Đôi khi, những nỗi thất vọng lớn nhất của tôi là vì tôi đã kỳ vọng vào một điều gì đó hoàn toàn thiếu lý trí.
Có thể bạn cũng biết Robert Lucas. Năm 1995, ông được trao giải Nobel Kỷ niệm Kinh tế học. Giải thưởng này cũng được gọi là giải Nobel Kinh tế học, và là một trong những giải thưởng có uy tín nhất, mặc dù người ta không xếp nó vào 5 giải Nobel bình thường (vì nó được đưa ra và tài trợ bởi Ngân hàng Thuỵ Điển, nhằm tưởng nhớ Alfred Nobel).
Nhưng điều “ngộ nghĩnh” là vợ cũ của Lucas đã được nhận một nửa từ số tiền thưởng 1 triệu đôla của ông – tức là 500.000 đôla. Đúng, chính là vợ CŨ của ông. Thực tế, họ đã ly dị vào năm 1988, nhưng trong phần phân chia tài sản, bà ấy đã yêu cầu luật sư thêm vào một điều khoản “bé nhỏ”: “Người vợ sẽ nhận được 50% số tiền thưởng của bất kỳ giải thưởng Nobel nào”. Và điều khoản đó cũng có “ngày hết hạn” là 31/10/1995. Lucas đã giành giải Nobel vào ngày 10/10/1995.
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng việc bà vợ kỳ vọng chồng mình giành giải Nobel quả là… không có lý trí! Có bao nhiêu người giành được giải Nobel cơ chứ? Thế nhưng vợ cũ của Lucas thì có vẻ rất chắc chắn rằng những thành tựu của chồng mình sẽ được thừa nhận, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Trong vòng 7 năm – hẳn bà đã nghĩ như vậy. Như vậy tức là, hoá ra kỳ vọng của bà là hoàn toàn… rất lý trí. Và rất ngộ nghĩnh là Lucas đã được vinh danh vì lý thuyết kinh tế của ông, có tên gọi là “Những kỳ vọng lý trí.”
Read more »