Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Truyện cười dân gian tổng hợp phần I

0 nhận xét
Truyện cười dân gian tổng hợp phần I


Đánh quân ngũ sách

Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm. Sáng hôm sau đem lên công đường để tâng công. Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi, hỏi:
- Bẩm quan đánh bao nhiêu ạ?
Quang đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng ù lúc gà gáy, bảo:
- Ðánh quân ngũ sách!
___________________________________________________________________________

Diêm vương thèm ăn thịt

Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt.
Hồn nó về chầu Diêm vương. Diêm vương hỏi:
- Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
- Dạ, họ bắt tôi làm thịt!
- Ðược rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?
- Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
- Rồi sao nữa!
- Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi họ xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào nồi. Rồi thì... họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên. ..
- Thôi! Thôi... đừng nói nữa mà tao thèm!
_____________________________________________________________

Kiện ruồi

Có một anh thật thà chất phác, nhiều khi thật thà chất phác đến nỗi ngớ ngẩn. Năm nọ đến bữa giỗ cha, anh ta mua thịt, gạo nếp về làm cỗ cúng. Mâm cỗ vừa đặt lên bàn thờ, nén hương chưa kịp thắp thì mấy con ruồi láo xược đã dám bậu lên bát nọ, đĩa kia rồi. Anh ta cho là bầy ruồi vô phép, liền làm đơn đến cửa quan kiện.
Nghe anh ta phân xử đầu đuôi, quan phán:
- Từ nay hễ thấy ruồi đậu ta cho phép mày đập.
Nào ngờ, quan vừa xong, một con ruồi từ đâu bay tới, đậu giữa mặt quan.
Anh nông dân giang thẳng cánh tay nhè mặt quan "bốp". Bị tát một cái như trời giáng, quan tức quá mà không làm gì được.
Sưu tầm

Trả ơn con lợn...

0 nhận xét
Trả ơn con lợn...

Có hai anh kết nghĩa đen sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp.Năm bảy phen nhứ thế, anh này giận lắm.
Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào. Vào đến nơi, quan chào hỏi cồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.

- Tao trả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt ban cũ!
Sưu tầm

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Ba chọc...

0 nhận xét
Ba chọc...

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:

- Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?

Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:

- Dạ, hơn quan đấy ạ.

Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:

- Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?

- Dạ, tôi lỡ lời!

Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:

- Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.

Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:

- Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?

Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:

- Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.


Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Sưu tầm

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Nói khoác gặp nhau

0 nhận xét
Nói khoác gặp nhau

Có một anh đi làm ăn xa, lâu ngày về làng, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện lạ.
Xin kể cho nghe.
Anh nọ được dịp nói khoác:
- Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:
- Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹlớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
- Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.
Anh kia cười ranh mãnh:

- Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?
Sưu tầm

Khôn ra...

0 nhận xét
Khôn ra

Một lão nhà giàu đi dạo chợ quê xem có món hàng nào hời sẽ mua tích trữ.
Thấy một chú bé cứ nhai mãi mấy hột táo, bèn hỏi:
- Này nhóc, mày nhai mãi mấy hột táo ấy để làm gì?
- Thưa ông, để cho khôn người ra.
- Thế à? Bán cho tao vài hột được không?
- Thưa ông, mười đồng hai hột.
- Ðược, tiền đây.
Lão ta đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để. Nhaimãi, một lúc sau lão ta hỏi chú bé:
- Này nhóc! Tao nhai từ nãy đến giờ chả thấykhôn ra tí nào. Trong khi đó với mười đồng, tao có thể mua hàng rổ táo của những ngườikhác.

- Ðấy! Ðấy! Ông khôn ra rồi đấy! - Chú bé đắc chí kêu lên.
Sưu tầm

Chàng rể khôn...

0 nhận xét
Chàng rể khôn

Một chàng rể khôn ngoan đến nhà cha mẹ vợchơi.
Người nhà dọn cơm mời ăn, chàng vui vẻ vào bàn. Bởi đang đói, anh ta quất một hơi hết sạch cơm trong tượng, bụng vẫn còn thòm thèm nhưng không dám biểu bới thêm. Sẵn dịp bố vợ nói chuyện mua nhà, anh ta nhân thể nói luôn:
- Thưa cha, bên làng con có người muốn bán cái nhà, cây cột vẫn còn tốt, cột cái ước chừng bằng cái tượng cơm của cha đây.
Ông bố vợ thấy tượng cơm đã hết, rầy tụi nhỏ và hối chúng bới thêm cơm cho chàng rểquý. Chàng rể thả dàn, chén thêm đến căng cả bụng. Ông bố vợ hỏi tiếp có vẻ sốt sắng:
Vậy chứ ngôi nhà đó, nó bán bao nhiêu con?
Chàng rể ung dung trả lời:

- Thưa cha, lúc trước nghèo, không có cơm ăn, nó đòi bán, chớ bây giờ nó no đủ rồi, nó không bán nữa.
Sưu tầm

Cấy rẽ ruộng chúa Liễu

0 nhận xét
Cấy rẽ ruộng chúa Liễu

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sông xin cấy rẽ. Quỳnh khấn và xin âm dương xem Chúa thuận lấy gốc hay lấy ngọn. Ban đầu chúa thuận lấy ngọn thì Quỳnh trồng rặt thứ khoai lang. Đến lúc được ăn, Quỳnh đào lấy củ, còn bao nhiêu dây ngọn đem nộp chúa
Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa thuận lấy gốc để ngọn cho Quỳnh, thì Quỳnh trồng các thứ lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt lấy bông, còn bao nhiêu gốc rạ đem nộp Chúa.
Chúa hai lần mắt hợm, tức lắm, song đã tróthứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc, lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh vờ kêu ca:
- Chị lấy thế thì em còn được gì nữa!
Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng rặt ngô, đến kỳ bẻ ngô, bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn và gốc thì đem nộp Chúa.

Chúa mắc mưa Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ này, Quỳnh đã kiếm được cái vốn to rồi.
Sưu tầm

Dòm nhà quan bảng...

0 nhận xét
Dòm nhà quan bảng...
Trạng Quỳnh – Dòm nhà quan bảng
Ðồn rằng Quỳnh sinh cùng thời với Thị Ðiểm. Quan Bảng sinh ra thị Ðiểm, dạy học trò đông lắm. Trạng Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Ðiểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên.
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn.

Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ưa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.
Sưu tầm

Trả nợ anh lái đò...

0 nhận xét
Trả nợ anh lái đò...
Truyện Trạng Quỳnh

Quỳnh thường đi đò ngang, khất chịu tiền, lâu quá món nợ tích lại cũng khá nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:
- Ừ, đợi đấy, vài hôm nữa, sẽ trả đầy đủ.
Ở giữa sông có một cồn cát, bỗng xuất hiện một cái nhà nhỏ, lợp lá gồi. Người ta đồn rằng đó là cái lầu yết thơ của Trạng. Thế là mọi người tò mò rủ nhau đi xem. Muốn ra nơi cồn nát, chỉ có con đường đò ngang, mới đầu chỉ lưa thưa ít người. Ra đến nơi họ thấy có một cái biển đề mấy chữ bằng vôi trắng “Cha đứa nào kể với đứa nào”.
Tất nhiên khi về, gặp người khác hỏi thì ai cũng trả lời độc một câu:”Ra mà xem!”
Cũng có người tếu tán thêm: “Hay lắm, ra mà xem.”
Thế là thiên hạ lũ lượt kéo nhau ra xem “lầuyết thơ của Trạng”, lúc đầu là người trong làng, rồi các làng lân cận, lan ra đến cả tổng. Còn anh lái đò chèo mệt nghĩ, nhưng hả hê với số tiền lớn thu được của khách, cho đến khi người ta biết là bị Quỳnh cho “quả lừa” thì mới vơi khách.
Anh lái đò vãn việc, chợt nhớ món nợ của Quỳnh, mới đến hỏi.
Quỳnh mắng:
- Ai nợ nhà anh? Anh nợ ta thì có. Nhờ mẹo của ta mà anh vớ bở; ta chưa hỏi phần của ta đấy. Thôi ta cứ gửi lại đó mà trừ dần cho tiền đò sau này.

Anh lái đò chợt hiểu, cười sung sướng, rồi cám ơn Quỳnh rối rít.
Sưu tầm

Đầu to bằng cái bồ...

0 nhận xét
Đầu to bằng cái bồ...
Truyện Trạng Quỳnh
Quỳnh khi còn bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đã khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn.
Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:
- Chúng bay làm kiệu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.
Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân, mệt thở không ra hơi. Quỳnh thấy thế bảo:
- Ðứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.
Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:
- Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đãra đấy!

Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền. Quỳnh chạy vào trongbuồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.
Sưu tầm

Dê đực chửa...

0 nhận xét
Dê đực chửa...

Tiếng tăm về cầu bé thần đồng ở vùng Thanh Hóa bay đến kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thật như thế nào, bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không nộp sẽ bị trị tội. Dân chúng phủ Thanh Hóa hốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Biết chuyện đó, Trạng Quỳnhnói với bố:
- Về việc ấy xin Thầy đừng lo. Thầy cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng.
Nghe con nói, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại với dân làng. Không có cách nào khác mọi người đành làm theo lời yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô đúng lúc nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Vua sai lính lôi đứa bé đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đãy là vua, càng gào to, kể lể:
- Mẹ tôi chết đã mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi vẫn không chịu đẻ em bé cho tôi bế…
Vua cho là đùa bé bị bệnh dại ngây, cười và nói:
- Mày thật là đần độn, đàn ông mà đẻ sao được!
Bãy giờ Quỳnh nín bặt, đứng chắp hai tay nói rất trang nghiêm:
- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôiphải nộp dê đực chửa.

Nghe nói, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé ở Thanh Hóa mà bấy lâu nay mình vẫn nghe đồn.
Sưu tầm

Bà Banh hết cả linh...

0 nhận xét
Bà Banh hết cả linh...

Hồi ấy, gần xứ Quỳnh ở, có một pho tượng đá rất kỳ lạ, trần truồng đứng giữa đồng, miệng tủm tỉm cười, tay trỏ xuống chỗ kín, gọi là tượng bà Banh.

Bà Banh hết cả linh
Pho tượng kỳ cục vậy nhưng linh lắm, ai đi qua trông thấy, nhếch mép cười thì không xếch mồm cũng méo miệng. Đồn rằng đó là chỗ người Tàu giấu của, thiêng lắm. Quỳnh nghe đồn, đi xem. Đến nơi thấy tượng trần truồng mà chân lại đi giày, cổ đeo hạt. Quỳnh không cười không nói, cầm bút đề ngay vào ngực tượng một bài thơ nôm rằng:

Khen ai đẽo đá tạc nên thầy!
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây?
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt.
Dưới chân đứng chéo một đôi giày,
Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu,
Hay là bốc gạo thử thanh thầy?
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa,
Phô phang chi ở đám quân này.


Quỳnh đề thơ xong, bỏ đi. Tượng đá bỗng toát mồ hôi ra từ đó mất thiêng.
Sưu tầm

nuôi lợn bằng gì...

0 nhận xét
nuôi lợn bằng gì...

Ở một vùng quê xa xôi có một người nông dân nọ nuôi rất nhiều lợn. Một ngày kia có người lạ đến tham qua chuồng lợn của bác và hỏi thăm xem người nông dân thường cho lợn ăn gì.
Bác nông dân đáp:

- Tôi cho chúng ăn cám, ngô và những thứ đại loại như vậy!

Người kia giận dữ:

- Tôi là thanh tra của Hiệp hội bảo vệ súc vật và tôi cho rằng ông đã không đối xử tốt với đàn lợn. Thay vì cho những thứ chúng đáng được ăn, ông chỉ cho chúng ăn chất thải.

Ông thanh tra liền lập biên bản phạt bác nông dân.

Vài ngày sau, một người khác tới hỏi bác nông dân câu tương tự. Cảnh giác, bác đáp:

- Tôi cho chúng ăn rất tốt. Thực đơn hàng ngày của chúng có cá hồi, trứng cá caviar, tôm, bò bít tết...

Câu trả lời của bác làm người kia nổi giận:

- Sao lại có thể bất công đến thế? Ông cho lợn ăn thịnh soạn như vậy trong khi hàng ngày có biết bao nhiêu người đang chết đói. Tôi là người của Liên Hợp Quốc và tôi sẽ phạt ông vì sự hoang phí này.

Sau khi ông nhân viên Liên Hợp Quốc đi khỏi, một người khác lại tới hỏi bác nông dân đúng câu hỏi nọ. Bác ngập ngừng vài phút rồi đáp:

- Tôi cho mỗi con lợn 5 đô la. Chúng thích ăn gì thì tự mua lấy mà ăn!
Sưu tầm

tôi chẳng ngu đâu

0 nhận xét
tôi chẳng ngu đâu

Một lão phú ông giàu có, tính tình keo kiệt, hay bốc lột người làm. Nhà phú ông có nuôi một cậu người ở, thông minh lém lĩnh.
Còn chú bé thì tinh nghịch và cũng khá thông minh. Một hôm lão ta đi chợ về. Bụng đói mà cơm chưa nấu. Chắc là chú bé mải chơi. Vừa lúc chú đi chăn bò về, lão lôi chú ra đập. Cứ một roi lão ta lại nói "Chừa đi nhá". Chú bé đau quá van:
- Ðau quá trời ơi! Ðau quá trời ơi!
- Mày đau chứ tao không thấy đau - Lão ta đáp lại.
Chú bé nhớ lấy câu đó. Một hôm khác lão ta đi thăm đồng về. Trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhại , lão khát khô cổ. Chưa vào đến nhà lão đã sai chú bé:
- Múc cho tao bát nước, nhanh lên!
Chú bé chạy vội vào nhà, múc nước ra. Vì khát quá lão cầm lấy gáo uống luôn. Nhưng lập tức lão nhổ toẹt ra giữa nhà rồi quát lớn:
- Nước nóng như thế này mà mày đưa tao uống hả?
- Thưa ông con thò cán gáo vào ấm nước đang sôi mà chả thấy nóng!
- Chú bé nhanh nhảu đáp.
- Ðồ ngu! Ðồ ngu! - Lão ta quát lớn.
Chú bé thấy lão mắc kế mình liền nói:

- Thưa ông tôi chẳng ngu đâu! Ông đánh tôi ông bảo ông không thấy đau. Như vậy tôi cũng bằng ông đấy chứ!
Sưu tầm

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Mất trộm bò...

0 nhận xét
Mất trộm bò...

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.

Xót ruột, anh ta trình quan:

-Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.

Quan nghe nói vô lý quá bật cười :

-Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!

-Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !

-Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...

Người kia vỡ lẽ nói:


-À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ !
Sưu tầm