BÀI HỌC TỪ MẸ : Mẹ tôi là con độc nhất của ông bà ngoại tôi. Ông tôi mất từ khi mẹ còn rất nhỏ,chỉ 3,4 tuổi..bà tôi tái giá,mẹ ở với ông bà nội của mẹ . Lớn lên,mẹ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Mẹ tôi làm trong ngành thương nghiệp, là mậu dịch viên cửa hàng công nghệ phẩm , là một trong 3 ngành mà mọi người thường xem là "quý tộc" thời bấy giờ
. Cơ quan mẹ tôi chỉ gồm có 4 gia đình nhân viên,là một tổ công táctại địa phương,để đi khắp các xã trong huyện. Bố tôi lúc đó làm văn thư cho giám đốc kiêm bí thư đoàn thanh niên nhà máy đường của tỉnh nhà ,cách cơ quan mẹ khoảng 6,7 chục cây số. Chúng tôi đều sống cùng với mẹ. Một năm bố chỉ nghỉ phép có một lần và một lần nghỉ vào dịp Tết ,nên mọi việc trong gia đình nuôi dạy con cái,từ lớn đến nhỏ,mẹ đều phải gánh vác một mình. Mẹ là một phụ nữ đảm đang theo đúng nghĩa ,vì bố công tác xa nhà,nên mẹ phải cáng đáng cả những việc của một người "đàn ông". Tôi là con gái đầu lòng của bố mẹ tôi,chị của 5 đứa em,4 trai,một gái,vì vậy để nuôi dạy được các con, mẹ phải vất vả rất nhiều . Công việc cơ quan thì bận ngập đầu,thường xuyên phải đi họp hành, công tác các xã. Cơ quan phân phối cho mẹ một chiếc xe đạp "thống nhất" để thuận lợi trong việc đi lại..! Mẹ tôi dáng người nhỏ nhắn,tóc mẹ dài tận gót chân,mỗi lần nhìn dáng mẹ tất tả lo công việc,lo cuộc sống cho các con, bộ tóc dài vắt vẻo sau lưng theo từng nhịp bước chân của mẹ,tôi vừa thương mẹ ,cảm phục sự đảm đang của mẹ,lại vừa thấy xót xa,khi mà gánh nặng đè lên vai mẹ,một người phụ nữ mảnh mai yếu ớt ,nên tôi thường tự nhủ lòng,sẽ cố gắng giúp mẹ những gì có thể,để thay bố đỡ gánh nặng cho mẹ. Và qua những lần giúp mẹ công việc trong nhà,tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ.
. Cơ quan mẹ tôi chỉ gồm có 4 gia đình nhân viên,là một tổ công tác
BÀI HỌC THỨ NHẤT : :Tôi nhớ có một lần,mẹ tôi mang thai đứa em thứ 5,em gái tôi bây giờ,đã sắp đến ngày lâm bồn..nhưng một cơn bão to đã làm tốc mái nhà,mà bố thì ở xa,chỉ có mấy mẹ con với một bà giúp việc ở cùng . Trong cơ quan toàn các chị em phụ nữ,các ông chồng đều công tác xa cả,nên mẹ chẳng nhờ được ai giúp việc sửa mái nhà,.thế là mẹ mượn thang,trèo ngược lên mái,tự dặm lại mái nhà cho khỏi bị nước mưa làm ngập . Nhìn mẹ làm công việc nguy hiểm như vậy,trong khi cái bụng đã "vượt mặt",tôi sợ đến "nín thở"..vậy mà mẹ vẫn nói cười vui vẻ và làm rất thành thạo môt cách an toàn. Khi mẹ xong việc,xuống tới đất an toàn,tôi mới thở phào nhẹ nhõm,lòng vô cùng kính phục mẹ. Lúc đó mẹ giống như một người đàn ông chính cống> trong gia đình vậy. Mẹ đã thay cha tôi,làm công việc của một người đàn ông,mà ít có người phụ nữ nào dám làm.
BÀI HỌC THỨ HAI :< Sự chăm chỉ,cần cù và biết tiết kiệm,tranh thủ thời gian từng phút một> :Mẹ tôi thường xuyên phải xuống các xã để họp phân phối hàng hóa ..có lần mẹ đi họp về,tôi thấy mẹ gọi tôi đưa cho mẹ một chiếc xoong để mẹ đổ cua ra. tôi rất ngạc nhiên hỏi mẹ:
-Mẹ ơi ! Mẹ đi họp cơ mà,sao lại có cua hả mẹ.? Mẹ mua à..?
Mẹ nhìn tôi cười vui vẻ rồi nói : "Không con ạ,đây là số cua mẹ tranh thủ móc được khi dắt xe qua bờ ruộng,lúc mẹ xuống xã họp về đó con à . Nhà mình đông người,mà lương mẹ chỉ có hạn,các con còn phải học hành,bố thì ở xa,môt năm mới về một hai lần vào dịp phép và Tết,nên để nuôi được các con,mẹ phải tranh thủ làm thêm một số việc ngoài giờ và kiếm thêm được cái gì thêm vào bữa cơm cho các con đỡ kham khổ...".
Tôi nhìn mẹ bằng đôi mắt trìu mến và khâm phục mẹ vô cùng. Tôi nhớ ngày đó,ban ngày mẹ làm công việc cơ quan,tối mẹ nhận len về đan "thuê" thành những chiếc áo hoặc chiếc mũ,chiếc khăn,để kiếm thêm chút tiền nộp học cho các con và mua thức ăn cho bữa ăn khỏi kham khổ quá. Mẹ còn dạy tôi đan áo,giúp mẹ kiếm tiền. Ngoài ra,mẹ còn nuôi thêm lợn,gà hàng mấy chục con,chim bồ câu,vịt,ngỗng..trồng rau xanh..dạy chúng tôi cách chăm sóc chúng .Vì thế tuy nhà tôi đông con,nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Chị em chúng tôi có tiêu chuẩn gạo của nhà nước và từ đứa con thứ 3 trở đi,mỗi tháng,mỗi đứa còn được nhà nước cấp 5 đồng tiền lương ,nhưng cũng chẳng thấm vào đâu ,vì ở cái lứa tuổi "ăn chưa no.lo chưa tới" ấy,các em tôi chúng ăn như tằm ăn rỗi,khiến mẹ phải tất tả ngược xuôi lo miếng ăn,cái mặc cho chúng.Sau này ,đẻ đứa thứ 6,mẹ còn bị một trận ốm thập tử nhất sinh,tưởng không qua khỏi..nên từ đấy me bị mắc chứng bệnh suy tim độ 4,mọi việc mẹ không thể cáng đáng hết được,nên những hôm đến phiên gác cơ quan,hay đi ngân hàng nộp tiền,nộp séc..lên huyện họp,tôi phải thay mẹ cáng đáng..giúp mẹ..ngoài giờ học.
BÀI HỌC THỨ 3<: bài học về lòng nhân hậu> : Đó là một lần,mẹ đi chơi đâu lâu lắm mới về . Khi bước vào nhà,mẹ gọi tôi và thả vào tay tôi mấy cái bánh bột có màu xanh như màu lá..tôi nhìn mẹ như muốn hỏi,mẹ nói với tôi :
- Đây là mấy chiếc bánh bột gạo,nhà bác Vệ xay bột trộn với rau má,làm thành bánh để ăn thay cơm..mẹ sang chơi,bác biếu mẹ mấy chiếc ăn thử đấy con ạ..
Rồi mẹ chép miệng,nói như tâm sự :
- Khổ ! nhà bác ấy đông con quá,những 10 đứa con lít nhít bằng đầu nhau . Bác trai thì đau yếu liên miên,vì bác ấy bị mắc bệnh "ho lao",nhà nghèo quá,không có tiền chạy chữa,con cái nheo nhóc,chẳng có cơm mà ăn,quần áo mà mặc..mọi việc đổ dồn lên vai người vợ gầy gò,thấp bé . Thật tội nghiệp cho gia đình họ quá...mẹ đang muốn giúp gia đình bác ấy một chút gì đó con ạ. Con gọi các em lại cho mẹ nói chuyện chút .
Tôi nghe lời mẹ,đi gọi các em về cho mẹ nói chuyện . Khi các con đã đủ mặt ,mẹ "tuyên bố":
- Từ ngày mai,các con chỉ được ăn một bữa cơm,còn một bữa,các con nấu cháo với don ăn, trong vài ba tuần,để bớt chút gạo ra cho nhà bác Vệ vay ,giúp đỡ bác trong lúc khó khăn này..các con có đồng ý không..?
Chị em tôi đều nhất trí như vậy. Thế là ngay chiều tối hôm đó,mẹ bảo chị em tôi đong vài bò bột mì,đem nấu với con don thành cháo để ăn. Mấy mẹ con hì hụi nấu cháo,đến bữa bê nồi cháo ra múc để ăn,thì ôi thôi,chẳng tài nào mà nuốt được,vì bột mì nấu với don,cho rau thơm vào thơm lừng,nhưng khi ăn vào miệng,nó "lờ lợ" đến mức chẳng đứa nào nuốt nổi..còn tôi suýt bị "nôn"..Thế là công toi cả buổi nấu nấu,đãi đãi . Bữa đó,chị em tôi đành phải .còn nồi cháo đem cho "lợn" ăn giúp..Tuy làm cách đó để bớt gạo giúp đỡ người dân gần cơ quan không thành,nhưng sau đó,mẹ vẫn bớt hàng chục kí gạo ra để cho bác Vệ vay..nhưng tôi biết gia đình bác ấy chẳng bao giờ . Thực ra mẹ tôi đông con như vậy,tiêu chuẩn nhà nước có hạn,tiền lương thì thấp,chính bản thân mẹ nhiều lúc cơ quan còn phải ..vậy mà tấm lòng mẹ vẫn "thơm thảo" chia sớt "miếng ăn" với người cùng cảnh,gặp cơn hoạn nạn. Trong khi các cô đồng nghiệp,kinh tế họ khá giả,vì chỉ có một hai đứa con,chồng họ lại làm ở những chỗ "kiếm ra tiền" thời bấy giờ,nhưng với người dân xung quanh,họ nhìn với con mắt kỳ thị,coi thường,không thông cảm,còn hách dịch ra mặt,mỗi khi ai đó cần đến họ giúp đỡ. Mẹ tôi sống rất chân thành,hòa đồng với bà con xung quanh,nên dân ở gần đó rất quý mến mẹ,mỗi lần mẹ sang nhà họ chơi thăm,họ đều hái ở vườn nhà mình những trái cây mà họ trồng được để tặng cho mẹ,mẹ không ăn lại mang về cho các con. Tôi nhớ thời bấy giờ,làm gì có chiến dịch "lá lành đùm lá rách" như bây giờ,vì phần lớn mức sống của mọi người dân ,trong đó có gia đình tôi,đều kham khổ cả. Vậy mà mẹ lại nghĩ ra được cách tốt như vậy <ăn bớt khẩu phần một chút trong mỗi bữa,để bớt gạo ra giúp đỡ người hàng xóm,nghèo hơn mình>. Mẹ tôi có một trái tim thật là nhân hậu..hiền lành.
BÀI HỌC THỨ 4 : : Tôi có thằng em trai giáp tôi,bé nó nghịch "gầm trời"..nổi tiếng cả cơ quan,cả vùng ấy,cả quê bố mẹ tôi. Ngày nào nó cũng <đánh nhau> với một bạn nào đó,chỉ vì tội chúng dám ra chửi bậy. Thế là cứ sau cuộc ẩu đả,thể nào cũng có một đứa bị "sứt trán" ra với nó. Phụ huynh đứa trẻ đó lại dắt con đến nhà tôi,trình bày kêu ca với mẹ tôi,yêu cầu "xử lý" thằng con. Lúc đó,mẹ lắng nghe họ trình bày,rồi hứa sẽ dạy con.,rồi mẹ xin lỗi,mong họ tha thứ vì cháu dại dột,chứ mẹ tuyệt nhiên không con như các bà mẹ khác thường hay làm. Chờ khi họ về rồi,em học xong bài vở, mẹ mới bắt em quỳ gối xuống nền nhà, hỏi han mọi việc xảy ra như thế nào..sau khi em trình bày,mẹ mới liệu từng mà <đánh đòn> hay chỉ nhịn cơm hay quỳ gối,mặt quay vào tường. Mẹ trừng phạt em xong
, mẹ lại ôm mặt khóc..Khi chỉ có tôi và mẹ,mẹ tâm sự :
, mẹ lại ôm mặt khóc..Khi chỉ có tôi và mẹ,mẹ tâm sự :
- "Con ạ,em con nó tuy nghịch vậy,nhưng nó còn biết nghe lời mẹ,sự việc xảy ra như thế cũng chỉ do bọn trẻ con xúc phạm chửi bậy bố mẹ nó,nên nó nóng tính mới đánh chúng. Em con đánh chúng là sai,nhưng mẹ đã trừng phạt nó rồi. Mẹ vẫn rất thương nó,nên sau này, nếu mẹ không còn nữa,con hãy thay mẹ chăm sóc,dạy bảo em,phạt xong rồi,thì mở rộng lòng tha thứ cho em,đừng ghét bỏ gì nó con ạ. Tuy là đứa nghịch ngợm nóng nảy,nhưng nó vẫn là đứa "có hiếu" với mẹ." .
Quả thật,thằng em tôi nghịch thì nghịch như vậy,nhưng lại nghe lời mẹ răm rắp. Nhà có hai chị em lớn,mẹ phân công cho nó nấu một bữa cơm,rửa một bữa bát,hàng ngày phải đi kiếm củi về đỡ cho mẹ phải mua.,thi thoảng bắt tôm cá bằng vó nhỏ về đỡ cho mẹ chút nào hay chút đó. Mẹ còn nấu chè xanh,hướng dẫn mấy chị em mang ra chợ bán cho bà con đi chợ để kiếm thêm chút tiền Có hôm nó còn đi thóc ở dưới bến sông,chỗ thuyền chở thóc từ đồng về cập bến để mang lên bờ,nó mang về đãi thật sạch,góp cùng với số thóc nó ở đồng ,trong những đụn rạ nông dân họ phơi ở đó trước khi đem về dùng,nhờ mẹ đem ra trại chăn nuôi của xã đổi lấy thóc sạch hơn,đem bán cho HTX,lấy tiền giúp mẹ.Tất cả nó đều làm răm rắp,như con một nông dân chính gốc,mà không hề phàn nàn,tỵ nạnh với trẻ nhà khác cùng cơ quan với mẹ. Tôi thương và quý em chính bởi cái nết này . Vì vậy tuy nó nghịch,nhưng mẹ vẫn yêu nó,không phân biệt đối xử bao giờ,khác hẳn với bố tôi. Thấy em tôi như vậy,mẹ tôi thật sự thương và xót xa,sau mỗi lần mẹ buộc lòng phải "trừng trị" nó. Tấm lòng Mẹ bao dung như vậy đấy..tôi học được ở chính mẹ tôi lòng bao dung cho người,nếu họ phạm tội với mình,phải hỏi han cặn kẽ lý do,thẳng thắn trách phạt,rồi tha thứ,yêu thương họ như bình thường,mà không kỳ thị,ghét bỏ họ . Vậy nên,dù mẹ trừng phạt em nhiều lần,kể cả đánh đòn đau,nhưng chưa bao giờ tôi thấy em trai ghét hay trách móc mẹ cả..
BÀI HỌC THỨ 5 : < Thật thà ,ngay thẳng> : Vì bố mẹ tôi đông con,lương cán sự chẳng được bao nhiêu,mẹ thường xuyên phải "tăng gia",tranh thủ làm đêm kiếm thêm tiền bằng mọi cách bằng cách :mẹ "phân công" công việc một cách "hợp lý" :đứa lớn làm việc lớn,đứa nhỏ làm việc nhỏ . Vì vậy,dù nhà đông con,nên vẫn rất gọn gàng,sạch sẽ,ngăn nắp ,mọi việc đâu ra đấy,không có chuyện "tỵ nạnh" gì ,vì mẹ rất công bằng,chia đều công việc và cả "miếng ăn" cho các con,không nhất trọng,nhất khinh bao giờ>. Tuy mẹ nỗ lực làm việc "quên mình" như vậy,nhưng vẫn rất thiếu thốn,vì các con,toàn trai là nhiều,đang tuổi ăn,tuổi lớn cả . Nhiều lần thấy hoàn cảnh mẹ tôi như vậy,cơ quan có "trợ cấp" cho mẹ. Nhiều khi,mẹ còn phải "bám theo" ông "cửa hàng trưởng" để "xin mua thêm" từng bánh xà phòng ,mới đủ cho chị em tôi dùng.,chính mắt tôi được chứng kiến . Vậy mà có một lần,hàng hóa về,lúc đó mẹ làm "thủ kho" của cơ quan,tôi giúp mẹ chuyển hàng vào kho,nhận số lượng theo từng hóa đơn nhập hàng,rồi viết "Biển" theo từng mặt hàng,số lượng nhập xuất cho từng lô hàng cụ thể,đếm lại rồi nhận đủ theo hóa đơn cho mẹ. Lần đó tôi "phát hiện" thấy có một hòm xà phòng thừa ra,cùng một xúc vải "pô pơ lin" màu xanh da trời rất đẹp ,họ "đóng" hàng thừa ra một xúc,theo hóa đơn nhận. Tôi báo với mẹ ,rồi ngây thơ hỏi :
- Mẹ ơi ! Hàng nhập họ đóng thừa thế này,thì chẳng thuộc số lượng nhập kho,vậy mình có dùng được không hả mẹ..?
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến,yêu thương ,rồi nói với tôi:
- Không đâu con ạ ! Số hàng thừa này,mẹ sẽ lập một biên bản gửi lên cấp trên để báo cáo cụ thể,trả lại cho nhà nước chứ con. Nhà mình tuy nghèo,có lúc mẹ phải vì các con mà đi "nằn nèo" xin mua thêm từng bánh xà phòng như con từng nhìn thấy đó,nhưng mẹ không tham đâu con. Đói cho sạch,rách cho thơm con ạ. Tuy số hàng thừa này không ai biết ngoài mẹ con mình ra,nhưng nếu mẹ "tham",sẽ là tấm gương xấu trước mặt con gái mẹ,sẽ làm cho tâm hồn con không còn trong sáng và khơi gợi chữ "tham" trong con. Mà mẹ muốn con gái mẹ lớn lên phải thật thà trung hậu. Hơn nữa,tuy không ai nhìn thấy,không biết đến,nhưng mà mình còn "lương tâm" con ạ. Những người sản xuất ra,khi họ đóng hàng thừa,số lượng bị chênh lệch,thiếu hụt,họ sẽ phải "đền" bằng chính tháng lương của họ. Mình trả lại là đã giúp được họ đấy con ạ,và mẹ con mình cùng không phải xấu hổ với "lương tâm" mình một lúc nào đó .
Tôi bỗng nhận ra mẹ mình thật "tuyệt vời" và tự nhủ sẽ sống cho xứng đáng với sự dạy dỗ của mẹ..Cho đến giờ,tôi vẫn luôn kính trọng,yêu thương và nể phục mẹ của tôi,luôn ấp ủ hình ảnh đẹp đẽ của mẹ trong trái tim mình..và cố gắng sống như mẹ đã từng "dạy",để mẹ ở nơi Suối Vàng được an lòng trong giấc ngủ ngàn thu.
Tôi viết bài này ,để "tưởng nhớ" người mẹ quá cố của tôi..đồng thời,tôi muốn nói với tất cả chị em chúng ta, phàm đã là phụ nữ trong gia đình Việt nam,ai cũng từng phải trải qua những thăng trầm của đời người,với những công việc tưởng chừng như khó vượt qua nổi,nhưng những người mẹ,vì cuộc sống của con mình,mà có thể không "quản ngại" bất cứ công việc nào,khó khăn đến đâu,để dành cho con mình một cuộc sống tốt nhất,một tương lai rạng rỡ nhất,chỉ trừ phi,vì một lí do nào đó,Mẹ phải đến một nơi "vĩnh viễn" không thể ở bên cạnh các con để được lo toan và yêu thương,che chở cho chúng mà thôi.
SC,thứ 4 ,ngày <19/10/211- 23/09>
Thùy - Linh
LỜI MẸ DẠY
À ơi ! từ thưở ấu thơ..
Con nghe mẹ hát.lời ru..ngọt ngào..
Nhìn hình dáng mẹ xanh xao..
Nuôi đàn con nhỏ biết bao nhọc nhằn..
Gánh nặng trên vai mẹ..oằn..
Dạy dỗ con trẻ tháng năm..nên người..
Mẹ ban cho con nụ cười..
Ban cho hình dáng đẹp tươi...mỹ miều.
Con yêu mẹ biết bao nhiêu..
Tháng năm cơ cực,bao điều trái ngang..
Trái tim mẹ ..vẫn.. dịu dàng..
Dạy cho con trẻ lớn khôn..thành người..
Thẳng ngay,trung hậu một đời..
Thương yêu đồng loại..chia lời cảm thông..
Giúp người với một tấm lòng..
Yêu thương san sẻ,bao dung..vẹn tròn..
Một đời với tấm lòng son..
Giúp người cơ nhỡ..con còn khắc ghi..
Giờ đây mẹ đã ra đi..
Những lời mẹ dạy còn thì..không quên..!
SC,thứ 3 ,ngày <18/10/2011 - 23/09>
Thùy - Linh
TÔI XIN GỬI TỚI CÁC CHỊ EM PHỤ NỮ LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT. CHÚC CÁC MẸ,CÁC CÔ, CÁC CHỊ,CÁC BẠN,CÁC EM,CÓ MỘT NGÀY LỄ VUI TƯƠI,HẠNH PHÚC VÀ MÃI MÃI XINH ĐẸP,ĐÁNG YÊU TRONG LÒNG GIA ĐÌNH MÌNH
LỜI RU CHO CON...!
Lời ru từ thưở đưa nôi..
Biết bao trong đó những lời mẹ răn..:
Đời người vốn vẫn nhọc nhằn..
Miếng cơm,manh áo..tấm thân mỏi mòn..!!
Mẹ luôn cố gắng..vì con..
Tuổi thanh xuân mẹ..héo mòn..tháng năm..!!
Hy sinh thầm lặng..tấm lòng..
Một hai mưa nắng..tim hồng sắt son..!!
Mong con cuộc sống..ấm êm..
Ngày đêm ra sức kiếm tiền..nề chi..?
Sắc xuân nhanh chóng..qua đi,
Trên gương mặt mẹ..hằn ghi..dấu đời..!!
Rách thơm- đói sạch : con ơi !
Hãy luôn ghi tạc những lời..ông cha..!!
Cuộc đời dẫu có..phong ba..
Hãy luôn cố gắng : thật thà - thẳng ngay..!
Làm người trên nhân thế này,
Hãy biết trân trọng phúc dày..Trời ban..!
Sống sao cho thật..đàng hoàng..
Không gian dối,không..mơ màng..của ai !
Hãy biết phân biệt : Đúng - Sai,
Để cho bè bạn không ai..phải phiền..!
Với mọi người,sống..lành hiền,
Với cha mẹ,biết..yêu thương..đỡ đần..!
Đối người : Phải có ..lòng nhân,
Trong cơn khốn khó..chia phần..giúp ai..!
Làm việc phải thật..miệt mài,
Tiết kiệm từng phút..trong đời..nghe con..!!
Tấm lòng mẹ - cao như..non,
Dẫu mẹ đã khuất- Con còn..khắc ghi..!!
SC,thứ 5 ngày <20/10/211 - 24/09 >
Thùy- Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét