Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Các chi phí thực tế của du lịch đến World Cup

0 nhận xét
Khoảng 600.000 người hâm mộ bóng đá đã thực hiện theo cách của họ để Brazil và ở khoảng $ 2.5k chi tiêu bình quân đầu người (theo nguồn govt) đó là $ 1,5 tỷ giá trị giá trị của Real Brazil đã được / đang được mua tại một thời điểm khi các ngân hàng trung ương cũng đã được can thiệp để chống đỡ cho đồng tiền yếu kém và kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng trung ương đã bán được hoán đổi ngoại hối và dòng tín dụng ngoại tệ để hỗ trợ thực kể từ tháng Tám, khi đồng tiền giảm xuống còn một năm năm thấp 2,4549 mỗi USD. Ngân hàng trung ương mở rộng $ 60000000000 chương trình can thiệp tiền tệ trong tháng này sau khi lạm phát tăng lên 6,37% vào tháng Năm, đến gần cuối top 6,5% kế hoạch của cả nước.
Lợi nhuận của tiền tệ trong năm nay theo ba năm liên tiếp thua lỗ khi giảm 33% so với đồng USD. Người hâm mộ từ châu Âu sẽ tìm thấy yếu đồng euro tăng 6,6% so với thực năm nay, người hâm mộ Anh cũng sẽ nhận được ít hơn cho tiền của họ sau khi đồng bảng Anh giảm 2,9% và thực tế đã đạt được 5,5% so với đồng USD, làm cho tất cả mọi thứ từ các khách sạn để xe taxi để đồ uống đắt tiền hơn cho du khách nước ngoài.
Real Brazil thực sự không giá rẻ
Nhưng sáu tháng kể từ bây giờ, khi giải đấu kết thúc, thực sự sẽ rẻ hơn gần 7% tại 2,4 đến đồng bạc xanh theo dự báo trung bình của 28 nhà chiến lược khảo sát của Bloomberg.
Hơn từ họ đây
Đã làm bất cứ độc giả của chúng tôi ra ở Brazil có được trước của đường cong để mua số thực năm ngoái?Làm cho chúng tôi biết, và gửi một số giai thoại từ chuyến đi của bạn đến nay.

Việt Nam đồng mạnh hay yếu?

0 nhận xét

Giá trị thực của Việt Nam đồng đang tăng lên, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu.

Đồng Việt Nam là một tiền tệ yếu? Câu trả lời không đơn giản bởi thực tế có nhiều hiện tượng dễ gây nhầm lẫn về giá trị thực của tiền. 

Hiện tượng thứ nhất thường phổ biến trong cuộc sống thường ngày khi một người tiêu dùng cần mất nhiều tiền hơn để mua một loại hàng hóa nào đó. Dẫn đến tâm lý cho rằng, tiền đang mất giá. Nhưng đó là mất giá về mặt danh nghĩa do lạm phát tăng cao. 


Hiện tượng thứ hai được quan sát từ biến động tỷ giá. Tỷ giá USD/VND một năm qua tăng từ khoảng hơn 20.800 đồng đổi 1 USD vào đầu năm 2013 lên khoảng 21.100 đồng đổi 1 USD vào đầu năm 2014. Chưa kể tới việc tỷ giá đột ngột tăng nóng do diễn biến căng thẳng trên biển Đông suốt hơn 1 tháng qua. Ngày 5/6, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp giá bán USD kịch trần ở mức 21.246 đồng/USD.

Như vậy đồng nghĩa với việc cần nhiều VND hơn để đổi 1 USD và dễ dàng đi đến kết luận VND đang mất giá.

Việt Nam nằm ở vùng màu đỏ - thể hiện sự định giá cao so với giá trị thực so với USD
Việt Nam nằm ở vùng màu đỏ - thể hiện sự định giá cao hơn giá trị thực 38,5% so với USD 
(Nguồn: Big Mac index/The Economist)

Theo chỉ số Big Mac Index của The Economist (cập nhật đến tháng 1/2014), đồng Việt Nam (VND) đang được định giá thấp hơn giá trị thực 38,5% so với đô-la Mỹ, 42,7% so với Euro và 38,5% so với Bảng Anh. 

Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện trên đều chỉ thể hiện cho giá trị danh nghĩa của VND và không đồng nghĩa với việc VND là một tiền tệ yếu.

Trái lại, theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) năm 2014, giá trị thực của VND có xu hướng chung là tăng trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay và còn tăng tiếp trong những năm sau.

Về lý thuyết, khi giá trị thực của đồng nội tệ tăng cao, chi phí sản xuất trong nước cũng tăng theo, sản phẩm xuất khẩu cũng trở nên đắt hơn tương đối so với quốc gia khác. Sự đánh đổi của một quốc gia khi có một đồng nội tệ mạnh chính là sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo định nghĩa của OECD (2010), tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa (NEER) là tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng tiền ngoại tệ của các nước khác với quyền số là tỷ trọng thương mại hoặc thanh toán quốc tế của nước đó với các nước kia.

Tỷ giá hữu hiệu thực (REER)được tính dựa trên NEER và điều chỉnh để loại bỏ lạm phát.
Nguồn:
UBKTQH và UNDP, 2013. Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu. Ch.2.
Để nhận biết giá trị thực của đồng nội tệ, có thể sử dụng tỷ giá hối đoái thực đối với các ngoại tệ chính. Chẳng hạn, có thể sử dụng tỷ giá thực để theo dõi giá trị thực của đồng nội tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp trên là phải theo dõi biến động giá trị thực đối với từng cặp tiền tệ cơ sở, chẳng hạn giữa USD/VND hay EUR/VND,... 

Để khắc phục nhược điểm trên, việc sử dụng hai chỉ số tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa (NEER) và tỷ giá hữu hiệu thực (REER) là cần thiết để giá trị đồng nội tệ có thể được phản ánh cùng một lúc trong mối tương quan về tỷ giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính. 

Việt Nam hiện không công bố chính thức số liệu NEER hay REER. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tính toán NEER và REER của Việt Nam và cho ra kết quả với xu hướng biến động thống nhất, dù có thể con số cụ thể khác nhau do phạm vi và tần suất số liệu sử dụng khác nhau. 

Nghiên cứu của VEPR (2014) chỉ ra rằng, NEER chỉ tăng nhẹ trong hai năm 2014 và 2015 nhưng REER sẽ tăng liên tiếp với tốc độ mạnh hơn NEER trong cùng kỳ. Qua đó, tiếp tục xu hướng gia tăng khoảng cách giữa NEER và REER vốn đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2004, chủ yếu do tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng cao kể từ thời điểm này.

Gafin

Bên cạnh đó, REER ngày càng tăng cao cho thấy giá trị thực của VND sẽ không ngừng tăng. Hệ quả là, khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ bị suy giảm. VEPR (2014) cũng đưa ra cảnh báo, nếu REER giảm 2-3% những vẫn còn mạnh, thì sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Để cải thiện REER, cơ quan điều hành có thể phá giá đồng nội tệ hoặc làm giảm lạm phát. Trong trường hợp của Việt Nam, nếu lựa chọn phá giá nội tệ thì có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn. Nhưng để lạm phát giảm xuống thì buộc phải chấp nhận tăng trưởng yếu đi cùng với sự thắt chặt tiền tệ và (hoặc) tài khóa. 

Trong phát biểu cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Nguyễn Văn Bình đã khẳng định: “Để có thể khuyến khích xuất khẩu, để đồng Việt Nam không bị định giá quá cao, thì việc Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp cũng là việc xã hội rất quan tâm".

Chuyện giá trị thực của đồng Việt Nam ở mức cao, một mặt luôn là thách thức đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và mặt khác, cũng là thách thức đối với sức cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam. Khi xu hướng thương mại tự do mở rộng, Việt Nam sẽ có cơ hội đón nhận những cơ hội, đồng thời cũng phải đối đầu với những thách thức. 

Để thành công, khả năng cạnh tranh của hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cả hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước đều cần được chú trọng. Một đồng nội tệ có giá trị thực quá cao sẽ gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh cần có của nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của quá trình tự do hóa mới. 

Ngân hàng nào có mạng lưới lớn nhất Việt Nam?

0 nhận xét

Với hơn 900 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất, trải rộng khắp cả nước.

Ngày 23/10/2013, Thông tư 21 của NHNN về mạng lưới hoạt động ngân hàng thương mại đã tạo lập cơ sở pháp lý mới cho việc thiết lập, tổ chức và hoạt động của mạng lưới một số ngân hàng thương mại. Quy định mới đã phần nào siết chặt kiểm soát với việc mở rộng mạng lưới của các ngân hàng, hạn chế việc mở rộng từ đó tới nay.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tới 31/12/2013, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện dẫn đầu về số chi nhánh và sở giao dịch với con số 943. Trang web của Agribank cho biết, hiện ngân hàng có tổng cộng 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành với hơn 40.000 nhân viên.

Ngân hàng TMCP Công thương VietinBank (mã CTG) là ngân hàng xếp thứ hai với 153 chi nhánh và sở giao dịch. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mãBID) có 120 sở giao dịch và chi nhánh, là ngân hàng có mạng lưới lớn thứ 3 trong nhóm ngân hàng G12.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) xếp sau với số lượng chi nhánh và sở giao dịch lần lượt là 81, 80. Eximbank là ngân hàng có số chi nhánh, sở giao dịch ít nhất với số lượng 42 trong nhóm 12 ngân hàng này.

Các chi nhánh, phòng giao dịch của hầu hết các ngân hàng thương mại có mật độ tập trung cao tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. 


Điểm mặt tình hình, triển vọng các nền kinh tế lớn trên thế giới

0 nhận xét

Nền kinh tế toàn cầu đang lê bước không đều, trong bối cảnh nhiều cường quốc vẫn phải vật lộn để có thể tăng trưởng ổn định.


Châu Âu rơi vào tình trạng loạng choạng. Kinh tế Nhật Bản bất ngờ đi lên, trong khi kinh tế Trung Quốc đang “nguội” dần. Còn “người khổng lồ” Mỹ dường như ngày một khỏe hơn.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng trung ương đặt ra mục tiêu chi cấp gói kích thích đúng liều, không quá nhiều và cũng không quá ít. Các nỗ lực của các ngân hàng cho đến nay đang đem lại lợi ích cho nhiều dân thường - những người đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt việc làm và mức lương trì trệ.

Tình trạng phục hồi kinh tế không đồng đều tính trên quy mô toàn cầu. Trong quý 1/2014, nhịp độ tăng trưởng của 18 quốc gia châu Âu sử dụng đồng euro yếu ngoài dự đoán, trong khi cùng kỳ kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với nhịp độ nhanh nhất trong gần ba năm qua.

Còn bức tranh kinh tế Mỹ khá lộn xộn: Sản lượng công nghiệp đi xuống, nhưng lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp có xu hướng giảm dần, một dấu hiệu cho thấy hoạt động tuyển dụng nhân lực sẽ tiếp tục tăng. Tại Trung Quốc, hoạt động thương mại sa sút giữa lúc khu vực chế tạo giảm tốc.

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều có chung dự đoán: những kết quả không đồng nhất phát đi từ những nền kinh tế lớn dường như đang khẳng định kinh tế thế giới trong năm nay chỉ tăng trưởng khiêm tốn. Jay Bryson, chuyên gia kinh tế tại Wells Fargo Securities, nhận định kinh tế thế giới đang đi lên, mặc dù không mạnh như nhiều người mong muốn. Bryson ước tính nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay đạt 3,5%, so với mức tăng 3% năm 2013.

Các ngân hàng trung ương lớn đã theo đuổi chính sách lãi suất thấp để nỗ lực thuyết phục các doanh nghiệp vay mượn và chi tiêu. Hành động này của các ngân hàng đã nâng đỡ thị trường chứng khoán tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, khi "xúi giục" nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu có mức lợi suất thấp sang chứng khoán.

Kinh tế châu Âu

Trong quý 1/2014, nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng vỏn vẹn 0,2% so với quý trước đó, chỉ bằng một nửa mức mà các chuyên gia phân tích kỳ vọng. Mặt bằng kinh tế châu Âu đang có độ vênh lớn: Trong khi kinh tế Đức rảo bước mạnh mẽ với tốc độ 0,8%, thì kinh tế Hà Lan lại tụt dốc tới 1,4%.

Toàn cảnh bức tranh ảm đạm của kinh tế châu Âu khiến Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đối mặt với sức ép lớn phải bơm thêm các biện pháp kích thích vào nền kinh tế. Mức lãi suất âm đối với tiền mà các ngân hàng gửi tại ECB sẽ thúc đẩy các ngân hàng tích cực hơn trong việc cho doanh nghiệp và hộ gia đình vay vốn.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng trong thời gian tới ECB có thể sẽ mua trái phiếu, "đua" theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE). Động thái này của ECB có thể sẽ làm giảm lãi suất trong thời gian dài hạn hơn và khuyến khích vay mượn.

Mục tiêu chính của ECB là giảm giá đồng euro so với đồng USD và các tiền tệ mạnh khác, để có thể tăng cường xuất khẩu và kiến tạo việc làm. Đồng thời, nó có thể giúp cải thiện tình trạng lạm phát đang thấp ở mức báo động tại 18 quốc gia sử dụng đồng euro. Xu hướng lạm phát thấp có thể khiến tăng trưởng trì trệ, trong bối cảnh nhiều người tiêu dùng trì hoãn mua hàng.

Kinh tế Nhật Bản

Trong quý 1/2014, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng với nhịp độ 5,9% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong gần ba năm qua. Nhưng phần lớn mức tăng này được “tiếp lửa” bởi người tiêu dùng và doanh nghiệp tranh thủ chi tiêu trước khi thuế bán hàng tăng (từ ngày 1/4/2014). Khi xu hướng tăng chi tiêu “phai nhạt”, các chuyên gia phân tích sợ rằng sức phục hồi của kinh tế Nhật Bản sẽ chậm lại.

Kể từ khi nhậm chức vào cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt tay vào kế hoạch thúc đẩy kinh tế thông qua tăng chi tiêu của chính phủ, áp dụng chính sách tiền tệ cực lỏng, đồng thời cải cách chính sách lao động và phương thức quản lý của chính phủ.

Chính sách này được các chuyên gia phân tích cho là sẽ giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài. Tuy nhiên, có hai thách thức lớn ở phía trước: Việc thực hiện các cuộc cải cách có thể vấp phải những khó khăn về mặt chính trị. Thứ hai, nợ của Chính phủ Nhật Bản hiện gấp đôi quy mô của nền kinh tế và tình hình này đòi hỏi Tokyo phải thắt thặt ngân sách.

Các chuyên gia phân tích cho rằng Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda sẽ phải đối mặt với sức ép duy trì lãi suất cực thấp để đối phó với những thách thức này.

Kinh tế Mỹ

Thời tiết mùa Đông khắc nghiệt đã làm giảm sức phục hồi của Mỹ. Nhưng nền kinh tế lớn nhất hành tinh đã xuất hiện những đốm sáng: hoạt động tuyển dụng tăng, người Mỹ bắt đầu mở hầu bao chi tiêu, lạm phát đang hướng tới mức 2% - mức mục tiêu của Fed. Tỷ lệ lạm phát tăng có thể là dấu hiệu cho thấy “sức khỏe” của nền kinh tế vì nó thường phản ánh việc người tiêu dùng/doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn.

Trong tháng 4/2014, kinh tế Mỹ có thêm 288.000 việc làm. Tính từ đầu năm tới nay, lượng việc làm mới trung bình đạt 214.000/tháng, so với mức 194.000 việc làm/tháng trong năm 2013. Việc làm nhiều lên có nghĩa là hoạt động chi tiêu được hỗ trợ.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này trong quý đầu tiên của năm nay giảm 1%, gấp đôi mức giảm dự kiến của các chuyên gia phân tích, do thời tiết khắc nghiệt. Dự báo, kinh tế Mỹ trong quý 2 này sẽ phục hồi, với mức tăng ít nhất 3,5%/năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang lấy lại phong độ, Chủ tịch Fed Janet Yellen thu lại dần các biện pháp kích thích kinh tế. Với việc giảm dần quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng, lãi suất dài hạn của Fed có xu hướng sẽ hạ. Fed tuyên bố sẽ duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, ngay cả khi chương trình mua trái phiếu kết thúc - có thể vào cuối năm nay.

Kinh tế Trung Quốc

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại sau khi đã chạy với tốc độ cao trong hơn một thập kỷ. Trong quý 1 vừa qua, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,4% so với quý 1 năm ngoái. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng cường quốc này cần phải “quen dần” với xu hướng tăng trưởng chậm. Bắc Kinh đang nỗ lực dịch chuyển nền kinh tế sang hướng dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng các ngân hàng Trung Quốc đã “tiếp tay” cho hoạt động đầu tư thái quá vào bất động sản, với rủi ro tiềm tàng là bơm phồng bong bóng tín dụng.

David Kelly, chiến lược gia hàng đầu về thị trường tại J.P.Morgan Funds, nhận định: trong thời kỳ khủng hoảng, các ngân hàng trung ương có thể đem lại sự đổi thay lớn khi “vỗ về” thị trường tài chính bằng một lượng lớn tiền mặt. Nhưng biện pháp này xem ra không hiệu quả để có thể giúp các nền kinh tế tăng trưởng yếu quay về mức bình thường. Mục tiêu trên đòi hỏi không phải là sự “chăm sóc” cấp tập từ phía các ngân hàng trung ương, mà là các doanh nghiệp phải có đủ lòng tin để đầu tư, cũng như người tiêu dùng có đủ lòng tin để mua sắm.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

LỊCH THI ĐẤU World Cup 2014 Brazil

0 nhận xét
Lịch thi đấu World Cup 2014 diễn ra từ 12/6 - 13/7/2014 trên đất Brazil với sự góp mặt của 32 đội bóng hàng đầu thế giới. Thể thao 247 trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Lịch thi đấu World Cup 2014 chính xác nhất.

Lịch thi đấu World Cup 2014


Chi tiết lịch thi đấu World Cup 2014 Brazil theo từng ngày từ ngày 13/06 đến ngày 14/07/2014

THỨ 6 - 13/6/2014 
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
FT

Brazil
Neymar 29', 71'
Oscar 90'

3-1
Croatia
Marcelo 11'

FT

Mexico
Peralta 61'

1-0Cameroon
THỨ 7 - 14/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
FT
Tây Ban Nha

Alonso 27' (penalty)
 1-5 
Hà Lan
Persie (44'-72')
Robben(53'-80')
De Vrij 64'
FT
Chile
Alexis 12’
Valdivia 14’
Beausejour 92’
 3-1 
Australia
Cahill 35’
23:00Colombia v Hy Lạp
CHỦ NHẬT - 15/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Uruguay v Costa Rica
05:00Anh v Italia
08:00Bờ Biển Ngà v Nhật Bản
23:00Thụy Sỹ v Ecuador
THỨ 2 - 16/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Pháp v Honduras
05:00Argentina v Bosia-Herzegovina
23:00Đức v Bồ Đào Nha
THỨ 3 - 17/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Iran v Nigeria
05:00Ghana v Mỹ
23:00Bỉ v Algeria
THỨ 4 - 18/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Brazil v Mexico
05:00Nga v Hàn Quốc
23:00Australia v Hà Lan
THỨ 5 - 19/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Tây Ban Nha v Chile
05:00Cameroon v Croatia
23:00Colombia v Bờ Biển Ngà
THỨ 6 - 20/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Uruguay v Anh
05:00Nhật Bản v Hy Lạp
23:00Italia v Costa Rica
THỨ 7 - 21/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Thụy Sỹ v Pháp
05:00Honduras v Ecuador
23:00Argentina v Iran
CHỦ NHẬT - 22/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Đức v Ghana
05:00Nigeria v Bosnia - Herzegovina
23:00Bỉ v Nga
THỨ 2 - 23/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Hàn Quốc v Algeria
05:00Mỹ v Bồ Đào Nha
23:00Australia v Tây Ban Nha
23:00Hà Lan v Chile
THỨ 3 - 24/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Cameroon v Brazil
03:00Croatia v Mexico
23:00Costa Rica v Anh
23:00Italia v Uruguay
THỨ 4 - 25/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhật Bản v Colombia
03:00Hy Lạp v Bờ Biển Ngà
23:00Nigeria v Argentina
23:00Bosia - Herzegovina v Iran
THỨ 5 - 26/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Honduras v Thụy Sỹ
03:00Ecuador v Pháp
23:00Bồ Đào Nha v Ghana
23:00Mỹ v Đức
THỨ 6 - 27/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Algeria v Nga
03:00Hàn Quốc v Bỉ
THỨ 7 - 28/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
23:00Nhất A v Nhì B
CHỦ NHẬT - 29/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất C v Nhì D
23:00Nhất E v Nhì F
THỨ 2 - 30/6/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất D v Nhì C
23:00Nhất B v Nhì A
THỨ 3 - 01/07/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất G v Nhì H
23:00Nhất F v Nhì E
THỨ 4 - 02/07/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất H v Nhì G
THỨ 6 - 04/07/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
23:00 Nhất E - Nhì F v  Nhất G - Nhì H
THỨ 7 - 05/07/2014 - TỨ KẾT
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất A - Nhì B v Nhất C - Nhì D
23:00Nhất F - Nhì E v Nhất H - Nhì G
CHỦ NHẬT - 06/7/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Nhất B - Nhì A v Nhất D - Nhì C
THỨ 4 - 09/7/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Cặp (Nhất A/Nhì B - Nhất C/Nhì D) v Cặp (Nhất E/Nhì F - Nhất G/Nhì H)
THỨ 5 - 10/7/2014 - BÁN KẾT
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Cặp (Nhất B/Nhì A - Nhất D/Nhì C) v Cặp (Nhất F/Nhì E - Nhất H/Nhì G)
CHỦ NHẬT - 13/7/2014
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
03:00Thua Bán kết 1 v Thua Bán kết 2

THỨ 2 - 14/7/2014 - CHUNG KẾT
Thời gianChủ nhàKháchTrực tiếp
02:00Thắng BK 1 v Thắng BK 2