Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Đắng lòng với cậu học trò ăn cơm trưa với lá rừng

0 nhận xét
Đắng lòng với cậu học trò ăn cơm trưa với lá rừng
Câu chuyện cậu học trò nhỏ ăn cơm với lá rừng đang được chia sẻ trên Facebook khiến cư dân mạng rưng rưng.


Bữa cơm trưa chỉ có cơm với lá rừng của Mùa A Tếnh
Được sự đồng ý của tác giả Mai Thanh Hải, iHay.vn xin được đăng tải lại câu chuyện cảm động này để chia sẻ cùng độc giả:
Mùa A Tếnh, dân tộc Mông, năm nay 6 tuổi và bắt đầu vào học lớp 1, điểm trường Tiểu học Háng Gàng ở Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái).
Nhà Tếnh cách điểm trường một ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ. Buổi trưa không về được nhà ăn cơm, nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ A Tếnh lại xới cho một chút cơm, kèm theo ít thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.
Mở phần cơm của Tếnh, “món ăn” duy nhất chỉ là mấy lá rau rừng, có vị chua chua!


Những gói cơm trưa bọc trong túi bóng
Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu khoảng 19km đường rừng. Ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào bản, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ. Ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng.
Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ. Nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống. Rồi học cái chữ viết hòng cải thiện tương lai.
Vẫn biết có rất nhiều chế độ chính sách, sự ưu ái dành cho con trẻ vùng cao, biên giới. Thế nhưng để chính sách thực sự là miếng cơm, hạt muối, giọt dầu, thì có lẽ những người làm chính sách nên đi đến tận những nơi xa tít mù tắp như Háng Gàng này?
Để họ xem thực sự vì sao những đồng tiền – cân gạo trợ cấp, cứu giúp đồng bào lại đến muộn đến vậy và có cách làm nào thực sự hữu hiệu? Để con trẻ lít nhít khỏi xoe mắt buồn rầu, khi trệu trạo nuốt miếng cơm khô trong túi ni lông, với duy nhất mấy miếng lá rừng đăng đắng, chua chua.
Và liệu, người ta có thống kê nổi ở các địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, có bao nhiêu học sinh phải ăn cơm với lá chua, với muối trắng, với măng đắng, với ớt cay?
Đi đến những nơi tận cùng của tổ quốc mới thấu hiểu được cái đói cái nghèo! Đôi khi cứ tự hỏi đất nước đã giải phóng được gần 40 năm rồi mà có những nơi trẻ con vẫn phải ăn cơm với lá rừng, vẫn phải băng rừng lội suối gần 40 km đi học. Cái sự học hành ở đâu vất vả bằng như thế?
Ba ngày trước, ở Lai Châu, 7 đứa trẻ lội suối đi học bị lũ cuốn đi mất, ở đâu mà cái sự đi học phải đánh đổi bằng cả mạng sống như vậy?

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Giật mình với tác hại của việc nghe điện thoại thường xuyên

0 nhận xét

Giật mình với tác hại của việc nghe điện thoại thường xuyên (samsung galaxy note 2)

Điện thoại là một trong những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó hiện hình trong mọi hoạt động theo đúng nghĩa thì đây là thiết bị dùng để kết nối liên lạc với nhau khi ở xa, hiện đại hơn chúng còn được dùng vào công việc điều khiển các thiết bị trong nhà. Với nguyên lý hoạt động theo sóng trong không gian nên việc sử dụng có thể rất ảnh hưởng tới sức khỏe, vậy làm thế nào để sử dụng những chiếc điện thoại đúng cách mà không gây hại cho bản thân và những người xung quanh

 

Tổ chức WHO đã công bố rằng, điện thoại di động có thể gây ung thư não. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sử dụng điện thoại di động.

Điện thoại di động giao tiếp bằng sử dụng các tín hiệu trong phổ tần sóng vô tuyến. Các chùm tín hiệu RF (tần số vô tuyến) vô hình thâm nhập vào cơ thể con người khi thiết bị sử dụng và tiềm ẩn lâu dài có thể gây bệnh ung thư, cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bộ nhớ như gây ra mất phương phướng và chóng mặt.

Dưới đây là cách phòng tránh để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng ĐTDĐ:

Cân bằng giữa sự an tàn và tiện lợi

Trong khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng phụ của việc sử dụng ĐTDĐ, thì cũng có nhiều nghiên cứu bác bỏ ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này tạo ra một sự không chắc chắn và vì vậy, họ vẫn tiếp tục sở thích đó, tăng cường sử dụng ĐTDĐ. Điều này cũng là dễ hiểu vì ĐTDĐ rất thuận tiện, chúng cho phép mọi người kết nối với nhau nhanh chóng và giữ cho mọi người liên lạc với thế giới.

Tuy nhiên, một cuộc thí nghiệm lớn với hơn 2-4 tỷ người trên thế giới cho thấy, 70-80% năng lượng của ĐTDĐ đã thâm nhập vào bộ não nhưng hậu quả lâu dài chưa được biết chính xác. Vì vậy, khi cân nhắc giữa sự thuận tiện và sự ảnh hưởng tới sức khỏe, người dùng nên cân bằng lại, nên giảm tiếp xúc với các sóng vô tuyến phát ra từ ĐTDĐ.

Quay lại dùng điện thoại có dây

Nên sử dụng điện thoại có dây để liên lạc thay cho điện thoại di động khi ở nơi làm việc, ở nhà,…Nên sử dụng điện thoại có dây cho các cuộc đàm thoại dài.

Hạn chế các cuộc gọi quá lâu bằng ĐTDĐ

Đàm thoại quá lâu qua ĐTDĐ sẽ làm tăng tiếp xúc tín hiệu vô tuyến phát ra từ thiết bị với não người, thậm chí một cuộc gọi 2 phút cũng làm biến đổi hoạt động điện não. Vì vậy, bằng việc giảm thời gian sử dụng ĐTDĐ và dành cho việc sử dụng khi cần thiết, người dùng có thể giảm tác động tới não.

Sử dụng tai nghe để tăng khoảng cách giữa điện thoại và đầu của bạn

Cách tiếp cận tốt nhất để sử dụng ĐTDĐ là tăng khoảng cách giữa người dùng và sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại. Khi đàm thoại, nên để điện thoại ở chế độ loa ngoài.

Sử dụng nhắn tin nhiều hơn là gọi điện cũng là cách để tránh điện thoại tiếp xúc gần đầu người. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc nhắn tin. Khi nhắn tin, gửi mail,… nên giữ điện thoại cách xa cơ thể người.

Nên để điện thoại trong cặp (túi xách), tránh xa khỏi cơ thể. Giữ điện thoại cách xa khi bấm số kết nối. Vì lúc đó điện thoại sử dụng bức xạ nhiều hơn so với thời gian đàm thoại. Vì vậy, hãy nhìn vào màn hình đến khi cuộc gọi được kết nối mới đưa lên nghe.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đàn ông để điện thoại trong túi quần có thể giảm tới 30% số lượng tinh trùng. Vì vậy, cần giữ điện thoại tránh xa khỏi tất cả các bộ phận quan trọng của người (tim, gan,…).

Đứng một chỗ khi gọi ĐTDĐ

Nếu bạn vừa gọi vừa di chuyển, bức xạ nhiều hơn sẽ được phát ra vì điện thoại cần giữ cho liên lạc luôn được kết nối khi người dùng di chuyển. Điều này bao gồm cả đi bộ và đi trên xe. Khi người dùng di chuyển, điện thoại tiếp tục quét để giữ được kết nối khi vị trí thay đổi.

Tắt điện thoại khi không sử dụng

ĐTDĐ khi ở chế độ chờ vẫn phát ra bức xạ, chỉ có tắt chúng đi thì bức xạ mới chấm dứt. Vì vậy, khi không cần dùng nên tắt điện thoại đi.

Hãy cân nhắc có nên cho trẻ sử dụng ĐTDĐ hoặc hạn chế chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Hãy nhớ rằng, trẻ con nhạy cảm hơn với các bức xạ phát ra từ ĐTDĐ. Hộp sọ của trẻ thường mỏng hơn và bộ não đang phát triển. Vì chúng đang phát triển, các tế bào phân chia với tỉ lệ nhanh hơn, điều này có nghĩa rằng, ảnh hưởng của bức xạ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

Tìm kiếm các sản phẩm thiết kế để bảo vệ khi sử dụng ĐTDĐ

Có một số thiết bị trên thị trường được tạo ra vì mục đích đó, chẳng hạn, thiết bị bảo vệ EMF của điện thoại. Chúng có chip nhỏ hoặc các nút để giảm thiểu tác động của tín hiệu phát ra từ ĐTDĐ.

Mua ĐTDĐ có tỷ lệ phát xạ thấp


Người dùng có thể tham khảo các thương hiệu điện thoại có tỷ lệ phát xạ thấp tại đây. Kích vào từng thương hiệu điện thoại, người dùng sẽ nhìn thấy các loại điện thoại được bán trên thị trường và mức bức xạ của chúng.

Chúc các bạn luôn biết cách sử dụng điện thoại tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mọi người xung quanh

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Phải sinh con trước tuổi 30 - Khoa học đã chứng minh

0 nhận xét
Phải sinh con trước tuổi 30 - Khoa học đã chứng minh
Năm tôi 24 tuổi, bố mẹ đã bắt đầu nói bóng gió về chuyện muốn tôi lấy chồng. Tôi mới ra trường chưa đầy 2 năm, công việc thì cũng mới chỉ tạm ổn và chắc chắn tôi sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi lên nữa để kiếm một công việc tốt hơn. Thế nhưng bố mẹ tôi thì luôn quan niệm: “Con gái cần gì học nhiều, quan trọng là lo chuyện chồng con.” Tôi tặc lưỡi và hứa sẽ lấy chồng trước 30 tuổi.
Thế rồi ngay sau năm đó, gia đình yêu tôi bắt cưới với  lý do được tuổi, nếu để 2-3 năm nữa cũng không thể làm đám cưới. Chúng tôi thật sự chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình nhưng gia đình hai bên đều đốc thúc và chúng tôi cũng đã yêu nhau 3 năm thì còn lý do gì mà “hoãn binh” đây. Vậy là tôi lấy chồng ở tuổi đầu 25 – cái tuổi khá trẻ với những công chức văn phòng.
Sau đám cưới, vợ chồng tôi lên kế hoạch sẽ dành thời gian ăn chơi, đi du lịch, phấn đấu sự nghiệp 1-2 năm rồi mới có con. Thế nhưng một lần nữa chúng tôi lại thua “các cụ”. Và cứ thế 2 đứa con của tôi lần lượt ra đời. 30 tuổi, trong khi bạn bè tôi nhiều đứa còn chưa có người yêu thì tôi đã 2 nách 2 con. Đã có lúc tôi thấy số mình khổ, lấy chồng, có con sớm làm gì, cho đến một hôm chồng mang về cho tôi một tờ báo trong đó có bài viết “7 lý do nên sinh con trước tuổi 30”. Sua khi những việc cuối ngày đã xong xuôi, tôi mới có thời gian để đọc báo và thấy những điều nói trong đây thật đúng. Có lẽ tôi phải cảm ơn bố mẹ vì đã đốc thúc chúng tôi cưới sớm, có con sớm để tôi được hưởng những lợi ích tuyệt vời này.

Lý do tôi PHẢI sinh con trước tuổi 30 - 1

Xin trích dẫn 7 lý do nên sinh con trước tuổi 30 dưới đây để chị em cùng tham khảo:
Độ tuổi dễ thụ thai nhất
25 đến 30 tuổi là thời kỳ bạn có sức khỏe sinh sản tốt nhất trong cuộc đời. Do đó, đây là độ tuổi lý tưởng để lập gia đình. Tỷ lệ sinh ở độ tuổi này là cao hơn so với bất kỳ độ tuổi khác. Vì vậy, thụ thai trở thành một nhiệm vụ đơn giản. Không có vấn đề liên quan đến mang thai ở độ tuổi này. Đây cũng là một khoảng thời gian an toàn cho việc mang thai.
Mẹ có sức chịu đựng tốt hơn
Trước tuổi 30, bạn có mức năng lượng cao hơn và khả năng chịu đựng tốt hơn. Sinh con và nuôi dạy con đòi hỏi rất nhiều sức chịu đựng. Vì vậy, đây thực sự là một lợi thế cho bạn. Do đó, tốt nhất bạn nên sinh con trước tuổi 30.
Mẹ sẽ có thời gian cho kế hoạch gia đình
Có con trước tuổi 30, bạn có thời gian để lập kế hoạch gia đình. Nếu có một đứa trẻ trước tuổi 30, bạn có thể có đứa con thứ hai sau này. Ngoài ra, nếu gặp vấn đề gì trong khi thụ thai, bạn phải mất nhiều thời gian, thậm chí đến tuổi 35 để mang thai một lần nữa. Mang thai sau 35 không phải là một lựa chọn khả thi cho kế hoạch gia đình.
Giảm nguy cơ mắc biến chứng
Khi cơ thể khỏe mạnh trong độ tuổi 20, không có nguy cơ biến chứng. Các biến chứng liên quan đến mang thai sau tuổi 35 cũng có thể gây hại cho sự phát triển của em bé.



Dễ dàng theo đuổi sự nghiệp
Một cơ thể khỏe mạnh có thể cân bằng được cuộc sống. Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì việc chăm sóc em bé và theo đuổi sự nghiệp trở nên đơn giản. Bạn không cảm thấy ốm yếu sau khi sinh và có thể hoàn thành tốt công việc sau khi sinh một em bé. Điều này sẽ trở nên khó hơn sau độ tuổi 35. Hầu hết bà mẹ phải bỏ công việc của họ, vì các biến chứng khi mang thai sau 35 tuổi.
Mẹ có thể mong đợi một thai kỳ khỏe mạnh
Có thai trước tuổi 30 có thể đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Những nguy cơ sẩy thai ở độ tuổi này chỉ ở mức tối thiểu. Trừ khi có biến chứng cụ thể, bạn hầu như không cần phải lo lắng về các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Giảm nguy cơ stress thai kỳ
Mọi phụ nữ thường có tình cảm phong phú và tinh thần tốt ở độ tuổi này. Vì vậy, mang thai ở độ tuổi này là đơn giản bởi vì bạn có một ý chí mạnh mẽ để chịu đựng những giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Một lợi thế nữa là bạn rất dễ dàng cảm thấy vui vẻ và lạc quan trong suốt lúc thời gian bầu bí.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Clip chàng trai hát 10 loại nhạc trong 7 phút gây sốc cộng đồng mạng và ban giám khảo

0 nhận xét
Clip chàng trai hát 10 loại nhạc trong 7 phút gây sốc cộng đồng mạng
Đây là chàng trai có giọng hát hay nhất các thể loại nhạc từ trước tới nay



Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Đắng lòng nhìn bỏ dưa hấu của người dân Quảng Ngãi

0 nhận xét
Đắng lòng nhìn bỏ dưa hấu của người dân Quảng Ngãi
Anh Phạm Văn Anh- người trồng dưa hấu ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, chia sẻ: “Tôi bỏ ra 80 triệu đồng để trồng 2 ha dưa. Đầu vụ, vì 1 ha dưa chín sớm nên chịu lỗ gần 30 triệu đồng để bán cho thương lái với giá 800 đồng/kg. Giờ còn 1 ha đang chín rộ, tôi đi năn nỉ nhiều thương lái đến mua giùm nhưng ai cũng từ chối. Để lâu ngoài đồng, nhiều trái dưa đã nứt toác, chín úng mà tôi không biết làm sao”.
Nhiều hộ gia đình vì bán dưa không được nên cũng đành để dưa chín úng ngoài đồng. Một số hộ hái về chất đống cho trâu, bò ăn dần. “Nhưng dưa nhiều quá, trâu, bò ăn hoài không hết. Đến 2 con bò của gia đình cũng chẳng thèm ăn nữa. Chắc đành bỏ thúi cả trăm triệu đồng đầu tư trồng dưa mất thôi!”- Chị Nguyễn Thị Lên, ngụ xã Tịnh Trà, Sơn Tịnh than thở.



Dưa hấu ế, nông dân Quảng Ngãi đành để cho trâu, bò ăn.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi xuống giống khoảng 1.500ha diện tích trồng dưa hấu, với năng suất đạt 20 tấn/ha. Đến lúc thu hoạch, phần lớn nông dân không bán được vì thương lái không chịu thu mua. Cả cánh đồng dưa đành chất đống để cho trâu, bò ăn dần.
Dưa hấu Quảng Ngãi được trồng nhiều nhất ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh… Từ đầu mùa dưa đến nay, giá dưa chỉ dao động ở mức 500-1.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/10 so với mùa dưa năm trước. Nhiều nông dân phải bán lỗ khi chịu tổn thất từ 2-4 triệu đồng/sào.
Nhiều hộ cho biết những ngày cuối tháng 3, xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc bị ách tắc ở cửa khẩu khiến đầu ra bị ảnh hướng. Đến thời điểm này, người trồng dưa muốn bán lỗ cũng không được vì từ ngày 1-4, tất cả các xe tải chở dưa về cửa khẩu bị kiểm tra tải trọng, thương lái lấy lý do này để ngừng thu mua.
Hiện khu tây huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) còn khoảng 150 ha dưa đã chín rục ngoài đồng nhưng chẳng ai mua, mặc cho trâu bò giẫm đạp. Một số hộ có thuê xe chở lên thành phố bán nhưng lượng tiêu thụ cũng không được là bao do thời tiết Quãng Ngãi những ngày gần đây bất ngờ chuyển mưa.