Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

16 câu bạn không nên hỏi khi đến Paris

0 nhận xét
Những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản như tháp Eiffel ở đâu hay giải Tour de France có đang diễn ra không có thể khiến bạn nhận được sự ngỡ ngàng của người đối diện khi tới thủ đô Pháp.

Nếu bạn biết trước được vài điều về văn hóa của người Pháp, hẳn là bạn sẽ không hăm hở đặt ra những câu hỏi có thể bị đánh giá là kém thông thái này.
1. Note-er-dayme nằm ở đâu?
Đúng là tên của nhà thờ lớn này từ xưa đến nay vẫn là Note-reh-dahm.Nhưng hãy nhớ rằng, bạn đang nhắc đến một thánh đường trang nghiêm có tuổi đời 800 năm, chứ không phải tên một đội bóng đá trường đại học nào đó. Người Paris rất tôn trọng cái tên này và họ không gọi nó là Notre Dame mà luôn gọi bằng cái tên trang trọng là “Cathédrale Notre Dame de Paris”.

Nhà thờ Notre Dame de Paris. Ảnh: wiki
2. Tôi có thể cầm đồ ăn này đi được chứ?
Ăn uống khi đi bộ trên đường không hẳn là chưa được nhắc đến ở Paris, nhưng thực sự thì hành động này không được hoan nghênh ở Pháp cho lắm, và bạn cũng ít khi bắt gặp được người dân Pháp nào đó vừa đi vừa ăn uống trên đường. Họ là những người có lối sống rất thanh lịch, nhất là trong chuyện ăn uống.
3. Tôi có thể mua “khóa tình yêu” ở đâu?
Sự thật là người dân Paris không hề thích những chiếc “khóa tình yêu” này chút nào, thậm chí họ còn cho rằng một ngày nào đó chính quyền nên cắt bỏ toàn bộ số khóa đã được khách du lịch móc lại trên cầu, và nói rằng những chiếc khóa này đang làm phá hủy di sản kiến trúc vốn có của cây cầu. Ngoài ra, họ còn tin rằng việc này đang chống lại tình yêu nguyên thủy, đó là một tình yêu được tự do, chứ không phải là bị khóa lại như thế này. 
4. Bạn có thể phục vụ tôi nước sốt đi kèm được không? 
Ẩm thực Pháp là một nền văn hóa thiêng liêng với người dân nước họ, vì thế, những người phục vụ Pháp sẽ không phục vụ bạn giống với các món ăn ở Mỹ. "Bạn có thể làm latte bằng sữa ít béo được không" hay "Tôi có thể đổi chúng thành lòng trắng trứng được không" cũng là những câu không nên hỏi ở đây.
5. Trường phái ấn tượng có nghĩa là gì?
Paris là sinh quán của trường phái này, với những họa sỹ tên tuổi nổi tiếng như Monet, Cezanne, hay Renoir. Vì thế, nếu bạn không biết họ là ai hay những tác phẩm nghệ thuật bất hủ này trông như thế nào thì tốt nhất là bạn nên tìm hiểu một chút về chúng, một ngày nào đó kiến thức này sẽ giúp bạn hình dung được bức họa bạn đang xem đã được hình thành vào thời đại lịch sử nào của Pháp.
6. Tháp Eiffel nằm ở đâu vậy?
Thứ nhất, đây là nơi thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất Paris từ trước đến giờ, vì thế bạn nên biết nó nằm ở đâu. Thứ hai, bạn chỉ cần ngước đầu cao lên một chút là có thể thấy rồi.
7. Hiện giờ giải đấu Tour de France có diễn ra hay không?
Tất cả những người dân Paris đều biết giải đấu Tour de France được diễn ra mỗi năm một lần vào tháng 7. Khi những tay đua chạm đến Paris, bạn sẽ biết vì thường thì họ sẽ đi qua các nơi nổi tiếng như con phố trung tâm mang tên Rivoli, khu vườn Tuileries, bảo tàng Louvre và hành trình kết thúc ở Champs-Élysées.
8. Tôi có thể mua một chiếc bánh mỳ sừng bò kẹp thịt được không?
Những chiếc bánh sừng bò được coi như một biểu tượng cho truyền thống ẩm thực bánh ngọt của Pháp. Vì thế, người dân Pháp sẽ không đời nào kết hợp loại bánh này với bất kỳ loại thịt nguội nào.
9. Tôi có thể mua một chiếc mũ nồi ở đâu?
Cuộc du ngoạn này của bạn không phải là phần 2 cho bộ phim "European Vacation" (tạm dịch là Kỳ nghỉ ở châu Âu), và bạn không phải là nam diễn viên Clark Griswold, cũng như việc bạn không nên đội một chiếc mũ nồi ra đường.
10. Tôi có thể lấy một chiếc đĩa bánh mỳ được không?
Ở Paris, bánh mỳ đã được cắt sẵn, bạn không cần tự mình cắt chúng. Vì thế, bạn nên đặt bánh mỳ trên khăn bàn để tiếp tục dùng cho món sau.

Bánh mỳ thường được cắt lát sẵn ở Paris. 
11. Đồ uống không có cỡ nào lớn hơn thế này ư?
Người dân Pháp thường sử dụng đồ uống không cồn có cỡ nhỏ bằng nửa của Mỹ. Vì thế, đừng phàn nàn gì với họ về vấn đề này.
12. Đây có phải là quán café trong phim "Inception" không?
Đây thực sự là một sự phiền phức của bất cứ du khách nào, ở bất cứ nơi đâu. Nếu bạn muốn trở thành một tay săn ảnh thì hãy tìm đến “Pont de Bir-Hakeim”, nó ở cây cầu phía dưới radar trong bộ phim ưa thích của bạn.
13. Tại sao tàu điện ngầm ở đây trông thô sơ thế nhỉ?
Tàu điện ngầm ở đây đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 1900, vì thế, nếu nó có chút gì thô sơ thì cũng dễ hiểu.
14. Bạn đang sử dụng hương nước hoa gì thế?
Được biết đến như những người khét tiếng về sự kín đáo và nóng nảy, phụ nữ Pháp dường như muốn giữ một chút bí mật gì đó trong hương thơm quyến rũ của mình. Vì thế, việc hỏi về loại vũ khí bí bật mà họ đang có là gì khá là bất lịch sự.
15. Vì sao taxi không dừng lại khi tôi gọi?
Người dân Pháp không đi tìm taxi, mà là taxi tự tìm đến họ. Tốt nhất là bạn nên đứng chờ ở nơi có biển “dành cho taxi” thay vì cứ đứng vẫy mỏi tay chờ đợi một chiếc taxi sẽ dừng vì bạn.
16. Bạn có thể chụp giúp một kiểu ảnh khi chúng tôi đang nhảy lên không?

Người Pháp không nhảy trên đường phố. 
Thứ nhất là người dân Pháp không nhảy trên đường phố và thứ hai là việc nhảy lên trong bức ảnh với họ trông thực sự hơi quá lố
Theo VnExpress
.

Những nhà hàng đắt nhất châu Âu

0 nhận xét
Để ăn một đĩa sò điệp bạn sẽ phải trả 162 USD khi tới nhà hàng Le Meurice, Paris. Một số nhà hàng khác ở châu Âu cũng có thực đơn đắt đỏ tương tự.

Nằm ở độ cao 2.468 mét trên khu nghỉ mát xa hoa của Thụy Sỹ, nhà hàng La Marmite tự nhận là nhà hàng sành ăn nhất trong dãy Alps. Một đĩa gan ngỗng, tôm hùm, trứng cá muối và thịt hun khói có giá 370 USD.
 
Cách đây 12 năm, giá một món ăn thấp nhất ở nhà hàng Sketch Lecture Room & Library, London đã là 66 USD.
 
Nhà hàng Noma ở Copenhagen, Đan Mạch 3 năm liền được Tạp chí Restaurant bình chọn là nhà hàng tuyệt vời nhất thế giới. Số lượng khách đến đây rất đông. Nhiều tờ tạp chí đã hài hước bình luận rằng nếu bạn đặt bàn ngay bây giờ, ít nhất trong một thế kỷ tới bạn sẽ nhận được bàn trống.
 
Nhà hàng Solo Per Due ở Vacone, Umbria, Italy cũng nằm trong top những nhà hàng đắt đỏ ở châu Âu. 'Solo per due' nghĩa là "chỉ hai chúng ta". Vì vậy bàn ăn cũng được kê phục vụ cho hai người, một menu chung, và đồng giá 435 USD cho mỗi người.
 
Đến với nhà hàng Pic, Valence khách hàng sẽ không có điều gì phàn nàn về thức ăn, cách phục vụ hay bày trí. Tuy nhiên rất có thể bạn sẽ phải hét lên khi nhìn thấy một set - menu có giá 445 USD.
 
Ở nhà hàng Paul Bocuse, Paris, một món soup với nấm truýp có giá 117 USD. Nhưng đó là thời giá từ năm 1975 và nay giá đã cao hơn rất nhiều.
 
Năm1987, Hoàng tử Rainier của Monaco thuê Alain Ducasse để tạo ra một nhà hàng tại khách sạn Hotel deParis. Một đĩa tôm hùm hấp tại nhà hàng Le Louis XV Alain Ducasse có giá 220 USD.
 
Một đĩa cá phèn với nấm truýp và đậu xay nhuyễn có giá 135 USD tại nhà hàng La Pergola, Rome.
 
Tại nhà hàng Le Meurice Paris, Pháp một đĩa sò điệp và nấm truýp đen có giá 162 USD.
 
Một cốc cà phê ở nhà hàng Les Airelles ở Courchevel, Pháp có giá vào tầm 7 - 8 USD.
 
Trang CNN vừa công bố danh sách 10 nhà hàng đắt nhất châu Âu dựa vào giá thành của các món ăn
.
Theo VnExpress

Các loại kem kỳ lạ nhất trên thế giới

0 nhận xét
Vốn là món giải khát phổ biến nhưng ở nhiều nước kem lại được sáng tạo khi kết hợp với cả thịt ngựa, hoa oải hương hay tỏi mang đến nhiều dư vị cho du khách.

Nếu có cơ hội hãy thử một trong những món kem kỳ lạ nhất thế giới dưới đây.
Kem Viagra, Venezuela
Các loại kem cổ điển có thể phải nhường chỗ cho loại kem dành cho người lớn, mang tên Viagra, được bán tại Heladería Coromoto, cửa hàng kem nổi tiếng ở Venezuela. Cửa hàng này không chỉ nổi tiếng vì đã làm các quý ông luôn phải xếp hàng dài ngoài cửa, mà còn tạo được dấu ấn với kỷ lục Guinness có gần 900 hương vị kem (mặc dù chỉ có khoảng 70 hoặc 80 loại kem là có sẵn hàng ngày).

Kem Viagra. Ảnh: thetrendguys
Ngoài hương vị Viagra ra, bạn còn có thể tìm thấy cả hương vị Coke, Diet Coke, tiêu ớt, và thậm chí cả cá ngừ. Lúc đầu thì bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi ăn một loại kem có màu xanh nước biển, gợi nhớ đến những viên thuốc màu xanh nho nhỏ, với các thành phần chính là một ẩn số, nhưng theo báo cáo sơ bộ thì loại kem này có chứa một ít chất kích thích "tự nhiên” từ một loài cây nào đó.
Kem Haggis ở London
Haggis là một món ăn truyền thống của Scotland, được làm từ nội tạng cừu sau đó được đóng vào hình dáng của một chiếc xúc xích. Bình thường món ăn này đã rất khó ăn nhưng Morelli, một cửa hàng trong hội chợ ẩm thực Harrods đã quyết tâm biến món ăn này thành một dạng khác mà họ cho là hấp dẫn hơn, đó là kem. Loại kem này có mùi vị khá mạnh mặc dù các thành phần đã bị nghiền nát ra trước khi làm kem.
Kem oải hương, Pháp
Cũng không phải quá bất thường khi chúng ta tìm thấy vài loại kem có mùi vị hương hoa ở đây như: hoa oải hương, hoa hồng, hoa nhài, hoa violet, và anh túc. Tại cửa hàng kem Fenocchio, ở Vieux Nice, bạn còn có thể tìm thấy các loại kem với mùi vị tương tự như ô liu đen, hương thảo, húng tây, húng quế và cà chua.
Người hâm mộ những loại kem này cảm thấy kem oải hương và hoa hồng vị thơm nhẹ, và khá tinh tế. Nhưng đối với người Mỹ thì họ có vẻ không thích thú với loại kem này cho lắm.
Kem Dondurma, Thổ Nhĩ Kỳ
Kem Thổ Nhĩ Kỳ, hay còn được gọi là dondurma, được làm bằng sữa dê với một một loại bột được làm từ củ phong lan khô. Bạn có thể mua loại kem này ở các quán cà phê, xe bán dạo ở Istanbul. Dondurma có vẻ dai hơn các loại kem thông thường, thậm chí đôi khi người ta phải dùng dao và dĩa để thưởng thức món ăn này. Dondurma tan rất chậm và thậm chí là không đông..

Kem làm từ bột củ lan khổ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: wiki
Kem Bia, Đức và Ai Cập
Bia luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm kem trên toàn thế giới. Từ các vườn bia ngẫu nhiên ở châu Âu cho đến các cơ sở thủ công ở Mỹ đều có xu hướng làm kem bia theo mùa. Tại cửa hàng kem Sarcletti ở Munich, Đức kem bia-lúa mì Bavarian thường được bắt đầu sản xuất từ tháng 9 cho ngày lễ Oktoberfest (lễ hội bia hàng năm vào tháng 10). Trong khi đó, nhà hàng Rustico ở Alexandria, Ai Cập luôn cho ra mắt các sản phẩm kem bia vào mùa hè, với các loại kem mùi vị bia hoa quả đến từ Bỉ.
Thực ra mùi vị của chúng ra sao còn tùy thuộc vào mỗi người thưởng thức tự cảm nhận như thế nào. Nhưng những fan hâm mộ của loại bia này thì cho rằng họ thích nhất là loại kem được làm từ bia Guiness, vì nó có mùi vị đặc trưng như sô cô la vậy. Loại kem này ngon nhất khi được sử dụng tươi, bởi cũng như các loại bia bình thường, kem bia sẽ trở nên đắng hơn vào ngày hôm sau.
Kem cam thảo, Thụy Điển
Kem Lakrits có thể trông giống như kem sô cô la đen hoặc kem sô cô la chip, nhưng chúng có chứa thêm thành phần salmiakki được người dân địa phương rất yêu thích, hay còn được biết đến như một loại cam thảo mặn. Tại Stockholm, ở cửa hàng kem có tên Glasshus, kem lakrits được bán với một màu đen như than. Trong khi đó, tại các siêu thị của thành phố, kem Lakrits được đóng gói dưới dạng kem que có hình tròn màu đen y như quả bóng trong trò chơi khúc côn cầu, chỉ với một lớp phủ cam thảo bên ngoài. Ngay cả với những người yêu thích cam thảo, họ đều cảm thấy mùi vị này khá đậm.
Kem sầu riêng, Philippines
Kem sầu riêng được khá nhiều hãng sản xuất nhắm đến như một loại kem đặc biệt cho mình. Có rất nhiều người yêu nó (hầu hết là ở châu Á), nhưng cũng có khá nhiều người ghét cay ghét đắng vì mùi thơm có phần nổi trội của nó. Nhà sản xuất kem sữa Arce tại địa phương không chỉ sản xuất kem sầu riêng mà còn sử dụng mít, quả bơ và pho mát cheddar để chế tạo kem.
Nếu bạn muốn thử ăn sầu riêng, ăn thử kem sầu riêng trước là điểm khởi đầu khá lý tưởng. Người hâm mộ nói loại kem này ngọt, nhưng vẫn có mùi đặc trưng của sầu riêng.
Kem tôm dứa, Đài Loan
Nằm trong thị trường cá tại cảng Keelung của Bisha, có một thực đơn kem vô cùng độc đáo, với tên gọi giống các món khai vị quyến rũ: tôm dứa, mực, đậu phộng và rượu vang băng, hoặc xoài kết hợp rong biển.
Người thích món kem này cho rằng nó không phải có mùi tanh như hải sản, và thường có mùi vị ngon hơn khi được rắc thêm một chút cá khô hoặc trứng cá khô.
Kem thịt ngựa sống, Tokyo
Trong khu trung tâm mua sắm Sunshine City, Tokyo bạn sẽ tìm thấy điểm dừng chân được gọi là “Thành phố kem”, nơi bạn có thể tìm cho mình các loại kem kì lạ và đáng kinh ngạc được làm từ bạch tuộc, rắn, hay " thịt bò sống vanilla," và cả thịt ngựa sushi nữa.
Cũng giống như kem vani, nhưng kem thịt ngựa có thêm một chút gì đó hơi dai dai, một chút ngọt ngào, nhưng ngọt theo cách chúng ta ăn thịt nai sống.

Kem thịt ngựa nổi tiếng Nhật Bản. Ảnh: haikugirl
Kem tỏi, Mỹ
Đây không hẳn là điều gì đó quá bất ngờ, khi người ta có thể chế tạo được kem tỏi tại nơi lễ hội Tỏi thường niên được diễn ra. Bạn có thể nhận được những viên kem miễn phí tại lễ hội này vào tháng 7 hàng năm, hoặc thử mua chúng ở một cửa hàng tỏi thuộc trung tâm thương mại Gilroy, Canifornia, Mỹ.
Những gì bạn cảm nhận thấy lúc đầu là vị mềm mại ngọt ngào giống như kem vani, nhưng sau đó, dư vị còn lại khá lạ và khó ăn.
Kem thịt lợn xông khói, Mỹ
Bất cứ ai từng ăn thử khoai tây chiên nhúng sối sô cô la sẽ hiểu được mùi vị mặn ngọt kết hợp này. Cửa hàng kem dọc theo bãi biển Rehoboth, Delaware trước đây đã từng sử dụng thịt lợn tươi để chế tạo kem thịt lợn, và sau đó không lâu, họ đã phát triển thành công thêm hai sản phẩm nữa, đó là kem thịt lợn xông khói và kem thịt lợn xông khói bọc sô cô la.
Theo VnExpress