Chuyện Cấm Cười - Theo Y học phổ thông
Trong dân gian có kinh nghiệm cứ dến cuối mùa xuân đầu mùa Hè, người ta dùng tam đậu ẩm để mát cho gan, tim, thận. Đồng thời cũng giúp ngủ ngon, và cũng trị được chứng đi tiểu nhiều... công hiệu thần kỳ.
Nếu bạn giữ cho gan, tim, cũng như thận được mát mẻ, điều hòa không bị quá nóng do làm việc quá sức, thì những bệnh như cao mỡ ở gan cũng sẽ giảm rõ rệt, hoặc khi thận bị nóng cũng làm cho chúng ta đi tiểu liên tục, nhiều lần mỗi ngày.
Nếu bạn giữ cho gan, tim, cũng như thận được mát mẻ, điều hòa không bị quá nóng do làm việc quá sức, thì những bệnh như cao mỡ ở gan cũng sẽ giảm rõ rệt, hoặc khi thận bị nóng cũng làm cho chúng ta đi tiểu liên tục, nhiều lần mỗi ngày.
"Tam đậu ẩm tư" gồm 3 thứ đậu, Đậu xanh, Đậu đỏ hạt nhỏ, Đậu đen,với Cam thảo chỉ dùng bằng 1/10 của các loại đậu. Nếu không muốn dùng cam thảo, có thể thay thế bằng đường phèn. Tuy nhiên, nếu dùng cam thảo sẽ rất có ích cho bao tử.
Toa thuốc như sau: Đậu xanh, Đậu đỏ, Đậu đen, mỗi thứ 20 gr, Cam thào 2 gr. Nấu lấy nước cho người lớn uống còn đậu cho thêm đường phèn thành chè cho trẻ con ăn .
Suốt mùa hè, thỉnh thoảng nên nấu thành món chè này để cả gia đình dùng, vừa để thanh nhiệt cho tất cả mọi người mà còn giúp trẻ vừa giúp trẻ nhỏ giảm bớt tình trạng nổi nhiều rôm sảy và ghẻ nhọt.
Đậu xanh (Lục đậu) mát gan: Vị ngọt, tính mát. Thanh nhiệt, giải độc, gjải nhiệt, chỉ khát, lợi thủy, tiêu viêm.
Đậu đỏ (Tiểu đậu) mát tim: Vị ngọt, tính mát. Tiêu độc, lợi tiểu, tiêu thủng.
Đậu đen (Hắc đại đẩu) mát thận): Vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh thận. Trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết.
"Tam đậu ẩm" có tên đầy đủ là Tam đậu ẩm tư", được thấy trong sách "Thương hàn tổng bệnh luận - quyển 4" của Bàng An Thường (1042 - 1099), có tác dụng hoạt huyết giải độc.
Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, Tam đậu ẩm vẫn được dùng vào lúc thời tiết nắng nóng.
Tuy nhiên, theo lý luận của Đông y thì:
* Màu xanh có liên quan đến tạng Can (gan), con mắt, bệnh về gan, mật.
* Màu đỏ, có liên quan đến tạng Tâm (tim), lưỡi và bệnh về tim mạch.
* Màu đen, có liên quan đến tạng Phế (phổi), lỗ mũi và bệnh về hô hấp.
Vì vậy, nếu biết khéo léo gia giảm chút ít, sẽ có hiệu quả cao hơn.
* Đậu xanh: chủ trị về Can (gan). Triệu chứng đau đỉnh đầu, 2 bên thái dương, hai chân mày nặng, mắt sưng đỏ đau.
* Đậu đỏ: chỉ trị về Tâm (tim). Triệu chứng lưỡi sưng đau, nóng vùng trán, nóng vùng ngực.
* Đậu đen: chủ trị về (Thận). Triệu chứng đi tiểu nhiều, tai ù, lưng nóng, tiểu nóng, tiểu ra ít.
Giả sử một bệnh nhân khai nóng trong người, đau vùng đỉnh đầu, 2 chân mày và mắt nặng, 2 mắt sưng đau. Dựa vào bảng trên cho thấy đây là dấu hiệu nhiệt (nóng - hỏa) nhiều ở tạng Can (gan).
Dùng bài Tam đậu ẩm trong trường hợp này sẽ là: Đậu xanh dùng lượng nhiều hơn đậu đỏ và đậu đen.
Thí dụ: Đậu xanh 30 gr, Đậu đỏ và đậu đen, mỗi thứ 20 gr.
Trường hợp khác thấy nóng nảy trong người kèm đi tiểu nhiều, lưng nóng, nước tiểu ít, màu vàng đậm... Đó là trường hợp nhiệt nhiều ở tạng Thận, vẫn dùng bài Tam đậu ẩm nhưng dùng đậu đen lượng nhiều hơn 2 thứ đậu kia.
Bài thuốc sẽ là: Đậu đen 30 gr, Đậu đỏ và Đậu xanh mỗi thứ 20 gr.
Nếu có nóng nảy trong người, kèm nóng vùng trán, lưỡi sưng đau, nóng vùng ngực nhiều.... Đó là dấu hiệu có nhiệt nhiều ở tạng Tâm (tim).
Dùng bài Tam đậu ẫm: nhưng dùng đậu đỏ lượng nhiều hơn 2 thứ đậu kia. Dùng đậu đỏ 30 gr, Đậu xanh 20 gr, Đậu đen 20 gr.
Nếu uống thấy khỏe người ngủ ngon, hết đi tiểu nhiều, có thể dùng nước này uống thay trà trong suốt 3 tháng hè rất tốt cho sức khỏe.
Cũng đều dùng bài Tam đậu ẩm, nhưng biết dùng vị đậu đúng tạng bệnh, hiệu quả sẽ nhanh hơn nhiều.
Cũng đều dùng bài Tam đậu ẩm, nhưng biết dùng vị đậu đúng tạng bệnh, hiệu quả sẽ nhanh hơn nhiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét