến cho các đối tác hiểu và cho chúng tôi cơ hội để khắc phục sai lầm”.
      Bài học trong những ngày khó khăn ấy đã giúp chị vững bước hơn trong công việc điều hành. Nắm được đặc trưng của ngành dệt may là sự bất ổn định của nhân công, chị Lai Kim đã có nhiều chính sách chăm sóc để công nhân ổn định đời sống. “Xích lại gần công nhân” là bí quyết để người phụ nữ này quản lý được hơn 800 con người của 16 chuyền sản xuất.
      Trái tim người mẹ
      Trên vai oằn gánh nặng, một bên là trọng trách điều hành cả hai công ty lớn Nhật Tân – Bình Tân, một bên là việc quán xuyến gia đình, dạy dỗ các con, tưởng chừng đã là quá sức đối với một người phụ nữ.
      Vậy mà, chị Lai Kim vẫn sắp xếp được thời gian để làm công tác xã hội. Bên cạnh nhiệm vụ chi hội trưởng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP chị còn triển khai chương trình heo đất từ thiện với sự tham gia của hầu hết cán bộ công nhân viên. Chị bộc bạch: “Tôi muốn việc làm từ thiện không chỉ là việc riêng cá nhân mà là hành động của toàn xã hội”.
      Khi đến thăm mái ấm của chị, ai cũng thấy được sự vén khéo của bàn tay người phụ nữ. Từng bức ảnh, từng lá thư của những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… từ trước đến nay đều được chị lưu giữ cẩn thận.
      Theo Lao động

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Ý tưởng làm giàu từ giấy vụn

      0 nhận xét
      Có nhiều người luôn mơ giấc mơ Mỹ, được sống và định cư ở nơi có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Nhưng vẫn có những người đánh đổi để thực hiện ý tưởng kinh doanh và đam mê của mình. Hãy cùng khám phá câu chuyện thành công với ý tưởng kinh doanh khiến ai cũng phải lắc đầu khi từ bỏ giấc mơ Mỹ.
      Chưa kịp mừng vì con trai được nhận vào làm ở công ty tài chính Merrill (Mỹ) với mức lương 50.000 USD/năm thì đột ngột bố mẹ Phan Ngọc Minh nhận được tin: “Con sẽ trở về nước mở một công ty kinh doanh… giấy vụn!”.
      Câu chuyện thành công – Ý tưởng kinh doanh từ giấy vụn
      Đó là một buổi tối mùa đông năm 2000, Minh mới bước sang tuổi 22 và vừa tốt nghiệp loại xuất sắc khoa quản trị kinh doanh ở Đại học Tổng hợp Virginia danh tiếng được ba tháng…
      “Cuối đường hầm là ánh sáng!”
      Ý tưởng kinh doanh những sản phẩm làm từ giấy vụn của Minh xuất hiện tình cờ khi anh trông thấy hàng trăm khách du lịch vây quanh một bức thiệp giấy ngả vàng giữa Bảo tàng New York (Mỹ). Tò mò, những buổi chiều sau đó Minh cứ quanh quẩn cái “vật lạ” ấy và tìm hiểu tại sao nó lại thu hút các du khách đến thế.
      “Mãi rồi cũng hiểu ra rằng nhiều người nước ngoài thích đồ kỷ niệm làm thủ công khéo léo và tinh tế” – Minh kể. Anh thử khảo sát thị trường đồ thủ công các nước và phát hiện: người Anh mỗi năm bỏ ra 3 tỉ USD để mua bưu thiếp trong các dịp lễ tết. Ở Mỹ, Úc, Nhật… con số cũng tương tự. Hơn một tuần sau Minh bỏ việc và đưa ra một quyết định…
      anh-sang-cuoi-duong-ham-ima
      “Đó là một quyết định khó khăn nhưng không liều lĩnh – Minh nhớ lại – Chẳng dễ dàng khi từ bỏ một công việc ổn định với mức lương cao để dấn thân vào công việc kinh doanh đầy bất trắc. Nhưng không thử thì làm sao biết mình đang đứng ở đâu”.
      Không vội vàng, chàng trai gốc Hà thành đi học thêm sáu tháng chuyên ngành kinh doanh các sản phẩm mang tính nghệ thuật ở Đại học Harvard. Trên đường về nước, trong cả giấc ngủ chập chờn Minh vẫn nghĩ đến những mảnh giấy vụn sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu trong tương lai.
      Suốt sáu tháng sau, Minh giam mình trong phòng mày mò cắt, dán, vẽ, làm thử những tấm bưu thiếp từ giấy vụn. “Nhật, Trung Quốc đã có những sản phẩm thủ công từ cách gấp hay cắt giấy. Muốn bán được thì mình phải làm khác đi” – Minh tự nhủ. “Những ngày ấy, mình như đang đi dưới đường hầm và dò dẫm lối ra. Càng đi càng sâu hun hút, càng đi…”, Minh kể.
      Thế rồi ánh sáng lộ ra ở phía cuối đường hầm. Linh Đăng – người bạn thân thời phổ thông, tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế – giúp Minh một tay khi sáng tạo thành công những mẫu bưu thiếp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Năm 2003, Công ty TNHH Nhật Nguyệt (Sun & Moon) của Minh ra đời.
      Thổi hồn vào giấy
      Cuối năm 2003, có trong tay những sản phẩm đầu tiên, Minh mạnh dạn đem chào hàng ở hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tại San Francisco. Điều bất ngờ đã xảy ra: hơn 500 tấm thiệp làm từ giấy vụn (giá 1 USD/tấm) hết veo trong một ngày.
      Lục tìm trên mạng, Minh có trong tay danh sách 2.000 công ty chuyên kinh doanh bưu thiếp và quà tặng từ giấy. Gửi đi 2.000 email kèm mẫu sản phẩm và đơn chào hàng, chờ đợi hằng tháng nhưng chỉ nhận được câu trả lời từ 30 công ty. “Họ nói rất thích những tấm thiệp tinh tế và khéo léo được làm thủ công từ giấy. Nhưng họ hỏi liệu có cạnh tranh được với những mặt hàng cũ không?” – Minh kể.
      Lập tức, Minh gửi email trả lời 30 thư để rồi nhận được… một đơn đặt hàng trị giá 1.000 USD từ một công ty ở Anh. Lô hàng xuất khẩu bưu thiếp từ giấy vụn đầu tiên của Minh tìm được khách hàng. Hàng bán nhanh gấp đôi các loại thiệp khác, đối tác của Minh gật gù: “Anh sẽ nhận thêm các đơn đặt hàng khác chứ?”.
      Các sản phẩm từ giấy vụn của Minh ngày càng đa dạng, từ bưu thiếp đến tranh treo tường hay những vật dụng tinh xảo như hộp đựng trà, đựng thuốc. Có những sản phẩm phức tạp gồm rất nhiều chi tiết giấy ghép lại. Thị trường cũng dần rộng hơn, khách hàng từ châu Âu như Anh, Đức hay châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tìm đến với những đơn đặt hàng lớn.
      Nhiều khách hàng nhận xét: “Những sản phẩm từ giấy vụn vừa đẹp vừa rẻ lại mang sự tài hoa và có hồn của người làm ra chúng”. Xưởng sản xuất của Minh ở Phú Xuyên (Hà Tây) luôn có 150 người làm, lúc nào cũng rộn ràng khách đến…
      Theo Tuổi Trẻ

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Tổng giám đốc công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam

      0 nhận xét


      Trước khi được biết đến với tư cách là giám đốc công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, ông Nguyễn Thành Nam (Tổng Giám đốc FPT) là người làm phần mềm làm những điều “ngớ ngẩn” nhất, kỳ quặc nhất…


      1/ Vào thời điểm hầu như rất ít người biết đến Internet ở Việt Nam, ông Nguyễn Thành Nam từng đưa ra ý tưởng mở một quán café Internet với tên gọi Emotion Café. Lúc đó, ở Hà Nội chưa có quán café Internet nào. Ông Nam kêu gọi bạn bè đóng cổ phần, rồi hợp tác với một ông chủ quán café.
      Lần đầu tiên tại Hà Nội, các khách hàng có thể vừa uống café, vừa truy cập Internet. Thế nhưng, quán café mở ra chẳng có mấy khách, khách đến uống café cũng chẳng hiểu Internet là cái gì… Kết quả là ông Nam và những người bạn góp vốn mất một mớ tiền (khi ông Nam còn nghèo rớt mùng tơi).
      Năm 1997, khi đang phụ trách bộ phận làm phần mềm của FPT, ông Nam đột nhiên nghỉ việc đi… chơi. Một người bạn của ông Nam tại FPT cho biết: “Trong lúc mọi người đang thấy tốt đẹp, công việc kinh doanh đang trôi chảy thì anh ấy bảo: Không, nói chung như thế là không được, phải làm mới chứ thế này thì chết. Rồi anh Nam xin nghỉ việc hoàn toàn một thời gian để đi ngó nghiêng xem thiên hạ làm cái gì để tìm ý tưởng mới cho công việc của mình”.
      Trên thực tế, ngoài việc đi ngó nghiêng xem các công ty khác đang làm gì, ông Nam cũng thử nộp đơn xin việc tại 1 – 2 công ty nhưng… không được nhận. Và kết quả của thời gian đi chơi đó khi ông Nam quay về làm việc tại FPT là sẽ đi xuất khẩu phần mềm.
      2/ Trở thành đội trưởng đội xuất khẩu phần mềm FPT, trung tâm xuất khẩu phần mềm của ông Nam có công việc hàng ngày là… học và họp bằng tiếng Anh. Lý do là đi làm xuất khẩu phần mềm nhưng tiếng Anh của cả đội còn… phọt phẹt.
      Khi đội xuất khẩu phần mềm FPT may mắn vớ được một khách hàng và làm được hợp đồng đầu tiên, thu được tiền, cả ông Nam lẫn một số lãnh đạo cấp cao FPT lúc đó tuyên bố như thể sự nghiệp phần mềm của FPT sắp… bay lên trời.
      Năm 2000, khi chính thức tuyên bố thành lập công ty phần mềm tại Mỹ, ông Trương Gia Bình, ông Nguyễn Thành Nam cùng tuyên bố giấc mơ sẽ trở thành “Nhất thế giới” về phần mềm, về cuộc “trường chinh” đi lấy tiền Tây… Sau những tuyên bố “bom nguyên tử” đó là một quả bom xịt: Công ty phần mềm của FPT tại Mỹ chẳng tìm được khách hàng nào, ốm dặt dẹo rồi… chết yểu.
      Không tìm thấy đường đi, ông Nam quyết định tìm “thuốc Tây”. Martin Geiger – một chuyên gia tư vấn của Paramarketing (một hãng tư vấn chiến lược phát triển thị trường của Mỹ) được FPT thuê với mức lương cực cao.
      Thế nhưng, sau hơn một năm làm việc, toàn bộ doanh số phần mềm của FPT chẳng đủ để trả lương cho Martin Geiger mà sự nghiệp xuất khẩu phần mềm của FPT vẫn loanh quanh, luẩn quẩn.
      Ông Nguyễn Thành Nam và những thành viên chủ chốt của FPT vẫn ủng hộ xuất khẩu phần mềm đứng trước những áp lực cực lớn của cả trong lẫn ngoài FPT. “Ném tiền qua cửa sổ”, “ấu trĩ, viển vông”… là những lời “khen tặng” ý tưởng xuất khẩu phần mềm.
      Trong thời điểm đó, ngoài sự ủng hộ rất lớn của ông Trương Gia Bình (Tổng Giám đốc FPT), ông Nam còn nhận được một sự an ủi lớn khác từ ông Lê Quang Tiến – một thành viên rất quan trọng trong ban giám đốc FPT. Khi ông Nam chịu quá nhiều chì trích tại các cuộc họp, xuất khẩu phần mềm tiếp tục bết bát, ông Tiến gọi ông Nam vào phòng nói: “Đừng lo, em cứ giữ lấy mấy đứa giỏi, sẽ ổn cả thôi”.
      3/ Năm 2002, ông Nam tình cờ được nhân viên cho mượn đọc một quyển sách về bác Hồ của một tác giả người Mỹ “Ho Chi Minh, a life” (Hồ Chí Minh, một cuộc đời). Sau khi nghiền ngẫm quyển sách này, ông Nam mới ngộ ra những bài học chí mạng mà mình cũng như FPT đã mắc phải khi làm xuất khẩu phần mềm.
      Ngoài cuốn sách “Hồ Chí Minh, một cuộc đời”, ông Nam còn đọc và nghiên cứu thêm nhiều quyển sách khác viết về cuộc đời và sự nghiệp của bác Hồ để tìm ra một cách đi mới của công cuộc xuất khẩu phần mềm. Và cũng nhờ rất nhiều bài học bình thường nhưng phi thường từ cuộc đời của Bác, ông Nam và đội phần mềm FPT đã dần dần tìm được lối đi cho xuất khẩu phần mềm.
      Khi đội phần mềm FPT bắt đầu chuyển hướng, những nhân viên trong đội phần mềm của FPT đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn và là những người thực hiện và hoàn tất hầu hết các nhiệm vụ quan trọng nhất chứ không phải ông Nam và ông Bình.
      Bài học “phải tin vào nhân dân, nhân dân sẽ là người đưa ra lời giải”, được ông Nam áp dụng triệt để sau khi áp dụng chiến lược Hồ Chí Minh cho xuất khẩu phần mềm.
      4/ Năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng, ngành công nghệ thông tin trong đó có phần mềm cũng gặp những khó khăn nghiêm trọng, ông Nam lại ra quyết định chi tiền mời Tập đoàn Gartner đến Việt Nam (một tập đoàn chuyên cung cấp các nghiên cứu, đánh giá cho các nhà lãnh đạo công nghệ trên thế giới, giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược).
      Giải thích về lý do mời Gartner vào đúng thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam, ông Nam nói: “Thực tế thì tất cả các nước khác, nước nào cũng vậy mà điều quan trọng là Việt Nam cần phải có một đánh giá khách quan của một tổ chức có uy tín nên tôi vẫn quyết định mời chung cho cả nền CNTT Việt Nam”.
      Rồi ông nói thêm: “Mọi người thường hay tuyên truyền là nước ngoài đánh giá rất cao về cơ hội đầu tư tại Việt Nam nhưng để cho việc đó trở thành lực hút thì các tổ chức đánh giá có uy tín như Gartner phải có chung nhận định như vậy”.
      Chưa hết, năm 2009, trước khi chính thức trở thành Tổng Giám đốc FPT, ông Nam quyết định tặng bộ tài liệu kinh nghiệm xây dựng, áp dụng và thi lấy chứng chỉ CMMi-5 cho cộng đồng CNTT Việt Nam thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông.
      Đây là một hành động khá lạ bởi FPT đã phải mất rất nhiều công sức, trong nhiều năm mới gây dựng được bí quyết này. CMMi-5 là “tấm vé thông hành” để các công ty phần mềm gia nhập vào các thị trường lớn trên toàn cầu.
      Về cá nhân ông Nam, sau nhiều năm trầy trật, đội xuất khẩu phần mềm của ông Nam cũng gặt hái được nhiều thành công. Tháng 4/2009, ông Nam được HĐQT FPT bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.

      Nguồn:  Saga

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Ngô Bảo Châu và niềm đam mê toán học

      0 nhận xét
      Câu chuyện thành công - Ngô Bảo Châu và niềm đam mê toán học
      Vị GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu – người VN đầu tiên đạt tới đỉnh cao của nền toán học thế giới – đã trở thành động lực thúc đẩy cho rất nhiều bạn trẻ trên con đường học tập.
      Luôn có điều mới để học
      GS Ngô Bảo Châu cũng có tuổi học trò đơn sơ, ấm áp giống như rất nhiều bạn trẻ khác. Anh chia sẻ: “Tôi có những kỷ niệm rất sâu sắc mà tôi còn ghi trong tâm khảm của mình. Đó là ngày đầu tiên có mặt ở khối phổ thông chuyên Toán ĐH Quốc gia Hà Nội.
      Tôi gặp những người bạn đến từ các tỉnh. Thời đó kinh tế còn rất khó khăn, các bạn từ tỉnh về, bạn nào cũng gầy guộc, quần áo lôi thôi, dép đi loẹt quẹt, còn nói ngọng nữa! Nhưng trong ánh mắt các bạn như bừng sáng ngọn lửa say mê. Chỉ sau khoảng 2, 3 ngày, từ những trận bóng đá, chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết…”.
      Làm thế nào để đạt được thành công lớn như vậy là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm.
      GS Ngô Bảo Châu tiết lộ một “bí mật” rất giản dị đó là phải nỗ lực mỗi ngày: “Mỗi ngày tôi luôn cố gắng học được một điều mới mẻ. Có thể trong một thời kỳ nào đó chúng ta phải nỗ lực rất lớn để vượt qua những khó khăn nhất định nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực hằng ngày”. Điều thứ hai mà GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh, đó là sự tự tin: “Khi tôi mới sang học ở Pháp, đầu tiên tôi cảm thấy kiến thức của mình còn khác biệt nhiều so với các bạn xung quanh.
      Sau này cũng thế, khi tôi đã thành danh, lúc nào tôi cũng có cảm tưởng mình hiểu một vấn đề không bằng người khác. Nhưng không vì thế mà tôi mất tự tin. Tôi nghĩ rằng điều mình chưa biết vì là mình chưa học thôi, còn nếu mình học rồi thì mình có thể giỏi hơn người khác, thậm chí tốt hơn”.
      Theo đuổi đam mê
      Tại buổi giao lưu với sinh viên (SV) ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức vào đầu tuần này, bạn Lưu Thị Thanh Hòa (khoa Môi trường, trường ĐH Khoa học tự nhiên) bày tỏ băn khoăn rằng giới trẻ hiện nay thích học những ngành sau này ra trường dễ kiếm việc, lương cao, làm cho các công ty nước ngoài… mà “bỏ rơi” các ngành khoa học cơ bản.
      Với GS Ngô Bảo Châu, điều đó là hoàn toàn bình thường, phù hợp với nhu cầu của xã hội. “Việc SV hướng vào các ngành khoa học ứng dụng là đáng khuyến khích. Những người hướng vào khoa học cơ bản phải thật sự có niềm đam mê và số người đó không nhiều”. GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh mỗi người muốn thành công, không nên làm trái với sở nguyện của mình.
      Băn khoăn về việc làm thế nào để phát triển tài năng của mỗi cá nhân, SV Nguyễn Thị Hà Phương đặt câu hỏi: “Khi một SV đã thể hiện năng khiếu của mình, thì SV đó cần được dạy dỗ như thế nào để đạt được tài năng như GS?”. Đứng ở góc độ người thầy, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Khi giáo viên phát hiện thấy tài năng ở SV thì điều đầu tiên giáo viên phải làm là không để cho SV biết điều đó.
      Bởi rất có thể sẽ gây tác hại, khiến SV sớm ảo tưởng về bản thân mình, không tốt cho sự phát triển lâu dài. Để nói về vấn đề đào tạo nhân tài thì vô cùng dài nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để người trò giỏi gặp được người thầy giỏi”.
      Theo thanhnien.com.vn

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Robot trên ruộng ngô

      0 nhận xét
      Trong loạt bài này, Thanh Niên & Cuộc sống xin giới thiệu đến các doanh nghiệp sản phẩm sáng tạo có giá trị của giới trẻ, qua đó kêu gọi sự tài trợ để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống.
      Câu chuyện thành công – Robot trên ruộng ngô
      Robot có tính năng phun thuốc trừ sâu, tưới cây và hái quả. Nhờ có hệ thống bánh xích, khi vận hành, người sử dụng có thể điều khiển linh hoạt và cơ động trên nhiều dạng địa hình.
      Đó là robot của Nguyễn Văn Hòa, học sinh trường THPT Hiệp Hòa 2 (Bắc Giang), đoạt giải đặc biệt cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Robot này mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
      Hai năm trước, sản phẩm “Máy xúc mô hình” lần đầu thử sức với cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên chỉ khiêm tốn nhận giải khuyến khích, song với cậu học trò Nguyễn Văn Hòa, đây là động lực đưa cậu đến với niềm say mê nghiên cứu khoa học.
      Năm tiếp theo, đề tài “xe cứu hỏa đa năng” đã mang về cho Hòa đoạt giải nhì. Nếu như ở hai lần thi trước, Hòa coi đó là trò chơi mô hình thỏa trí sáng tạo thì ở cuộc thi năm nay, Hòa quyết tâm chế tạo sản phẩm thiết thực và hữu ích cho mọi người.
      Sinh ra ở vùng nông thôn nên hơn ai hết Hòa hiểu nỗi vất vả và khó nhọc của người nông dân. Hòa tâm sự: “Ở quê mình, do chưa áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc trừ sâu cùng với phương thức chăm sóc cây trồng lạc hậu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
      Mỗi lần phun thuốc trừ sâu, dù có mang dụng cụ bảo hộ, bố mẹ mình vẫn có biểu hiện mỏi, đau đầu, chóng mặt. Có nhiều vụ ngộ độc thuốc trừ sâu xảy ra nhưng vì miếng cơm, manh áo, bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe, người nông dân vẫn tiếp tục cách làm thủ công và mất an toàn gây nguy hại đến sức khỏe. Thương bố mẹ và thương những người nông dân, mình đã nảy ra ý tưởng chế tạo robot phun thuốc trừ sâu”.
      Theo Nguyễn Văn Hòa, cái khó nhất khi thiết kế robot là phải làm sao nhỏ gọn và dễ sử dụng nhất với người nông dân. Sau nhiều đêm suy nghĩ, nung nấu ý tưởng, chỉ mất 15 ngày tập trung vào làm, cậu học trò 9X đã chế tạo xong robot. Một robot “nông dân” hoàn hảo ra đời được tận dụng từ những phế phẩm đã hỏng, bỏ đi của những sản phẩm khác như mô-tơ lấy từ đồ chơi hỏng, đầu đĩa cũ, các bánh răng, xích lấy từ xích hỏng xe máy…
      Phần thân xe có hình dạng giống như một chiếc xe nhỏ gọn, người sử dụng muốn thì có thể điều khiển công tắc lên xuống, ngay lập tức xe có thể biến đổi hình dạng thành một robot làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu, tưới nước. Khi không cần sử dụng tính năng này, có thể chuyển về hình dạng ban đầu.
      Hoàn thiện robot chỉ là thành công bước đầu, phải đến khi đem robot thực hành trên ruộng ngô của gia đình, Hòa mới cảm nhận hết niềm vui vì sáng tạo đã giải phóng sức lao động của người nông dân. “Đây là sản phẩm khá linh hoạt nên người sử dụng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác khau, có thể dùng nhiều tổ hợp phóm khác nhau để đạt được mục đích mong muốn” – Hòa nói.
      Trong tương lai, Nguyễn Văn Hòa hy vọng sẽ hợp tác với một doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư để sản xuất robot đa năng phục vụ nông nghiệp. Hòa bộc bạch: “Nếu được áp dụng vào thực tiễn, mình có thể thay đổi bộ điều khiển từ xa để người nông dân không phải lo lắng về việc ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe mà vẫn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng”.
      Áp dụng vào thực tiễn rất cao
      Theo GS Đặng Kim Chi, thành viên Ban giám khảo, hơn 70% dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn và làm nông nghiệp. Trong khi đó, nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, khoa học kỹ thuật chưa ứng dụng nhiều vào sản xuất. Đề tài “Robot đa năng phục vụ nông nghiệp” khả năng áp dụng vào thực tiễn rất cao, vừa có ý nghĩa nhân văn, vừa thể hiện tính chủ động sáng tạo của lứa tuổi học trò.
      Đó là lý do Ban giám khảo quyết định trao giải đặc biệt duy nhất cho Nguyễn Văn Hòa. Tôi rất hy vọng Hòa và các em đoạt giải từ cuộc thi này sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, để các em có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu khoa học.

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Thành công từ những ý tưởng táo bạo

      0 nhận xét
      Bạn đã từng nghĩ đến chuyện thu những khoản tiền kếch sù lớn từ Bắc cực lạnh lẽo hay làm giàu từ những hambuger rất nhỏ? Câu trả lời đa phần sẽ là chưa. Vậy mà một số công ty đã rất thành công từ những ý tưởng kinh doanh tưởng chừng như rất khó thực hiện đó. Bí quyết của họ chính là sự quyết tâm “dám nghĩ, dám làm”!

      Làm giàu từ băng đá

      y-tuong-kinh-doanh-nuoc-tu-bang
      Câu chuyện thành công - Thành công từ những ý tưởng táo bạo
      Bắc cực vốn luôn lạnh lẽo và không có sự sống. Và cũng có lẽ chưa ai dám nghĩ đến việc thu lợi từ sự lạnh lẽo này.
      Vậy mà trong thời gian gần đây, một số công ty đã biến ý tưởng kinh doanh táo bạo “kiếm tiền từ băng đá” trở nên hiện thực hơn bao giờ hết. Kế hoạch được đặt ra khi các công ty nhận thấy rằng dân số thế giới ngày một tăng cao, nước sạch cũng đang trở nên vô cùng quý hiếm trong khi hàng năm khối lượng băng khổng lồ tại Bắc cực lại một dày thêm cùng một lượng nước tích tụ rất lớn đang bị bỏ phí.
      Hơn thế nữa, với độ tinh khiết và không bị ô nhiễm của mình, nước đươc chắt lọc từ Bắc Cực rất có lợi cho sức khoẻ của mọi người. Từ sự phân tích đó, trong vài năm trở lại đây, dự án biến băng đá thành nước sạch đã và đang được thực hiện tại đảo Greenland gần Bắc Cực có 55.000 dân với lớp băng che phủ khoảng 85% diện tích hòn đảo. Đã có 3 công ty nhảy vào cuộc chiến biến ý tưởng kinh doanh trên thành hiện thực tại đảo Greenland đó là Greenland Water Production, Aquapolaris và Greenland Ice Cap Production.
      Theo kế hoạch dự kiến, Greenland Water Production sẽ khai thác và đóng thành các chai băng với công suất 500 triệu lít/năm. Nước được bơm lên cho vào chai 1 lít rồi được tàu của hãng Royal Arctic Line chở sang bán ở Đan Mạch và một số nước khác cách Greenland 3200 km. Lâu nay, chi phí vận chuyển quãng đường dài này quá cao khiến các dự án kinh doanh bất thành. Tuy nhiên, với việc tận dụng tàu Royal Artic Line thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Tàu của Royal Arctic Line vốn chở lương thực cung cấp cho Greenland khi quay trở về trống rỗng nên chắc chắn sẽ có lợi cho cả đôi bên.
      Về phần Greenland Ice Cap Production, công ty này đã cho xuất khẩu băng sang châu Âu từ cuối thập kỷ 90 với công suất 2000 tấn/năm. Mỗi kiện băng được xuất khẩu bằng tàu lớn 150.000 tấn. Ước tính mỗi năm lợi nhuận từ dự án kinh doanh “táo bạo” này của Greenland Ice Cap Production lên đến 20 triệu USD.
      Mặc dù có nhiều ý kiến lo ngại việc khai thác băng hà sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên, nhưng theo tính toán của 3 công ty nói trên thì việc khai thái chỉ khiến Greenland mỗi năm mất khoảng 45,8 km3 băng trong tổng số 2515 tấn băng, một con số quả nhỏ bé so với lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho người dân thế giới.

      Không phải cứ to là bán chạy

      Hambuger là loại bánh ăn nhanh rất thuận tiện và được mọi tầng lớp người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Mỹ là một đất nước giàu có, sức mua lớn nên các hãng hambuger đều lấy “to” để chiêu khách hàng. Nhưng rồi phong trào luyện tập giữ eo và cho khoẻ đã trở thành mốt thời thượng.
      hamburguesa-500x336
      Nhiều khách hàng rất sợ béo bởi nó làm mất đi sự thon thả, đẹp đẽ nên trong ăn uống họ trở nên chừng mực. Mua một chiếc hambuger “to” phải 2 người cùng ăn, nếu không chỉ ăn một nửa, còn lại ném vào thùng rác, quá lãng phí! Tình hình này khiến hàng loạt các cửa hàng phải thu hẹp sản xuất, thậm chí chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
      Trong bối cảnh đó, Lipnai và Ripsic quyết định cùng nhau hùn vốn mở một cửa hiệu bánh hambuger. Cửa hàng của họ rất đông khách và lợi nhuận thu được rất lớn khiến nhiều người ngạc nhiên. Hoá ra bí quyết của họ rất đơn giản: trong khi các hiệu bánh hambuger truyền thống lấy “to” làm chính thì cửa hàng của họ chỉ sản xuất loại bánh hambuger chỉ bằng 1/3 đến 1/4, thậm chí 1/5 bánh to. Khách hàng tha hồ lựa chọn cỡ bánh theo nhu cầu của mình.
      Về giá, trước đây khách hàng mua bánh to với giá 2 USD thì nay mua một chiếc bánh bằng 1/3 với giá 1 USD, ăn hết thấy thích thì mua tiếp, còn chủ cửa hàng lại lãi nhiều hơn so với sản xuất bánh to. Nhờ vậy, cửa hàng hambuger mini ngày càng làm ăn phát đạt, đến nay đã có hàng nghìn đại lý trên khắp nước Mỹ, trong khi các cửa hàng sản xuất bánh to phải thu hẹp lại.
      Theo bwporta

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Triết lý làm giàu của tỷ phú thế giới năm 2011

      0 nhận xét
      Trên con đường từ một cậu bé nghèo lên vị trí người giàu nhất thế giới, Carlos Slim mang trong mình suy nghĩ, tài năng và cách hành động khác người.
      Triết lý “vườn cây ăn trái”
      carlos-slim
      Câu chuyện thành công - Triết lý làm giàu của tỷ phú thế giới năm 2011
      Slim có một triết lý đơn giản về chuyện kiếm tiền. “Sự giàu có giống như một vườn cây ăn trái”, ông nói: “Anh phải làm cho cái vườn đó lớn lên, rộng ra, phát triển sang cả những khu khác nữa”.
      Tỷ phú Carlos Slim đã thể hiện khả năng kinh doanh của mình từ khi còn là một đứa trẻ 10 tuổi. Ông kiếm được rất nhiều peso từ bán đồ uống và đồ ăn nhẹ. Ông còn thể hiện khả năng quản lý tiền tốt khi biết ghi chép các khoản tiền kiếm được và mua trái phiếu chính phủ.
      Ông là con người có lối sống tiết kiệm. Cha ông chính là người đã dạy ông bài học kinh doanh đầu tiên. Cha ông tên Slim Haddad, người Li băng di cư đến Mêhicô đầu thập niên 1990 và mở cửa hàng bách hóa. Ông Slim cha đã mua nhiều tài sản giá thấp trong thời gian Mêhicô có chiến tranh. Slim con đã biết nhìn thấy cơ hội trong khủng hoảng.
      Năm 15 tuổi, ông mua được 44 cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất Mêhicô và có khoảng 5.523 peso. Đến năm 17 tuổi, ông đã tăng được gấp 6 lần số tiền mà mình có. Ông tự nhận mình có khả năng đặc biệt với các con số và quyết toán cực kỳ chính xác.
      Năm 1987 thời kỳ Mêhicô khủng hoảng, ông mua khá nhiều cổ phiếu và khi kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu tăng và ông bán đi, kiếm lời lớn.
      Tại Mêhicô, ông sở hữu đế chế kinh doanh lớn bao gồm cửa hàng, hãng viễn thông, khách sạn, nhà hàng và cả ngân hàng. Người Mêhicô thường nói với nhau khó có thể có ai sống một ngày tại đất nước này mà không trả đồng nào cho Carlos Slim. Ông hiện đang sở hữu cổ phần tại tập đoàn bán lẻ Sak và báo Nytimes.
      lam giauThập niên 1990, công việc kinh doanh của ông lên như “diều gặp gió” khi ông biết nhìn thấy cơ hội từ công ty viễn thông nhà nước Telmex với 1,7 tỷ USD. Ông đã đưa Telmex thành “con gà đẻ trứng vàng”. Ông tiến đến xây dựng America Movil và tiến hành sáp nhập để xây dựng hãng viễn thông không dây lớn thứ 4 thế giới.
      Năm 1990, Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật – thậm chí ông còn không biết tiếng Anh và cũng không biết dùng máy tính, nhưng Carlos Slim đã gom hết vốn liếng của mình để lao vào đấu thầu.
      Với 1,7 tỷ USD, Carlos Slim đã mua gần như toàn bộ số cổ phiếu của tập đoàn. Cách nay 14 năm, khi mua 1 cổ phiếu của Telmex, Carlos Slim chỉ bỏ ra có 0,8 cent. Còn giờ, giá cổ phiếu của Telmex trên thị trường chứng khoán là 34 USD. Vào thời điểm hiện tại, giá trị cả tập đoàn được các công ty kiểm toán độc lập định giá là từ 10 cho đến 12 tỷ USD.
      Texmex là một trong những tập đoàn viễn thông đầu tiên trên thế giới có ngay dịch vụ Internet ADSL phục vụ khách hàng. Kề ngay sau những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, Carlos Slim tiếp tục làm các đối thủ cạnh tranh giật nẩy người khi ông tuyên bố cung cấp miễn phí Internet cho thanh thiếu niên.
      Triet-ly-lam-giau-cua-ty-phu-the-gioi
      American Movil hiện có hơn 200 triệu khách hàng khắp từ Braxin đến Mỹ. 3 người con trai của ông hiện đang điều hành tập đoàn tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của ông và đóng vai trò như đại diện truyền thông.
      Dù nắm khối tài sản lớn nhất thế giới, ông vẫn giữ phong cách sống giản dị. Ông sống trong 1 năm nhà suốt 40 năm nay và lái xe cũ kỹ. Ông ấn định mức lương hàng tháng của mình chỉ khoảng 24 nghìn USD.
      Triết lý không làm “ông già Noel”
      Ông thể hiện rõ quan điểm đóng góp xã hội của mình. Ông quan niệm ông sẽ giúp xã hội bằng cách tạo việc làm cho người dân và người dân sẽ kiếm lấy cơm áo cho mình chứ không muốn làm “ông già Noel” đi phát quà.
      Ông không chỉ đóng số tiền thuế rất lớn nộp ngân sách và còn tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại một đất nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao này, Carlos Slim Helu còn thành lập ra khá nhiều các quĩ tài trợ và quĩ từ thiện.
      Trong năm 2003, hai quỹ học bổng của ông đã cấp 20.000 suất cho sinh viên. Quỹ hỗ trợ trẻ em mang tên ông đã giúp trên 5.000 trẻ em phạm pháp có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường.
      Hơn 11.000 ca mổ cho trẻ em đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ quỹ từ thiện của ông. Ông cũng chi 50 triệu USD để tu sửa lại 34 tòa nhà cổ tại trung tâm tài chính cũ của Mexico City, nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
      Theo dantri

      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

      Sống có ước mơ

      0 nhận xét


      Sau 8 tháng khởi nghiệp công ty phá sản, tôi trắng tay và nợ gần 60 triệu. Lúc đó tôi chẳng có tiền ăn sáng, ăn trưa, trả tiền nhà trọ… Vì không có tiền sửa xe tôi dẫn bộ chiếc cub 50 gần 15 km trong đêm khuya, bụng đói cồn cào mà trên người chẳng còn gì quý giá để cầm cố.

      sống có ước mơ
      Tuổi thơ tôi gắn bó với vùng Đồng Tháp Mười. Lúc còn học lớp một, khi cùng đám trẻ chăn trâu ở vùng kinh tế mới, tôi đã dõng dạc tuyên bố rằng khi lớn lên tôi sẽ xây cho trẻ em ở đây một ngôi trường to, đẹp chứ không phải cái trường nhà tranh vách lá mà cứ mỗi lần mưa gió lớn cả thầy và trò phải chạy ra ngoài vì sợ sập. Tôi phải làm cho quê tôi giàu đẹp, bọn trẻ không còn lam lũ bỏ học để sáng sớm đi tắm trâu, nhổ mạ, mót lúa; chiều cho heo ăn, gánh nước, bắt cá… <
      Buồn cười nhất khi tôi hùng hồn tuyên bố với đám trẻ rằng Đà Nẵng là nơi xa nhất, tận cùng nhất của trái đất và nhất định khi lớn tôi sẽ đến đó (dù chỉ 1 lần loáng nghe một người bạn của ba nói Đà Nẵng xa lắm). Lúc đó đám trẻ ấy nhìn tôi với vẻ ngưỡng mộ lắm. Và đến năm 2002 tôi cũng có cơ hội được đến nơi “tận cùng trái đất” ấy, nghĩ lại lời nói hôm nào, tôi tự cười một mình. Một cảm giác bồi hồi của thời thơ ấu chợt tràn về.
      Năm 1995 tôi ra thị trấn học rời xa vùng quê hẻo lánh, heo hút mà tôi đã sống, gắn bó gần 10 năm với biết bao kỷ niệm. Trong suốt thời gian từ năm tôi học lớp 7 cho đến lúc tôi rời ghế giảng đường đại học để thực hiện một cuộc phiêu lưu vô cùng mạo hiểm và cho đến hiện nay dù cuộc sống của tôi khá ổn định cũng như thay đổi rất nhiều cả về suy nghĩ, nhận thức, ước mơ, hoài bão…nhưng tôi không hề quên lời đã nói với đám trẻ chăn trâu năm nào.
      Trải qua mỗi giai đoạn, tôi lại có dịp du lịch đến các vùng đất mới, quen thêm những người bạn mới, học hỏi thêm nhiều điều mới để ngày một trưởng thành và chín chắn hơn trong những suy nghĩ và hành động của mình. Và không chỉ dừng lại ở những kỳ du lịch như ước mơ hồi còn nhỏ, tôi đã có cơ hội vươn xa hơn rất nhiều. Những điều đó đã trở thành những ký ức đẹp tôi sẽ mãi không quên trong suốt cuộc đời này.
      Năm 1999 tôi đỗ vào Đại học Nông Lâm Thành phố HCM, cũng một năm sau đó tôi đậu tiếp vào ngành xây dựng Đại học Bách Khoa thành phố HCM. Năm 2000 khi vừa đủ 18 tuổi dù tôi rất khỏe mạnh, tôi đăng ký hiến xác cho Bộ môn giải phẫu học – Đại học Y Dược thành phố HCM.
      Cũng trong năm này tôi tình nguyện hiến máu nhân đạo cho Hội chữ thập đỏ Thành phố HCM từ đó đến nay đã gần 40 lần. Tất cả việc tôi làm, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng mình còn khả năng thì cứ cống hiến, cứ cho và nếu sau này có “trở về cát bụi” thì bản thân tôi vẫn không phải nuối tiếc điều gì.
      Tháng 9 năm 2000 tôi rời làng đại học Thủ Đức vào nội thành để bắt đầu đi làm từ dạy thêm, giữ xe, bốc vác, phụ hồ, giao cơm, phục vụ nhà hàng, phụ bếp…Cũng nói thêm rằng điều kiện gia đình tôi lúc ấy và hiện tại thuộc dạng khá giả, đầy đủ…(Vì tôi muốn tự lập, tự chịu trách nhiệm việc mình làm và được thử thách bản thân).
      Tháng 6 năm 2002 tôi có những ước mơ mới hơn, đó là được đi chu du vòng quanh Việt Nam để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như thưởng thức các món ăn độc đáo của tất cả các vùng miền; được quan sát, học hỏi kiến thức về văn hóa, lịch sử,…ở các vùng đất mới, đặc biệt là tiếp xúc người nông dân để gần họ, hiểu họ và muốn giúp đỡ họ nhiều hơn.
      Tháng 6 năm 2004 sau khi tìm và đọc cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại” của cố chủ tịch tập đoàn Hyundai tôi như bừng tỉnh lại sau một giấc ngủ dài. Tôi cảm nhận những lo toan ngắn hạn của sinh viên lúc ấy như thể để cho qua, để đối phó, kiếm điểm cao, có việc làm hay kiếm tiền…quá đỗi bình thường. Tôi nghĩ đến những điều lớn hơn.
      Tháng 8 năm 2004 tôi mạnh dạn bỏ lại giảng đường đại học để từng bước va chạm vào cuộc sống khắc nghiệt của xã hội, tôi chính thức bắt đầu cuộc hành trình đầy sóng gió và chịu bao nhiêu điều dèm pha, tai tiếng, than phiền, chỉ trích…từ bạn bè, gia đình, người thân…
      Năm 2006 tôi khởi nghiệp với số vốn ít ỏi tích lũy được (khoảng 35 triệu) và kinh nghiệm gần 3 năm làm cho 4 công ty (Unilever, P&G, Acnielsen, Nettra) với vị trí tương ứng: Nhân viên bán hàng, Giám sát bán hàng, Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường, Quản lý siêu thị dù rằng lúc này bằng tốt nghiệp cao nhất của tôi là tú tài.
      Không ngoài dự đoán của bạn bè, người thân và cả tôi, sau 8 tháng công ty phá sản. Tôi trắng tay và nợ gần 60 triệu. Lúc đó tôi chẳng có tiền ăn sáng, ăn trưa, trả tiền nhà trọ…Vì không có tiền sửa xe tôi dẫn bộ chiếc cub 50 gần 15 km trong đêm khuya, bụng đói cồn cào mà trên người chẳng còn gì quý giá để cầm cố. Nhưng ở hoàn cảnh nào, tôi vẫn luôn lạc quan. Tôi tin chắc chắn mình sẽ vượt qua được khó khăn hiện tại này.
      Rồi tôi nghĩ cách để trả nợ, để làm lại từ đầu, để từng bước sử dụng những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm…mình đã tích lũy được góp một phần dù rất nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà, làm cho nông dân giàu lên trên chính mảnh đất của họ.
      Tháng 4 năm 2007 tôi đi làm thuê cho một công ty dẫn đầu về máy nông nghiệp tại Việt Nam, từng bước tích lũy tài chính để trả nợ, học hỏi kinh nghiệm…Sau gần 2 năm gắn bó với công ty tôi đang làm. Tháng 1 năm 2009 tôi được đề bạt từ nhân viên bán hàng lên Phó giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh rồi Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khi Chi nhánh chuyển sang Công ty độc lập.
      Đến thời điểm hiện tại, ước mơ đầu tiên đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên tôi đã gặp nhiều trở ngại ở ước mơ thứ hai. Tôi đã nhận ra có nhiều hạn chế mà chỉ với kiến thức như tôi và mình tôi sẽ không thể xử lý được. Trong thời gian đó tôi liên tục bổ sung kiến thức của mình về lĩnh vực bán lẻ, lịch sử, văn hóa, địa lý….qua việc tự học.
      Gần đây, hầu như tối nào tôi cũng về cặm cụi đọc các tài liệu, thông tin trên internet… Tôi có cảm giác niềm đam mê đã bắt đầu quay trở lại, hệt như những gì lần đầu tiên tôi đến với ngành nông nghiệp hay thời gian sinh viên cặm cụi tìm hiểu những kiến thức sơ đẳng nhất về kinh doanh.
      Có vẻ tôi đã dần nhận ra một điều gì đó, để giải quyết bài toán nông nghiệp hiệu quả, tôi sẽ không chỉ cần những kiến thức vững chắc về mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà sẽ còn phải cần thêm một tư duy kinh tế và chiến lược sắc bén để khắc phục những hạn chế sâu xa hơn về mặt xã hội.
      Cuối cùng, có một điều tôi biết là tôi đã và luôn cảm thấy hạnh phúc với những ước mơ và công việc mình đang làm. Phải chăng điều đó đã là đủ cho cuộc sống của một con người?
      Theo vnexpress
      ====http://taynamkienthuc.blogspot.com/