Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Monster hunter -Thợ săn quái vật - Mashima Hiro - Reup

0 nhận xét



Series Info: Title: Monster Hunter Orage
(Tạm dịch là: Thợ săn quái vật )

Categories: action, adventure, comedy, shounen

Author: Mashima Hiro

Artist: Mashima Hiro

Chapters: 14 - completed

Translator: nobita32


(bản quyền nobita32.blogspot.com)
Based on Capcom's Monster Hunter game series.


Trans Eng Team:
Dragon Guard: Chap 1 + 2
Boredom: Chap 3
Noizy: Chap 4 + 5
Redhawk: Chap 6
Traxez: Chap 7 + 8
Darkreaper70: Chap9 + 10
Piteku: Chap 11
Franky House: Chap12 + 13 + 14
-Thanks-


Link Đọc Online

Đây là bản reup  để mọi người đọc lại nhé.:

Monster hunter Orage chap 10
Monster hunter Orage chap 11
Monster hunter Orage chap 12
Monster hunter Orage chap 13
Monster hunter Orage chap 14
.....
Completed

Thanks For Reading
See all you soon...!!!
Thân..^^

-Nobita32-

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Blog : ĐÁNG SỢ NHẤT!

0 nhận xét
Ma quỷ, phải chăng là đáng sợ nhất?
***
- Bố mẹ đâu rồi chị?
Blog : ĐÁNG SỢ NHẤT!
Blog : ĐÁNG SỢ NHẤT!
- Họ bỏ chúng ta đi rồi... Đi đến một nơi xa lắm.
- Chị đừng bỏ em nhé!
- Chị sẽ luôn ở bên và bảo vệ em.
Trong một căn nhà ven biển, từ nay chỉ còn lại một cô bé 16 tuổi với cậu e trai vừa lên 5 của mình.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Blog Truyện Ma : Chết trong mơ

0 nhận xét
Ngay khi bạn bắt đầu những dòng chữ này, bạn phải chắc chắn rằng trái tim mình hoàn toàn khỏe mạnh, không bị kích ứng và tác động bởi những yếu tố siêu nhiên, vô hình. Dẫu ở bất kỳ đâu, xung quanh bạn vẫn luôn lởn vởn những bóng hình u uất chưa siêu thoát, hãy cảm nhận nó như chỉ là một câu chuyện do tôi nghĩ ra, dẫu nó là thật hay giả đi nữa. Và câu chuyện... bắt đầu...
Blog Truyện Ma : Chết trong mơ
Blog Truyện Ma : Chết trong mơ
Hoàng hôn dần buông sau rặng tre già cằn cỗi, ánh chiều tà trong thật huyền ảo mơ hồ, một màu xám xịt âm u bao trùm lấy không gian nơi đồng quê vắng lặng. Một ngày lại sắp kết thúc, mọi thứ vẫn bình thường như bao ngày khác, và dường như dù có chuyện gì sắp sửa xảy ra thì nó vốn cũng bắt đầu bằng những khoảnh khắc rất đỗi bình thường như thế. Linh Lan và Lưu Ly bước lả lơi trong chiếc áo dài trắng tinh khôi, nói cười vui vẻ. Hai đứa đang bước vào tuổi trăng tròn, tuổi 16 đẹp mộng mơ của thời thiếu nữ. Lan và Ly vốn là bạn thân từ thời còn chập chững biết nói, biết đi, cùng nhau trải qua những tháng ngày thơ ấu hồn nhiên, tươi trẻ, lúc nào dù đi đâu làm gì cũng đều có nhau.- Hôm nay vào lớp ai cũng khen áo dài mới của tao đẹp hết đó mày! – Lan hí hửng khoe.

- Vậy sao? Ừ, mà đẹp thiệt. Trông mày xinh hẳn ra, chắc có khối anh xin chết í! Hjhj…

- Xí, xin chết làm gì?! Chết rồi sao mê tao được nữa! Sống dở chết dở là được òi. Hahaha

- Con quỷ, mày ác thấy sợ lun!

- À, tao phải qua bên kia ruộng để xin tiền xài. Mẹ tao hôm nay làm đồng về hơi trễ nên còn ở bên đó! Mày đi chung với tao không?

- Ừ, cũng được… Á, quên! Ba tao dặn chiều nay học xong phải về liền để ổng chở tao đi lấy cái bàn học đặt mua hôm kia về nữa!

- Ờ, thôi vậy mày về trước đi. Tao đi một mình cũng được!


Hai đứa chia tay nhau giữa đoạn đường vắng trên cánh đồng bát ngát, nào có biết đâu đó cũng là lần cuối cùng hai đứa gặp nhau, dưới bản thể của con người…

Bóng chiều dần khuất lấp, nhường chỗ cho màn đêm tĩnh mịch. Đêm không trăng, chỉ nhấp nháy vài ngôi sao lẻ loi trên bầu trời. Lưu Ly nhí nhảnh tung tăng chạy sang nhà Linh Lan để rũ qua nhà nó xem dàn máy vi tính mà ba bất ngờ mua cho cùng với chiếc bàn học mới. Chỉ có ba của Lan ở nhà, chú bảo từ chiều tới giờ Lan chưa về, có thể đã ở lại với mẹ nó vì bà ấy hôm nay cũng bận đồng áng không về được. Ly nghĩ chắc cũng không có chuyện gì nên lại tung tăng đi về, háo hức khám phá những thú vị của dàn máy tính mới.

Đêm khuya lạnh lẽo, mãi lo ham chơi nên khi nhìn đồng hồ thì đã 11 giờ 30 tối, Ly ngáp dài một cái rồi vội đánh răng đi ngủ. Gió thổi lùa que khe cửa rã rít, tiếng ếch nhái kêu râm ran giữa không gian tỉnh lặng. Ly đóng cửa sổ lại, leo lên giường nằm, lòng vu vơ nghĩ chắc nhỏ Lan sẽ ganh tị lắm đây khi biết mình có “đồ xịn”. Trong giấc ngủ mơ màng, Ly bỗng nghe thấy tiếng rên nhẹ kéo dài bên tai, mắt lim dim, cô thấy cửa sổ đang mở. Ly ngồi dậy…

- Quái lạ… Mình nhớ là đã cài chốt lại rồi mà?

Ly bước tới đóng nhẹ cánh cửa, nhưng nó cứng đờ, không biết là vì cô đang mê ngủ nên không đủ sức đóng hay vì cửa đang mắc kẹt cái gì. Bỗng một luồng hơi lạnh phả nhẹ sau gáy cô, một giọng nói mơn man lã lướt như gió thổi lùa vào mang tai khiến người Ly ớn lạnh…

- Đừng đóng… Gió đêm mát lắm… Nó giúp người tao được hong khô…

Ly giật bắn người, rung sợ, nhưng vẫn chưa dám quay lưng lại để xem ai đang nói chuyện với mình. Nhưng bằng một động lực nào đó, người cô từ từ xoay lại, theo hướng giọng nói phát ra. Phía cuối góc phòng, ánh sáng không đủ chiếu tới, nhưng vẫn thấp thoáng tà áo trắng muốt đang phấp phới bay. Ly thu hết can đảm tiến lại gần… và nhận ra…


- Linh Lan? Là mày hả?

- Ừ… Là tao đây… - Giọng nói vẫn nhẹ bẫng và từ từ.

Ly thở phảo nhẹ nhõm rồi nói.

- Con quỷ, làm tao hết hồn! Tưởng ma không á!

- …

- Mà… Sao mày vô phòng tao mà không nói tiếng nào hết thế? Hồi sớm tao có tới nhà kiếm này. Nhưng ba mày bảo mày ở lại với mẹ. Tao tưởng…

Linh Lan lê bước nhẹ nhàng như lá khẽ lay, rời khỏi vách tường. Gương mặt cô hiện lên, đầy u uất, Lưu Ly bỗng cảm thấy có gì đó rất lạ, không giống với nhỏ bạn thân của cô thường ngày. Tiếng nói Linh Lan cất lên, nhưng lạ thay, khóe miệng cô không hề chuyển động…

- Lưu Ly ơi… Tao chết rồi…

Người Ly rung bắn lên, hoảng sợ, cố gắng trấn tĩnh. Cô cười gượng rồi nói:

- Mày… mày đừng hù tao. Tao… sợ ma lắm!!! Đang nửa đêm, đừng có giỡn ác vậy chứ!

- Tao nói thật. Xác tao giờ vẫn còn đang vùi sâu dưới hố đất ngoài đồng. Tao chết thảm lắm… mày hãy nói với ba mẹ tao... nhờ người lấy xác tao lên đi! Ở dưới này lạnh và ẩm ướt lắm, tao chịu không nổi…

Nói dứt lời, bóng Linh Lan dần mờ đi, khuất lấp sau bóng tối, Lưu Ly gọi với theo, muốn hỏi vì sao Linh Lan lại chết. Nhưng cơ thể cô bỗng cứng đờ, mọi vật xung quanh trở nên mờ ảo, và khi mở mắt ra thì cô đang thấy mình… nằm sóng soài dưới sàn nhà. Lưu Ly hoang mang, không biết cuộc gặp gỡ đêm qua là thật hay chỉ là ác mộng. Cô chạy sang nhà Linh Lan.

- Linh Lan về chưa chú?

- Chưa nữa con… A, mẹ nó về tới rồi kìa!

Lưu Ly quay đầu nhìn về hướng ba của Lan chỉ. Từ xa, mẹ của Linh nhanh nhảo đi tới, tay xách nách mang nhiều đồ dùng, nhưng chỉ có mỗi bà, không có ai đi cùng hết. Như vậy có nghĩa…

- Ủa, con Linh Lan đâu bà?

- Sao hỏi tui?! Chiều qua tui dặn nó vô đồng để tui đưa tiền mà có thấy nó đâu! Tưởng nó quên đi về nhà luôn rồi chứ!

- Kì vậy, cả đêm qua nó có về đây đâu!

Mặt Lưu Ly trắng bệt, cắt không còn hột máu. Vậy là cuộc gặp gỡ đêm qua là sự thật rồi, Linh Lan đã chết, và hiện hồn về báo mộng cho Lưu Ly. Lấy hết bình tĩnh, Ly kể toàn bộ sự việc cho ba mẹ của Lan biết, và kêu họ ra ngoài đồng tìm xác Linh Lan. Hiển nhiên, cả hai đều không tin, cho rằng cô đặt điều nói bậy, còn tỏ ý bực mình. Nhưng quả thực, việc mất tích của Linh Lan cả đêm qua đến nay quả là khó hiểu, từ trước nay nó vốn là đứa hiền lành, ngoan ngoãn, chẳng bao giờ đi đâu quá tối, huống chi là cả một đêm mà không hề có tin tức gì. Cả hai cùng Lưu Ly ra đồng tìm kiếm, nhưng cánh đồng mênh mông, biết chỗ nào có xác của Linh Lan?

Sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm ròng rã, chẳng thấy chút dấu tích gì. Mọi người đều kiệt sức nên đành bỏ cuộc. Dù sao, ba mẹ Lan cũng vẫn chưa hẳn tin về những điều Lưu Ly nói. Họ đến ủy ban xã để báo con mất tích và nhờ công an tìm hộ.

Một đêm nữa lại đến, tối nay trời xanh trong, trăng sáng... Đúng rồi, hôm nay là rằm tháng bảy, thế mà hôm qua trời lại tối như mực, gió rít lạnh như đêm đông. Bóng trăng tỏa lan sáng rực cả khoảng sân, rồi khuất sau những đám mây đen tạo thành một bức tranh kỳ ảo. Người Ly vẫn thấy run và ám ảnh, cô bảo mẹ sang ngủ chung với mình. Mẹ cười xòa bảo con gái lớn rồi mà còn nhỏng nhẽo. Vì không biết gì về nỗi lo sợ của con mình, sau khi Lưu Ly say giấc, bà lặng lẽ đắp lại mền rồi về phòng ngủ.

Cửa sổ bật mở, khẽ lay động nhè nhẹ, tạo thành khúc âm thanh kẽo kẹt đến rợn người, tấm màn nhung phấp phới bay, đong đưa dưới ánh trăng huyền ảo, rồi tối dần, chỉ còn lập lòe thưa thớt chút tia sáng mỏng manh… Ly bỗng mở mắt, và thấy bóng Linh Lan đang vật vờ bên hiên cửa sổ… Cô giật mình, ngồi dậy.

- Linh Lan!...

Bóng trắng mờ nhạt dần quay đầu lại, mái tóc đen dài khẽ lay che đi gần hết mặt, vẫn chiếc áo dài trắng muốt và gương mặt lạnh tanh. Linh Lan lại cất tiếng nói mà trên môi không hề cử động

- Chỉ một chút nữa thôi… Một chút nữa là đã thấy rồi!

- Mày nói vậy là sao? Tao cùng ba mẹ mày đã tìm khắp cánh đồng, nhưng cũng không thấy xác mày đâu cả. Thật ra mày còn sống hay đã chết? Mày nói thật đi, đừng làm tao sợ mà!!!

Người Linh Lan thẳng đứng, từ từ tiến về phía giường Lưu Ly, cô hoảng sợ lùi lại, nhưng dường như cơ thể Ly lúc này không làm chủ được nữa. Cô như đang bị hút vào Linh Lan, chính xác là bị hút vào đôi mắt ấy, đôi mắt đen ngòm và sâu thăm thẳm, trông thật đáng sợ. Không gian trong đôi mắt ấy cũng tối đen, và khi mọi thứ bừng sáng, Ly đang thấy mình bay bổng giữa không trung, bên dưới là cánh đồng thân quen mà mỗi chiều hai đứa đều đi về. Ly dáo dác chơi vơi, không hiểu tại sao mình lại có thể xuất hiện được ở đây. Cô nhìn sang, Linh Lan đang lả lướt bay bên cạnh, cô cười nhẹ, tiến tới gần và nắm lấy tay Lưu Ly, bay thấp xuống thảm ruộng xanh mướt….

Trên con đê hẹp, một dáng người mảnh dẻ đang bước đi, tà áo dài trắng, mái tóc xỏa dài, là Linh Lan!!! Không thể nào, Linh Lan đang đứng kế bên cô mà??? Gương mặt Linh Lan vẫn lạnh băng, không gợn chút cảm xúc, mắt vẫn đăm đăm nhìn về hình dáng của chính mình bước đi trên con đê. Trong vài giây, Lưu Ly hiểu ra rằng, Linh Lan đang muốn cô chứng kiến lại khung cảnh buổi chiều định mệnh ấy, ngày cô vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời.

Một mình bước đi trên con đường vắng giữa đồng lúa thênh thang, Linh Lan hồn nhiên vừa bước đi vừa khẽ hát. Từ trong rặng tre, hai gã thanh niên nhào ra chặn đường, mắt láo liêng rồi nhìn cô cười gian xảo.

- Mấy anh… là ai? – Linh Lan lúng túng, sợ sệt.

- Hehe, bọn anh là ai không quan trọng! Chỉ biết là bọn anh hiện đang có “nhu cầu”, mà ở giữa đồng này chỉ có mỗi em thôi!!! – Bọn chúng cười nắc nẻ, lưỡi liếm quanh vành môi trông thật gớm ghiếc

- Mấy anh… làm ơn tránh đường cho tui đi đi!

- Không tránh thì sao nào em gái?!

- Không là… tui… tui la lên bây giờ! BỚ NGƯỜI TA! CÓ AI KHÔNG???


Linh Lan hét lớn, Lưu Ly chứng kiến cảnh tượng thật kinh hoàng, muốn bay xuống giải cứu cô nhưng không thể. Cảnh tượng đó chỉ là ảo ảnh của quá khứ được tái hiện lại mà thôi. Linh Lan cố hết sức bỏ chạy, nhưng không thoát nổi, hai kẻ biến thái ác ôn đã bắt được cô, lôi vào rặng tre trong góc tối. Sức cô gái yếu đuối không thể địch nổi hai gã trai to con, chúng xé rách áo cô, thực hiện những hành vị đồi bại, Linh Lan đã cố chống cự và bị bọn chúng bạt tay đánh đập không thương tiếc. Khi thỏa cơn dục vọng, bọn chúng phát hiện Linh Lan đã chết vì ngạt thở do bị chúng đè nén và bóp cổ quá mạnh, cộng thêm máu chảy quá nhiều. Chúng cuốn cuồn lôi xác cô xuống ruộng ngập nước, đào hố sâu rồi chôn. Xong việc chúng bỏ đi, bỏ lại Linh Lan dưới vùng đất lạnh hoang vu tăm tối.

Khung cảnh khép lại, Lưu Ly trở mình choàng tỉnh thì thấy mình đang nằm trên giường của cô. Ngày thứ 2 Linh Lan mất tích, vẫn không chút tin tức gì, mọi cuộc tìm kiếm đều vô vọng. Lần này, Ly quả quyết với mọi người về cái chết của Linh Lan, mọi người nghĩ chắc cô đang bị hoảng loạn tâm lý khi người bạn thân mất tích nên nói nhảm. Nhưng cô vùng vẫy và nhất quyết yêu cầu mọi người theo mình ra cánh đồng kia, kế bên rặng tre già rậm rạp, bên dưới góc ruộng trũng nước sâu, đúng là nơi này hôm qua ba mẹ Lan và Ly đã không tìm kiếm tới. Phần cây lúa xung quanh bị gãy ngọn, có dấu vết kéo lê vẫn còn khá mới. Mọi người tích cực đào xới đất lên, và quả nhiên đã đúng chỗ. Một cánh tay dần lòi ra… và xác Linh Lan được kéo lên, mẹ Lan bàng hoàng đến ngất xỉu, ba Lan đứng lặng người. Xác cô gái nhỏ đã cứng đờ, ướt mèm, tà áo trắng tinh khôi đã bị lem luốc vì bùn lầy và nước bẩn. Họ lặng lẽ đem xác Linh Lan về nhà và đưa mẹ cô đến trạm xá. Khung cảnh buổi chiều tà hiện ra lần nữa giữa giây phút thoáng buồn và lắm đau thương.

Từ phía xa, hai gã ác nhân đang hả hê đứng nhìn, dạ yên chí vì không bị phát giác. Nhưng chúng không ngờ, trên tử thi vẫn còn lưu lại dấu vân tay của chúng, chỉ cần kiểm nghiệm là tìm ra ngay. Chúng tung tăng rũ nhau ra quán nhậu, hơi men là ngà chuệnh choạng bước về trong đêm mù mịt, một cô gái đang đứng trước mặt chúng. Mắt chúng sáng rỡ chạy tới và tính thực hiện lại thói cũ, khi tiến tới gần, chúng kinh hãi nhận ra cô gái đứng trước mặt chúng, gương mặt trắng bệt, người lem luốt, ướt đẫm, tóc lù xù xõa ra, mắt trợn tròng nhìn thẳng vào chúng trông thật dáng sợ. Bọn chúng toan bỏ chạy nhưng đã bị kéo lại, có cái gì đó siết chặt lấy chúng, rồi chúng quay lại, gương mặt kinh khủng ấy lại hiện ra, trong cơn men ngút ngàn, chúng không làm chủ được thân xác mình nữa. Cả hai trượt chân ngã nhào xuống con dốc, đầu đập mạnh vào gốc cây đa bắn máu văng tung tóe, chết không kịp ngáp.

Màn đêm buông xuống, ánh trăng bị đám mây đen che khuất, chỉ còn lập lòe những ánh đèn thưa thớt chốn thôn quê, chằng biết từ đâu tiếng quạ kêu vang vọng ngoài đồng vắng, nghe thật rùng rợn. Lưu Ly trở về phòng và say trong cơn mộng mị, xót thương cho đứa bạn thân đã chết thảm và oan ức. Cô thấy trách mình chiều hôm đó đã không đi cùng Lan qua ruộng gặp mẹ của nó. Nhưng nếu đi cùng, thì mọi chuyện có khác đi không?... Bỗng từ đâu, tiếng nói thoảng nhẹ như gió rít lại cất lên, rung nhẹ nhẹ như tiếng vọng giữa rừng…

- Phảiii… Nếu chiều hôm đó… mày chịu đi cùng tao, thì có lẽ tao với mày đã cùng chạy thoát được… Hoặc cùng chết với nhau!!!

Lưu Ly vẫn chưa cảm nhận tiếng vọng vừa truyền qua tai mình, ngỡ chỉ là ảo giác. Cô trở mình, quay đầu sang bên, kinh hoàng nhìn thấy… Linh Lan đang nằm kế bên cạnh, mặt đối diện với cô, mắt trợn tròn nhìn không chớp, miệng khẽ cười ghê rợn…

- Linh Lan… Sao mày… còn hiện về nữa??? Chẳng phải đã… tìm thấy… xác mày rồi sao? Sao không siêu thoát đi!

- Cám ơn mày đã giúp tao. Nhưng ở đó buồn lắm… lạnh lẽo lắm… cô đơn lắm… Đi cùng tao nha…

- Không! Tao không muốn đâu! Mày chết, đó là số của mày. Đành chịu thôi, tao cũng buồn lắm, tất cả những gì có thể tao đều đã làm rồi. Mày hãy buông tha tao đi, đừng hiện về ám tao nữa!!!

- Tao với mày… là bạn thân hơn cả chị em… Thế mà mày lại nỡ bỏ rơi tao sao?... Đi với tao đi… Cùng nhau phiêu bồng chốn thiên thu cực lạc...

- Không, đừng...Đừng mà! Tao còn gia đình, người thân, ước mơ và khát vọng. Còn nhiều điều tao muốn làm ở tương lai lắm. Tao chưa muốn chết, tao không muốn chết!!!

Những lời nói Lưu ly thốt ra lọt thõm vào hố sâu thăm thẳm, không ai nghe thấy được cả. Xung quanh cô chỉ còn là bóng đêm bao trùm, và trước mặt là gương mặt kinh dị của Linh Lan. Mặc cho những cầu xin thảm thiết của Lưu Ly, Linh Lan vẫn tiến tới gần với gương mặt ngày một biến dạng, mắt lòi ra trắng dã không tròng, lưỡi khè ra giữa vành miệng rộng hoát be bét ròng rã máu, cảm giác nhơ nhuốt, lạnh lẽo, ngàn ngạt phũ lấy người Lưu Ly. Cô cố hét lên cầu cứu nhưng không phát ra thành tiếng, người bỗng cứng đờ, chỉ còn có thể phát ra thanh vực yếu ớt cuối cùng trong vô vọng

- “KHÔNGGGGGGGGGGGGGGGGG..................”

Sáng hôm sau, vì chờ mãi mà chẳng thấy con gái mình thức dậy đi học. Ba mẹ Lưu Ly vào phòng gọi thì phát hiện cô đã chết từ lâu, mọi người kinh hoàng gọi cấp cứu. Kết quả khám nghiệm cho thấy Lưu Ly đã tắt thở từ lúc nửa đêm, mắt tuy nhắm nghiền nhưng thần thái vẫn ánh lên vẻ hoảng loạn kinh hãi. Nguyên nhân cái chết là vì nhịp tim đập quá vận tốc cho phép, cộng với não bộ chịu sự áp chế quá nặng vì lý do nào đó nên máu không thể lưu thông.

Vào ngày hôm đó, tang lễ của hai cô gái trẻ bạc mệnh ấy đã được diễn ra, cùng một lúc.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Blog Kinh Dị : CHUYẾN BUS SỐ 26

0 nhận xét
Bảo An là sinh viên năm 1 của một trường đại học nằm trong top đầu thành phố. Hằng ngày cô vẫn đi học đều đặn trên tuyến bus số 26 đi từ Mai Động đến SVĐ Mỹ Đình.
***
Blog Kinh Dị : CHUYẾN BUS SỐ 26
Blog Kinh Dị : CHUYẾN BUS SỐ 26
Tuyến bus số 26 lúc nào cũng đông, bất kể giờ là giờ nào. Những lúc An tan học, chen chúc để lên xe đã khó, nhưng lên xe rồi thì hơi người, mùi mồ hồi, mùi bụi đường, tất cả trộn với mùi điều hòa, thành một không khí hỗn tạp mà nếu không phải vì bắt buộc chắc hẳn sẽ chẳng ai muốn chịu đựng.
Đó là một buổi chiều muộn, mãi mới xong công việc với nhóm chuẩn bị cho bài thuyết trình tuần tới, An vội vàng thu xếp sách vở rồi chạy ra bến xe. Tối nay cô đãhứa đi xem hòa nhạc  cùng mẹ trên nhà hát Kim Mã.
Đến nơi, An bị lỡ mất một chuyến, gần 20 phút sau cô mới bắt kịp chuyến tiếp theo. Bảo An nhanh chóng lách vào trong và kiếm một chỗ có thể tựa vào thành ghế. Mặc dù đi xe bus rất nhiều lần nhưng cô không thể quen với những cú phanh gấp hay luồn lách trên đường đầy ngoạn mục của nó, nên tìm kiếm một chỗ có thể dựa là việc đầu tiên An làm khi bước lên bất kì tuyến bus nào.
Dựa vào một chiếc ghế gần cửa sau, An đeo tai nghe và bắt đầu chờ đợi vượt qua chặng đường dài đông đúc vào giờ tan tầm của Hà Nội ồn ào để về đến nhà, sà xuống mâm cơm bố mẹ đang đợi sẵn.
Đến chặng phải xuống, An ấn chuông báo hiệu điểm đỗ tiếp theo. Theo thói quen, cô đưa mắt xuống phía cuối xe. Hầu hết mọi người đều đang gà gật, định quay đi rồi nhưng có một thứ làm cô bé choáng váng.
Một ánh mắt sắc lẹm liếc nhìn An, ngay khi cô vừa quay đầu lại. Đó là một người phụ nữ, với ánh mắt sắc mà An chưa từng thấy ở bất kì người nào trước đây. cô thậm chí còn cảm thấy đôi mắt đó đỏ và hằn lên những tia nhìn hằn học.
An vội vàng xuống xe, bất giác ngoái lại nhìn, cảm giác buốt lạnh sống lưng khi nhận thấy người phụ nữ vẫn dõi theo cô, với ánh nhìn ấy, và sắc đỏ của đôi mắt khiến An khẽ rùng mình.
Vỗ trán tự trấn an bản thân rằng đói quá sinh ảo giác, An bật cười, nhanh chóng rẽ vào con ngõ về nhà.
An không hề biết, sẽ có điều gì đó đang chờ đợi cô phía trước.
***
Buổi hòa nhạc kết thúc khá muộn, An chở mẹ về. Con đường khá vắng vẻ nhưng không tối.
An vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ với mẹ. Cho đến khúc quanh rẽ vào ngõ, đột nhiên An thét lên một tiếng hãi hùng, tay lái loạng choạng, chiếc xe đổ xuống mặt đường, tiếng ầm vang lên giữa màn đêm yên tịnh trên con phố nhỏ.
Đằng sau chiếc cột điện đầu ngõ, An đã nhìn thấy nó - ánh mắt màu đỏ ban chiều. Người phụ nữ mặc đồ đen, mái tóc buộc cao gọn gàng như những cô gái trẻ đang đứng đó, quay mặt lại, và nhìn chằm chằm vào An.
"Đi đứng sao thế con? May mà không đi nhanh? Có sao không? Sao mặt tái xanh thế?"
An không thể đáp lại gì những câu hỏi dồn dập của mẹ, trong đầu cô giờ là bao nhiêu thứ ngổn ngang, cô thậm chí không nghĩ được gì nữa. Bởi vì, khi định thần lấy hết dũng lại ngẩng lên nhìn về phía cột điện, An không thấy gì ngoài chiếc bóng đổ dài nằm bất động im lìm dưới ánh đèn đường tĩnh mịch.
***
An hoang mang nhớ lại khoảnh khắc ấy, tim cô đập nhanh mất vài nhịp. Nếu đó không phải ảo giác, thì đó là ai?
Đêm đó, An mơ thấy mình đang ngồi trên xe bus, một bàn tay chợt đặt lên vai cô từ đằng sau. An quay lại và bắt gặp đôi mắt đỏ ánh lên tia nhìn hằn học!
Thét lên và tỉnh dậy giữa đêm khuya, điều hòa vẫn để 22 độ mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo, An không thể nào chợp mắt cho đến sáng.
***
An đến lớp với đôi mắt thâm quầng, mấy đứa bạn trêu đùa "Tương tư anh nào chắc lại mất ngủ cả đêm qua hả?".

An cười mà miệng méo xệch, trong lòng cô đang dậy lên những nỗi lo khác.
An không biết có nên kể với ai về những gì đang xảy đến với cô không. Cô tự nhiên có cảm giác bất an, cô nhìn khắp nơi bất cứ chỗ nào cô đi đến. Nếu như đó là một người thật, hẳn cô sẽ còn nhìn thấy ở nơi nào đó. Nhưng khắp ngày hôm đó ở trường, cô không thấy gì ngoài những đám nữ sinh túm năm tụm 3 hay khoác vai nhau đi lại vui vẻ trong khuôn viên.
Tạm thời quên đi nỗi sợ hãi, An vui vẻ lên xe bus về nhà. Lần này rút kinh nghiệm, lúc xuống xe An không quay nhìn phía cuối xe lần nào cả. Vừa về đến đầu ngõ, An khựng lại khi nhìn thấy cột điện, rồi lại thở phào. Chẳng có ai cả.
Có lẽ hôm qua mệt quá nên đầu óc tưởng tượng lung tung, An nghĩ rồi với tay tìm chìa khóa trong balo để mở cổng.
Khi cánh cổng mở ra và An quay lại khóa cổng trước khi bước vào nhà, An ngất lịm đi trong sân. Chiếc áo đen và đôi mắt màu đỏ ấy đang ở phía bên kia đường, nhìn cô ai oán!
***
An tỉnh dậy lúc 7h tối, thấy bố mẹ đã ngồi bên cạnh. Bố mẹ An hỏi han gay gắt, lo có chuyện gì buồn bực mệt mỏi mà con gái lỡ giấu. An đã định kể cho mọi người những gì cô đang cảm thấy, nhưng nghĩ một lúc lại thôi. Cô đòi sang ngủ cùng bố mẹ.
Đó là một đêm ngủ ngon. An ôm mẹ ngủ ngon lành đến sáng, không mộng mị.
***
Hôm sau bố mẹ kêu An ở nhà nghỉ ngơi một ngày rồi hãy đi học. An nghe lời vì kì thực cái cảm giác về người lạ mặt vẫn ám ảnh An, cô nghĩ rằng tốt hơn hết nên ở nhà một ngày xem sao.
An dành cả buổi sáng ngồi xem Disney Chanel, lướt facebook ,  làm trứng ốp cho bữa trưa, ăn qua quýt rồi lên phòng đi ngủ. Lâu lắm rồi cô chưa có một giấc ngủ trưa trọn vẹn, đi học rồi đi làm thêm khiến thời gian của cô kín 16 tiếng 1 ngày. Trong lúc đang lim dim, đột nhiên An cảm thấy có tiếng động gì rất nhẹ. An mở mắt ra. Rèm cửa rung rung. Cô bật dậy. An nhớ rằng mình đã không hề mở cửa ban công, trong phòng cũng không bật quạt, rèm cửa không thể tự nhiên bay như thế.
Rồi An nhìn thấy một vạt áo đen, không, chính xác là một tà áo đen, chiếc áo dài như áo choàng trong những bộ sưu tập cô vẫn thấy trên tạp chí. Rồi một mái tóc buộc cao, và gương mặt một người phụ nữ từ từ quay lại phía sau tấm rèm...

***
6h tối cùng ngày, bố mẹ An phát hiện ra thi thể của cô con gái rượu trên chính chiếc giường ngủ trong phòng cô, với những vệt máu dài chảy ra từ cổ tay, được cắt bởi một con dao gọt hoa quả sắc lạnh.
Dưới gối của cô gái, người ta phát hiện một cuốn sách còn đang mở.
Gió thổi từ ban công, quyển sách tự động gập vào, hiện rõ tiêu đề 4 chữ "Đau thương đến chết" - 1 tiểu thuyết kinh dị mới phát hành.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Blog Truyện Ma : Những cái bóng

0 nhận xét
Phải… những cái bóng trong gương rõ ràng không thể hành động theo cách đó. Có thể tôi gặp phải vấn đề gì đó.
Tôi đang rất sợ hãi vào lúc này. Chết tiệt.
Blog Truyện Ma : Những cái bóng
Blog Truyện Ma : Những cái bóng
Hãy nhìn xem, nói chung tôi nên thú nhận rằng mình chưa bao h fan hâm mộ những chiếc gương.
À, tôi hiểu vì sao ít nhiều bạn cũng phải có một chiếc trong căn hộ của mình, tôi chỉ không quá thích chúng. Và tôi chắc chắn phải tránh nhìn vào những chiếc gương vào buổi tối, khi ánh đèn đã tắt. Vì vài lí do mà những ý nghĩ về việc làm điều này đã luôn khiến tôi sởn gai ốc. Tôi không biết tại sao và cũng chẳng nghĩ rằng điều đó quan trọng. Sau cùng, tôi cũng sợ nhện. Và tôi chắc là không có lí do nào chính xác cho những điều ấy.
Nhưng bây giờ, có thứ gì đó không thể đã xảy ra. Thứ gì đó đi ra từ những thể loại phim kinh dị - hoặc thứ gì đó giống vậy. Đó là tất cả những gì tôi mong nó là – chỉ là trí tưởng tượng quá mức của tôi lại hoạt động lần nữa.
Tôi sống ở nơi gọi là "ngôi nhà sinh viên", về cơ bản đó là những căn hộ đơn với nhà tắm chung. Mỗi sinh viên có một bồn rửa mặt riêng với chiếc gương treo phía trên, khuất sau một cái tủ lớn - loại giống như được cắt ra từ phần còn lại của căn phòng. Khỏi phải nói cũng biết tôi sẽ tránh xa khu vực đó mỗi khi đèn tắt.
Sáng nay, sau khi đánh răng, tôi nhìn vào gương và mỉm cười. Nhưng bóng của tôi lại không. Ít nhất là không phải ngay lập tức. Không lâu quá vài phần của một giây, nhưng chắc chắn đã nhìn thấy. Tôi mỉm cười và bóng của mình thì nhìn tôi, với vẻ mặt trống rỗng. Rồi nó mỉm cười – nhưng tôi không thể không nghĩ rằng có điều gì đó khác lạ trong nụ cười ấy. Tôi nhún vai. Ý tôi là – tôi là kẻ sống về đêm. Tôi luôn thấy mệt mỏi vào mỗi buổi sáng. Có lẽ tôi gặp ảo giác. Bây giờ tôi biết rằng không phải như thế.
Vì vậy, khi tôi chuẩn bị đi ngủ, tôi quyết đinh lấy một chiếc khăn tay từ tủ quần áo. Chỉ cần làm một cách nhanh chóng. Nhấn công tắt đèn, nhưng phải một lúc đèn mới sáng (tòa nhà cũ). Tôi quyết định với tay qua chiếc gương và nhanh chóng lấy cái khăn tay trong tủ. Và khi tôi kéo tay lại, chiếc khăn đã ở trong tay, đáng nguyền rủa thay cái hành động ngu ngốc ấy… bóng của tôi trong gương ngừng bắt chước chuyển động, thay vào đó lại quay về phía tôi.
Tôi liếc thấy điều đó. Tôi đứng đấy, tay vẫn thò vào trong tủ, mắt nhìn vào chiếc khăn… và trong tầm nhìn, tôi nhận thấy cái bóng dừng với tới cái tủ và qua sang nhìn tôi. Từ từ. Tôi điếng người, chỉ đứng đó, như một bức tượng, quá bối rối để nhìn vào bóng mình trong gương. Một phần trong tôi biết rằng tâm trí mình đã bị đánh lừa, nhưng tôi không muốn chứng minh điều đó là sai. Vì vậy tôi chỉ đứng đó.
Mọi chuyện xảy ra không quá một phút, nhưng với tôi nó dài hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy đôi mắt hắn – tôi – xoáy sâu tận trong xương, và tôi có thể thề rằng hắn đang cười toe toét… Chết tiệt, chẳng bao giờ tôi cảm thấy sợ hơn thế… với chính bản thân mình. Phải không?
Và sau đó, sau cùng, đèn cũng bật sáng và mọi thứ trở lại bình thường. Không có sự khác biệt giữa chuyển động của tôi với cái bóng trong gương, giống như trường hợp sáng nay.
Tôi chuẩn bị đi ngủ với đèn sáng. Và tôi chắc chắn sẽ lấy khăn phủ lên chiếc gương đó.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Blog Truyện Ma : Cái giếng sau vườn

0 nhận xét
Trước em cũng có nhắc qua về mấy chuyện kì bí xảy ra trong họ nhà em, đơn cử như cái giếng ở góc vườn nhà cũ. Chuyện cái giếng bắt đầu từ năm cố em mới 7 tuổi, một bà hàng xóm tự nhiên hóa điên vì đứa con độc nhất chết đuối.
Blog Truyện Ma : Cái giếng sau vườn
Blog Truyện Ma : Cái giếng sau vườn
Bà ý cứ tha thẩn khắp làng, cười hềnh hệch suốt ngày, bạ ai cũng xà vào ôm ấp, mấy đứa bé trai thì bị bà ý đuổi riết, luôn mồm gọi: “Con ơi! Con ơi!”. Bà ý cứ điên điên khùng khùng như vậy, dân làng thương hại nhưng chẳng biết làm sao, nhưng làng sống có tình nghĩa lắm, đợt đó mất mùa đói kém mà hôm nào người ta cũng góp gạo nấu tô cháo rồi đưa bà ăn. Cuộc sống cứ thế trôi dần đi, bỗng một hôm, người ta phát hiện xác bà điên trong cái giếng nhà em.
Chẳng biết làm sao mà bà ý lại vào đó rồi sơ sẩy rơi xuống, dân làng lo ma chay xong thì cũng thôi, chuyện cúng cấp, giỗ chạp bà đó chẳng ai đoái hoài đến, dù gì dân họ cũng đã sống hết nghĩa lúc sống, còn đòi hỏi gì hơn nữa. Cái giếng đó bị kị em bít lại, đào cái giếng mới, từ dạo đó, kị cấm con cháu lẫn người ở bén mảng vào gần góc vườn đó. Cứ đến ngày rằm, mùng một là kị em lại đem một bó hương ra cái giếng, khấn vái rồi lẩm bẩm cái gì đó, những lúc như vậy, kị cấm tiệt ai đứng xớ rớ ngó nghiêng. Chuyện đang yên lành, bỗng một hôm, cô ở gái trong nhà đang dắt trâu về bỗng gào toáng lên, vứt cả trâu ngoài cổng rồi chạy bán sống bán chết vào buồng, chui tọt xuống gầm giường. Kị em đang ngồi trên sập, nghe động liền chạy ra, thấy trâu đứng chỏng chơ giữa đường, kị chửi um lên:
- Tổ cha bây! Quân ăn hại, làm gì mà cập rập lên vầy? Để trâu đây cản cả đường làng đường xóm. Thằng Đuýt đâu? Lôi con kia ra đây ông bảo.
Bấy giờ ông Đuýt mới lật đật chạy lên, thưa gửi rồi vào buồng gọi cô Xuyến ra. Cô Xuyến thấy kị em cáu thì sợ run cầm cập, lắp bắp không nói được câu nào. Kị em quát:
- Làm gì mà bây kêu như cháy đồi vậy?
Cô Xuyến run lẩy bẩy, khóc rưng rưng thưa:
- Bẩm ông! Bẩm ông!....Khi nãy con dắt trâu về,…lúc con…con đi qua cái bờ tường, tự nhiên con trâu nó đứng lại…con giục mãi nó không đi nữa, cứ khua sừng rồi ngó trân trân vào vườn. Con nghi nghi dòm theo,….ối ông ơi! Trong cái góc vườn đó, bà…bà…N. hàng xóm bà ý đang ngồi trên miệng giếng, bà ý cười rồi bà vẫy con vào….ối trời ôi, con chạy, con chạy luôn vào. Con lạy ông,…ông tha cho con.
Ông Đuýt thấy cô cứ kêu toáng lên thì khẽ hích một cái, bảo:
- Có gì thì chị nhận lỗi là xong mà chợ.Can gì mà bịa cái chuyện vô căn cứ, ông nào đã bắt lỗi gì chị đâu. Chậc!
Kị em nghe xong, lặng cả người đi, hồi lâu sau thì kị nhẹ nhàng bảo:
- Con Xuyến vào kia, bảo cậu cả thắp cho các cụ nén hương, xin các cụ bảo bọc mày, nhanh lên.
Cô Xuyến chạy vội vào. Kị em thì ngồi thần người đi, mắt nhìn trân trân ra ngoài. Lát sau, mặt kị tím lại,kị đập mạnh xuống bàn, bảo:
- Chú Đuýt, chú tập hợp ngay cả nhà vào đây, không đứa nào được vắng cả, kể cả đứa đang ngoài đồng cũng gọi về tất. Trước Ngọ là đứa nào cũng phải ở trong cái sảnh này.
Ông Đuýt hối hả chạy đi, gọi các cụ nhà em, hai bà vợ của kị, gia nhân ngoài đồng, dưới thung về hết, may mà kịp trước giữa trưa. Đợi mọi người về cả, kị em dặn:
- Tý nữa, tao có việc ra vườn, thằng H.(Em thứ 2 của cố em), thằng Q( Em út nhà cố), chúng mày theo tao, bê cả vàng hương, rượu oản, xôi gà theo, hai thằng bưng hai mâm, thằng cả (cố em) thì ở trên này đội bát hương, không được để ai chạm vào, không được đặt ra khỏi đầu, bao giờ tao lên nhà thì mới thôi. Còn con Huê, con Díp, xuống bếp nấu nước, luộc gà, đồ xôi nhanh, bao giờ xong thì bày lễ, trước giờ Thân phải xong hết.
Sắp xếp xong đầu vào đấy, kị em dặn mọi người từ giờ cho đến lúc kị bảo xong, cấm ai bén mảng ra vườn, ra đường, ở nguyên trong nhà này, ai đi lẻ cũng không được, phải tụm ba bốn người vào mà đi. Đến chừng gần 2 tiếng, thì cỗ mới xong, kị em chờ đến sát giờ Thân mới hối hai cố ra vườn, một cố bưng mâm cỗ, một cố bưng mâm vàng hương, còn cố em thì đội bắt hương lên đầu, quỳ trước ban thờ. Ra giếng, kị đứng khấn to, sau rồi mắng mỏ liên hồi, chốc chốc lại quát tướng lên, cầm ba toong vụt vun vút vào thành giếng. Sau đó, kị bảo hai cố đốt vàng hương, một cố thì hé miệng giếng ra, trút cả mâm lễ xuống rồi bít giếng lại. Xong xuôi hết, kị với hai cố đang chuẩn bị đi vào nhà thì gió rít ào ào, có tiếng chân chạy rầm rập từ ngoài đồng vào thằng vườn nhà. Kị em khấn lầm rầm rồi hú một tràng dài, bẻ đôi cây batoong, căm một nửa xuống cạnh giếng, một nửa cầm vào nhà, hối hai cố vào trước nhanh, để cụ đi sau. Vào đến nhà thì gió tắt, người nhà thì tá hỏa cả lên, cố em gọi to:
- Thầy ơi! Làm sao mà bát hương nặng quá?
Kị trông vào, cả nhà sợ xanh mắt, bát hương đang bốc cháy đượm lên, lửa hồng rựa dữ dội. Nhưng kị em thì thở phào nhẹ nhõm, vái ba vái rồi thượng lại bát hương về ban thờ, bát hương vẫn cháy hồng rực. Kị đưa nửa cây ba toong lên ngang mày, quỳ khấn:
- Cao tằng tổ khảo Lê gia linh thiêng! Cửu huyền, lục chủ xin về đây phù trợ con cháu!

 Kị khấn vừa dứt thì ngoài giếng có tiếng gào rin rít như xé vải, tiếng gào điên loạn. Người nhà sợ rúm lại, kị vẫn khấn càng to, dứt bài khần thì tiếng kêu cũng hết. Từ dạo đó về sau, kị cấm hẳn con cháu không lai vãng đến cái giếng chỗ góc vườn, lại đến ngày rằm, lễ chạp đều biện mâm lễ nhỏ rồi sai người ra đó hóa. Nhưng thi thoảng, chó mèo, gà vịt trong nhà vẫn hay chết quanh giếng, kị không nói gì, chỉ dặn con cháu tránh xa ra, thở dài:
- Cũng tại nhà ta đến hạn, vô phúc gây oán, giá ngày xưa đừng khoét giếng đó, nghe lời cụ T thì có phải giờ vô sự không! Người tính, trời tính lại.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

truyện ma đồng xu nhuốm máu

0 nhận xét
Tỉ ôm đầu lảo đảo chạy vào con hẻm sâu hun hút. Hắn cứ cắm đầu cắm cổ mà chạy như bị ma đuổi phía sau lưng, chạy không cần định hướng. Vừa chạy vừa thở hồng hộc.
 Một đám đàn bà, trẻ con đang ngồi túm tụm bên đường nói cười rôm rả, thấy bộ dạng điên cuồng của hắn chạy tới, tất cả đều dạt ra nhường đường cho Tỉ, không ai dại gì lại đi dây vào một đứa đang có vấn đề.
Người dân ở đó cũng không biết Tỉ là ai, nhưng nhìn thoáng qua cũng đoán được đó là một kẻ thuộc thành phần bất hảo, không phải người lương thiện đàng hoàng!
Tỉ cóc cần biết mọi người nghĩ sao về hắn. Hắn chỉ muốn trốn thoát, trốn thoát điều gì thì ngay cả bản thân hắn cũng không biết!
Hắn chỉ biết hắn cần phải chạy thật xa, phải làm một cái gì đó để xua tan những cảm xúc dữ dội đang trào ứ trong hắn.
Con hẻm ngoằn ngoèo uốn khúc như một con rắn khổng lồ cuối cùng đâm ra một bãi rác lớn. Nơi đó người ta vứt tất cả những thứ rác rưởi và chất thải của cả cái thị xã này. Mùi xú uế nồng nặc bốc lên làm Tỉ bất giác muốn nôn ọe.
Hắn giựt lùi muốn quay trở lại, nhưng không biết ma quỉ xui khiến gì tự nhiên hắn lại xăm xăm tiến về phía cuối bãi rác chỗ có những chiếc ống cống bằng xi măng đang nằm lăn lóc chờ ngày các cơ quan chức năng đưa chúng về đúng vị trí.
Ở phía đó ngược chiều gió, đồng thời cũng phía cuối của bãi nên hầu như chỉ toàn là rác cũ, lâu năm, mùi hôi thối cũng không nồng nặc như ở chỗ lúc nãy.
Tỉ bước chậm lại, hai tay buông thõng xuôi theo người một cách chán chường, mệt mỏi.
Trong lòng Tỉ giờ đây ngổn ngang biết bao nỗi lo âu sợ hãi.
Tỉ đã thua đến đồng bạc cuối cùng! Không những thế, cả giấy tờ nhà đất Tỉ cũng thế chấp mất rồi, cộng thêm tờ giấy nợ một trăm triệu kia nữa... Biết làm sao bây giờ? Chỉ còn mỗi một cách là chết đi mà thôi!
Nhưng nếu Tỉ chết đi thì mẹ và vợ con Tỉ sẽ sống sao đây? Căn nhà nhỏ và mảnh đất bé xíu mà lâu nay vợ Tỉ vẫn chăn nuôi và trồng mấy liếp rau liếp cải ấy sẽ bị chủ nợ xiết đi, mẹ và vợ con Tỉ sẽ phải lang thang đầu đường xó chợ, không chốn nương thân...
Nhưng nếu Tỉ không chết thì sao? Nhà đất vẫn bị xiết, đồng thời chắc chắn sẽ bị truy tố ra tòa vì số nợ một trăm triệu có giấy tờ cam kết hẳn hoi kia.
Chết! Chết! Đúng rồi, chỉ có cái chết mới có thể giúp được Tỉ trong lúc này...
Nhưng làm sao Tỉ đành lòng... Mẹ Tỉ già rồi cứ nay yếu mai đau, vợ Tỉ lại sắp đến ngày sinh nở. Trời ơi... tại sao ông trời lại đẩy con vào đường cùng thế này? Ông trời ơi, ông không thương con thì xin ông hãy thương lấy mẹ và vợ con của con. Mẹ con đã khổ cả đời vì cha con rồi. Còn vợ con, từ ngày về làm vợ con, cô ấy chưa một ngày được thảnh thơi vui sướng. Nhưng cô ấy chưa khi nào hờn trách gì con mà vẫn vui vẻ chịu đựng, san sẻ cùng con những thiếu thốn, khó khăn...
Con không có lỗi… chính vì con thương mẹ và vợ con con, con muốn họ được sống sung sướng hơn, vì vậy con mới... và bây giờ con ra nông nỗi thế này đây... hu hu hu...
Không nhấc chân lên nổi nữa, Tỉ ngồi thụp xuống, lưng tựa vào một ống cống và khóc ngất lên từng hồi như có điều oan ức đớn đau lắm vậy.
Công bằng mà nói, Tỉ không phải là đứa bỏ đi. Hắn là một đứa con hiếu thảo, là một người chồng biết yêu thương vợ. Nhưng có lẽ tại số phận của hắn, tại cái kiếp người của hắn đã được đặt để vào khuôn khổ nghèo hèn nên mặc dù hắn rất siêng năng làm lụng mà vẫn không khá lên được!
Từ lúc hơn mười tuổi hắn đã biết bưng thúng bánh đi dài theo các con hẻm, cất tiếng rao lanh lảnh để giúp mẹ kiếm tiền lo bừa ăn hàng ngày cho bốn miệng ăn: ba mẹ, hắn và đứa em gái út.
Ba hắn là một gã đàn ông nát rượu. Không ngày nào ông không uống, mà không phải chỉ uống sương sương, nhâm nhi vui bạn vui bè... Ba hắn uống như hũ chìm, uống đến say khướt quên trời, quên đất.
Hôm nào mẹ hắn không có tiền lo rượu cho ba hắn thì chắc chắn hôm đó bà sẽ bị một trận đòn nhừ tử đến nỗi cười cũng không chịu được, hoặc là chính mẹ hắn hoặc là hắn chạy tới quán bà Tư ở đầu đường mua chịu rượu và một ít cá khô về làm mồi cho hắn thì mới có thể yên thân được.
Nhưng những hôm có rượu, có mồi thì cũng đau dễ được yên thân. Ba hắn khi đã uống say thường đem những chuyện bực mình từ năm xửa năm xưa ra dày vò mẹ hắn. Nếu mẹ hắn nín nhịn không cãi lại thì ba hắn bảo mẹ hắn coi thường:
- Tao không đáng mặt nói chuyện với mày sao?
Còn nếu mẹ hắn không nín nhịn được, có lời đôi co qua lại thì lập tức ba hắn hùng hổ:
- À... à, cái con này hỗn! Mày dám ăn nói tay đôi với chồng mày à? Tao phải dạy cho mày một trận mày mới hiểu được câu "phu xướng phụ tùy"!
Những ngày thơ ấu của Tỉ là những ngày thấm đẫm nước mắt khổ đau của người mẹ gầy gò khốn khổ.
Có lần Tỉ hỏi:
- Sao mẹ không bỏ phứt ổng đi, con thấy ba mẹ thằng Tam cũng bỏ nhau có, có sao đâu? Không có cha như thằng Tam coi bộ còn sướng hơn...
Mẹ Tỉ khóc òa lên rồi ôm hắn vào lòng nói nhỏ:
- Con không được nói vậy! Mẹ con mình mang ơn ông ấy, dù khổ hơn nữa mẹ cũng không thể nào bỏ ông ấy được, mẹ phải đền ơn ông ấy...
- Ơn gì hở mẹ?
Tỉ ngây thơ hỏi nhưng mẹ hắn lại gạt đi:
- Con còn nhỏ, con chưa hiểu, chưa biết được đâu. Hiện nay, con chỉ biết nghe lời mẹ là đủ rồi! Dù ba con có thế nào đi nữa con vẫn phải thương yêu và kính trọng ông ấy, con không được quyền nói xấu ông ấy, nghe không? Bởi vì... với mẹ con mình, ông ấy là người đàn ông tốt nhất trên đời!
Tỉ rất hậm hực khi nghe mẹ nói thế, nhưng vốn là một đứa ngoan, biết nghe lời nên Tỉ cũng không dám hỏi nhiều. Nó miễn cưỡng yêu thương, miễn cưỡng kính trọng người đàn ông luôn hành hạ mẹ nó.
Với Tỉ và em gái thì đỡ hơn, ông ấy hầu như không hề làm khó hai anh em Tỉ. Đồ nhậu có món gì ngon, thấy anh em Tỉ đi ngang ông đều ngoắt lại:
- Ê... ê! Hai đứa bây vô đây ăn với tao nè… cái này ngon lắm nghe... ăn đi, ăn đi cho mau lớn để mẹ mày nhờ...
Hầu như ông luôn luôn lặp lại câu đó mỗi khi gọi anh em Tỉ vào ăn cùng.
Ông cũng chưa hề đánh Tỉ dù chỉ là một roi phết nhẹ trên mông hay một bạt tai khi tức giận. Tuy nhiên ông cũng chưa bao giờ tỏ ra yêu thương, quyến luyến Tỉ.
Với em gái Tỉ thì khác. Có những lúc ông ôm con bé vào lòng, vuốt tóc vuốt tay nó rồi cười khà khà đầy mãn nguyện:
- Con gái rượu của tao! Con gái vàng gái ngọc đây mà...
Không ít lần Tỉ thấy thắc mắc trong lòng, bởi vì hắn thấy ở những nhà khác, người cha thường tự hào về con trai của mình hơn.
Mẹ Tỉ đã phải chịu đựng một người chồng như vậy hết năm này qua năm khác. Cho đến một ngày, ba Tỉ nhậu say về ngang qua cây cầu nhỏ, do sơ sẩy thế nào mà rơi tòm xuống dưới không ai hay, mãi đến sáng hôm sau đi tìm khắp nơi không thấy, chỉ nghe một người bạn nhậu bảo:
- Chiều hôm qua anh ấy có tới đây uống rượu với tôi nhưng đã về lúc chập tối!
Mẹ Tỉ hoảng lên, mếu máo kêu khóc, mọi người đổ xô đi tìm thì mới phát hiện xác ông vướng dưới đám lục bình ớ khúc sông gần đó.
Sau đám tang ba, cuộc sống của mẹ con Tỉ dễ thở hơn rất nhiều, nhưng Tỉ vẫn không hiểu sao mẹ Tỉ cũng vẫn không vui mà mặt mày cứ u sầu ủ dột.
Rồi một hôm, Tỉ được nghe mẹ kể cho nghe về bí mật đời mình, về lý do tại sao bao nhiêu năm qua mẹ Tỉ vẫn một lòng yêu thương ba Tỉ dù đã bị ông hành hạ không thương tiếc những khi say rượu.
Ngày đó, mẹ Tỉ là một cô gái quê nghèo khổ trôi dạt lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Vừa chân ướt chân ráo lên nơi thành thị, cô đã lọt ngay vào tầm ngắm của một tên sở khanh.
Hắn tìm mọi cách để ve vãn, dụ dỗ cô, và hắn đã làm được điều đó không mấy khó khăn đối với một cô gái thật thà và cứ tưởng xung quanh mình ai cũng thật thà như thế!
Hắn hứa hẹn đủ điều, nhưng đến lúc cô gái báo tin mình đã mang thai thì hắn cao chạy xa bay không một lời từ giã.
Một mình thân gái nơi xứ lạ quê người, không người thân, không tiền bạc, cô làm sao tồn tại được? Còn trở về quê thì cô biết ăn nói sao đây về cái bào thai đang lớn dần từng ngày trong bụng?
Khổ đau, tuyệt vọng, một đêm mưa gió đầy trời, cô gái đã tìm tới bên sông vắng để quyên sinh.
Nhưng bất ngờ, cũng trong đêm đó có một chàng trai lang thang đi dưới trời mưa trên đường vắng, tình cờ phát hiện cô gái định hủy mình.
Chàng trai đã kịp thời cứu cô thoát chết và nghe cô kể về hoàn cảnh của mình.
Xót thương cho thân phận người con gái bơ vơ nơi đất lạ, người con trai đã đứng ra nhận lấy trách nhiệm về mình.
Ngay sáng hôm sau, anh dắt cô gái về quê thưa chuyện với gia đình rằng:
- Con đã lỡ làm cho con gái người ta bụng mang dạ chửa, ba mẹ thương con, thương cháu nội mà đừng trách phạt chúng con, cho phép chúng con được thành vợ thành chồng ...
Ai nấy ngớ người la trước cái tin hệ trọng của cậu con trai cả, nhưng sau đó cả nhà cũng mừng vui không kém vì sắp có cháu nội để bế bồng.
Thế là việc cưới xin được tiến hành ngay sau đó, tuy đơn sơ giản dị nhưng đã cứu vớt được cuộc đời của cô gái và cả đứa bé chỉ mới là bào thai.
Rồi khi đứa bé chào đời, người cha vẫn làm tròn bổn phận, không một chút đối xử phân biệt hay hà khắc nào với nó. Lắm lúc nó nghịch phá nhưng chưa bao giờ người cha vung roi đánh con lấy một lần.
Chính điều đó làm cho người mẹ cảm động và nguyện với lòng mình, suốt đời này kiếp này mẹ con cô sẽ làm tất cả để đền đáp ân tình của người đàn ông đó.
Nghe mẹ kể lại chuyện đời mình, Tỉ vô cùng hối hận vì đã có những lúc cảm thấy ghét cha, thù cha, và cả đến khi ông ấy chết, tuy Tỉ cũng buồn đau, cũng thương đấy, nhưng đâu đó bên cạnh vẫn là cảm giác được giải thoát, không phải giải thoát cho bản thân mình, mà là giải thoát cho người mẹ mà Tỉ luôn yêu thương, kính trọng.
Tỉ giúp mẹ làm đủ thứ việc để kiếm tiền nuôi em. Từ bán bánh bán khoai, đến gánh nước, khiêng hàng,... thứ gì Tỉ cũng làm, miễn kiếm được ít tiền đem về cho mẹ.
Mẹ Tỉ nhiều năm lao lực nên sức khỏe sa sút rất nhanh, bà không còn làm được những việc nặng nhọc nữa, chỉ quanh quẩn ở nhà lo cơm nước vá, may cho anh em Tỉ, đã vậy bà cứ nay đau mai yếu quặt quẹo rất thương tâm. Những đồng tiền ít ỏi Tỉ kiếm được nếu chỉ để lo cho ba miệng ăn không thôi thì còn tạm đủ, chứ thêm khoản thuốc thang cho mẹ thì Tỉ không sao lo nổi.
Thế nên cuộc sống của ba mẹ con vẫn cứ đắp đổi qua ngày.
Năm hai mươi tuổi, trong một lần đi theo một ông thầu xây dựng làm một công trình lớn tận Bình Dương, Tỉ tình cờ quen Lan, một cô gái nhỏ hơn Tỉ hai tuổi, hiện đang làm công ở một lò gốm gần nơi công trình Tỉ đang thi công.
Sau khi tìm hiểu, Tỉ biết được hoàn cảnh của Lan cũng bi đát không kém gì mình.
Lan mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô sống với vợ chồng người chú và thường xuyên bị bạc đãi.
Lan phải làm việc và giữ em quần quật suốt ngày không được nghỉ tay, vậy mà vẫn bị chú thím chửi là "thứ đồ ăn hại", là "tội báo oan gia". Lớn lên một chút, Lan được thím giới thiệu vào làm ở đây, lương mỗi tháng đều bị thím ứng trước gần hết, chỉ chừa lại cho Lan một số ít ỏi, không đủ để cô ăn xôi mỗi sáng đi làm.
Nhưng dẫu sao Lan vẫn thích đi làm hơn. Đi làm thế này vừa có bạn bè để trò chuyện, có những giây phút lặng lẽ một mình để thả cho tâm hồn thiếu nữ mười tám tuổi được bay bổng với những ước mơ, và đi làm thế này thì đỡ phải nghe những câu mắng chửi nặng nề vô lý... Chuyện không có tiền trong người với Lan cũng đã trở nên quen thuộc rồi, bình thường rồi nên cô cũng không cảm thấy buồn hay phẫn uất gì cả.
Tỉ và Lan quen nhau không lâu thì cả hai đã thật sự cảm mến và thương yêu nhau vô hạn. Nhưng chuyện cưới xin đối với Tỉ lại là một vấn đề nan giải.
Ngày mẹ Tỉ lặn lội lên Bình Dương tìm đến thưa chuyện với chú thím Lan, bà trở về nhà với vẻ mặt ỉu xìu buồn tủi...
Chú thím Lan luôn miệng nói hai người đã nuôi dưỡng Lan từ hồi còn bé nên coi cô như con gái ruột của mình, giờ gả cô đi lấy chồng, họ không đòi hỏi gì nhiều, nhưng bắt buộc phía nhà trai phải lo đầy đủ các lễ vật và cả nữ trang cho cô dâu, tiền đưa cho nhà gái... Chỉ một trong những yêu cầu đó thôi cũng đủ làm mẹ con Tỉ xính vính rồi, có đâu tới nữ trang, lễ lộc...
Tỉ thương Lan, hắn cũng muốn tổ chức một đám cưới thật rình rang, muốn cô dâu của hắn phải là người đẹp nhất, lộng lẫy nhất trong ngày cưới, nhưng khả năng kinh tế lại không cho phép hắn làm được một cái đám cưới thật bình dân!
Lâu nay, Lan là cô gái nhu mì, ít nói, chú thím nói gì cũng im lặng lắng nghe, và luôn làm đúng theo như thế. Nhưng riêng lần này cô quyết liệt phản kháng.
Chú thím không cho phép Lan làm vợ một "thằng nghèo kiết xác", Lan không cãi lại nhưng cô đã mạnh mẽ dắt tay Tỉ đi đăng ký kết hôn, không cần tới sự chấp thuận của chú thím.
Lan về làm vợ Tỉ mà không có cả một bữa tiệc trà để hai họ chung vui.
Nhưng cô không hề buồn vì điều đó.
Tỉ yêu Lan, và còn biết ơn vì cô đã biết thương, biết thông cảm cho hoàn cảnh của hắn. Mẹ Tỉ cũng hết lòng yêu quí con dâu.
Tử nhỏ Lan đã mất cha mẹ, Lan chưa được sống trong sự ấm cúng của một gia đình, nên từ ngày về nhà Tỉ, được Tỉ, mẹ Tỉ và cô em gái thương yêu quí mến, Lan cảm thấy sung sướng lắm, hạnh phúc lắm. Dẫu cho cuộc sống có thiếu thốn, có vất vả hơn nữa Lan cũng bằng lòng.
Cưới nhau gần ba năm sau Lan mới có thai. Cả nhà Tỉ vui như mở hội. Ai cũng náo nức chờ đón đứa bé ra đời.
Riêng Tỉ, từ ngày có vợ, hắn luôn dằn vặt về sự bất tài của mình. Giờ thì hắn lại sắp có con, hạnh phúc nhân lên mà nỗi lo và vất vả cũng sẽ nhân lên gấp bội.
Hết ngày này qua ngày khác, lúc nào trong đầu Tỉ cũng suy nghĩ, tìm cách có thật nhiều tiền để lo lắng cho gia đình, cho tuổi già của mẹ được an nhàn hưởng lạc, để vợ mình có được những ngày thật sự hạnh phúc và để đứa bé sắp chào đời kia có được một cuộc sống đầy đủ không thua kém ai.
Một lần tình cờ Tỉ gặp lại Thống - một người bạn từng đi làm cu li, thợ hồ chung với Tỉ, nhưng hai người đã bặt tin nhau gần hai năm.
Gặp Thống, Tỉ thật ngỡ ngàng. Nếu Thống không chủ động gọi thì chắc Tỉ sẽ cho là mình lầm, cho là người giống người thế thôi.
Thống bây giờ sang trọng như một ông chủ lớn. Giày da bóng lộn, áo quần tươm tất, đầu tóc chải láng mướt và trên tay là chiếc cặp táp to đùng mà Tỉ cứ thắc mắc không biết nó chứa cái gì trong đấy?
Thống, một đứa chưa biết mặt chữ, mở miệng ra là chửi thề, không biết làm gì ngoài những việc nặng nề cần dùng đến cơ bắp. Thế thì hắn làm gì mới hai năm mà phất lên ghê thế?
- Mày lúc này thế nào?
Thống đặt ly cà phê trước mặt Tỉ, hất hàm trịch thượng hỏi.
Tỉ lúng túng, không biết phải xưng hô thế nào cho phải. Mình lam lũ nghèo hèn thế này mà nói chuyện xưng hô mày tao với một kẻ sang trọng như Thông liệu có... kỳ không? Còn xưng hô tôi và anh thì Tỉ không quen lắm.
Nhưng thôi, Thống đã chủ động thì mình còn gì phải ngại nữa chứ, nó giàu sang mặc nó, mình cứ mày tao thỏa thích như lúc trước.
- Tao vẫn vậy thôi! Còn mày, dạo gần đây mày mất tích, làm gì mà coi bộ đổi đời rồi vậy?
Tỉ đã lấy lại được tự nhiên.
Thống cười ha hả:
- Cuộc đời mà mậy, lên voi xuống chó có mấy hồi! Cũng nhờ trời thương, tao gặp một cơ duyên mới được đổi đời thế này đây!
Tỉ nuốt nước bọt, tò mò hỏi:
- Cơ duyên gì thế? Mày có thể bày cho anh em kiếm sống không?
Nụ cười trên môi Thống vụt tắt, mặt sa sầm xuống, Thống nói nhỏ:
- Không được! Không phải tao ích kỷ gì với mày, nhưng đây là nguyên tắc mà tao phải tuân theo, không thể tiết lộ được. Nhưng Tỉ ạ, đôi khi nghèo khổ như tao với mày lúc trước mà còn hạnh phúc hơn đó! Mày đừng nhìn bề ngoài của tao như vậy mà khát khao, buồn lắm mày ạ, tao đã phải đánh đổi rất nhiều, rất nhiều đó...
Trong một thoáng, Tỉ nhận ra nét đau khổ cùng cực vụt hiện ra trên mặt Thống. Nhưng lúc đó Tỉ không nghĩ nhiều tới việc ấy, Tỉ chỉ chửi thầm trong bụng:
- Không muốn giúp anh em thì thôi, đừng bày đặt giở giọng đó ra chứ bạn! Nghèo khổ như trước mà hạnh phúc hơn giàu sang lúc này sao? Vậy sao không đánh đổi đi, sao không tiết lộ bí quyết cho tao đi? Hừ, chẳng qua mày là đứa không muốn ai hơn mình...
Nghĩ thế nên Tỉ chỉ cười cười khi nghe Thống tỉ tê tâm sự rồi một lát sau Tỉ tìm cớ chào Thống để ra về bỏ lại Thống một mình bên ly cà phê với ngổn ngang tâm sự chưa kịp giải bày cho hết.
Một thời gian sau, Tỉ nghe người ta nói Thống bây giờ chuyên sống trong các sòng bài. Nhờ các ván bài mà Thống giàu lên như vậy.
Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu! Tỉ. Ừ sao mình không thử thời vận một lần nhỉ?
Trước đây, những lúc rãnh rỗi Tỉ hay cùng đám bạn chơi bài, và hắn luôn là người gặp nhiều vận đỏ nhất.
Tại sao lâu nay mình không biết thử, trời ơi, tiếc quá đi mất! Biết đâu... biết đâu chỉ sau một vài ván, mình có đủ khả năng lo lắng cho gia đình, trước mắt là lo cho vợ mình sinh nở được chu đáo.
Nghĩ là làm, ngay chiều hôm đó, Tỉ về nhà lén lấy hết số tiền mà lâu nay hai vơ chồng tiện tặn dành dụm lo cho ngày Lan sinh con. Tuy số tiền không nhiều, nhưng đó là toàn bộ gia tài của hai vợ chồng.
Khi cầm số tiền đó trong tay, trong lòng Tỉ cũng một thoáng run lên khi nghĩ ngộ nhỡ mình thua cuộc...?
Nhưng Tỉ đã nhanh chóng gạt cái ý nghĩ xúi quẩy ấy ra khỏi đầu, chưa vào cuộc đã nghĩ tới điều xui rủi là không được, phải nghĩ sau đêm nay mình sẽ có rủng rỉnh tiền, để mua cho mẹ và vợ mình những chiếc áo đẹp, những bữa ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất...
Không đầy hai tiếng đồng hồ sau, Tỉ đã trắng tay! Toàn bộ số tiền dành dụm đó đã bay vào túi người khác trong nỗi đắng cay cùng cực của Tỉ.
Thất thểu ra đường, Tỉ lang thang đi hoài mà không dám về nhà. Hắn sợ, hắn không biết phải ăn nói sao với mẹ và vợ hắn.
Nếu biết mất số tiền đó, mẹ và vợ hắn sẽ phản ứng thế nào đây? Hắn biết hai người đó sẽ không ai mắng chửi gì hắn đâu, nhưng hắn sợ nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ, những giọt nước mắt mà từ sau ngày ba hắn chết hình như nó chưa phải chảy ra lần nào nữa.
Hắn cũng rất sợ đôi mắt vợ hắn trĩu nặng âu lo sợ lắm ánh nhìn buồn diệu vợi của vợ hắn.
Ông trời đang thử thách mình đây, ông trời không bao giờ đẩy mình vào đường cùng đâu!
Vì nghĩ thế nên Tỉ đã nhắm mắt lún sâu vào hố thẳm...
Tỉ về nhà, ra vẻ bình thường như không có chuyện gì xảy ra, mẹ và vợ hắn cũng chưa biết gì nên cả nhà vẫn vui vẻ.
Cơm nước xong, hắn xoa xoa vào cái bụng bầu to tướng của vợ, trìu mến nói:
- Con ngoan, chỉ còn mấy ngày nữa thôi là con ra đời rồi! Ba mẹ và bà nội mong con lắm đó, con có biết không? Thôi, con ở nhà ngoan, đừng quãy đạp mẹ nhé, ba đi đằng này có chút việc!
Tỉ viện ra một lý do để đi. Mẹ và vợ hắn không hề biết, trong lưng áo hắn là cuốn sổ đỏ của ngôi nhà và mảnh đất nhà cạnh bên - toàn bộ gia tài của cả nhà đang nằm trong tay Tỉ.
Hắn tìm tới sòng bài, thế chấp tờ giấy đỏ và lại đem toàn bộ số tiền đặt vào cuộc đỏ đen may rủi.
Lại thua!
Mồ hôi vã ra ướt đẫm cả mặt, Tỉ như một kẻ điên không còn làm chủ được hành vi của mình nữa, Tỉ cứ ký vào giấy nợ để cầm một xấp tiền vào chơi tiếp, rồi lại ký tiếp. Mãi đến lúc kẻ cho vay nhìn Tỉ rồi nhếch mép cười mai mỉa:
- Cậu có biết từ nãy tới giờ cậu đã nợ tôi bao nhiêu rồi không? Này, mở to mắt ra mà nhìn cho kỹ vào nhé cậu em? Một trăm triệu! Một trăm triệu rồi đấy nhé? Cậu có khả năng trả cho tôi không mà còn đòi vay tiếp?
Tỉ chới với.
Trời ơi! Một trăm triệu! Một trăm triệu! Một số tiền mà cả trong mơ Tỉ cũng chưa bao giờ dám mơ thấy thì làm gì ngoài đời thật Tỉ có khả năng có nó trong tay mà trả nợ?
Lảo đảo té ngồi xuống nền gạch, Tỉ liên tiếp bị kẻ cho vay nện vào đầu, cùng với lời xua đuổi:
- Cút mau ra khỏi đây! Cút mau mà về chạy tiền đem trả cho tao. Nếu ba ngày sau mày không trả đủ tiền thì đừng có trách tao đấy nhé! Cả mày, cả gia đình mày...
Hắn bỏ lửng câu hăm dọa và tung chân đá một cú thật mạnh vào người Tỉ làm Tỉ lăn tròn mấy vòng ra tới cửa.
Đau đớn, nhục nhã và sợ hãi, Tỉ cứ ôm đầu và chạy như điên...
Giờ đây, ngồi một mình bên bãi rác hoang vu vắng lặng, Tỉ thấy cuộc đời mình sao lại đi tới nông nỗi này? Mình đã làm gì gây ra tội lỗi? Mình chỉ muốn cho mẹ và vợ con có được cuộc sống tốt đẹp hơn một chút thôi mà, sao ông trời lại nỡ lòng xô đẩy mình tới bước đường cùng?
Chỉ còn khoảng một tuần nữa thôi là đứa bé chào đời! Đáng lẽ ra ngày đó cả nhà Tỉ sẽ vui mừng náo nhiệt. Nhưng giờ đây... tất cả sẽ thế nào, Tỉ không dám nghĩ tới nữa…
Đứa em gái đi lấy chồng hơn năm nay, gia cảnh bên chồng nó cũng không khá giả, nó không thể cưu mang mẹ, chị dâu và đứa cháu sơ sinh được.
Rồi mẹ và vợ con Tỉ phải sống sao đây?Tỉ không còn nước mắt để khóc nữa. Có lẽ nỗi đau đớn, sợ hãi cùng cực đã vắt khô nước mắt trong con người hắn rồi.
Tỉ cứ ngồi im như thế, hai chân co sát vào người, úp mặt lên hai đầu gối mà nghe lòng quặn đau từng chập.
Bỗng Tỉ nghe hình như có tiếng rên rỉ nho nhỏ, loáng thoáng như tiếng mèo con kêu. Lắng tai nghe kỹ lại, rõ ràng là tiếng rên của con người!
Tỉ đứng lên lần theo tiếng rên mà đi tới. Tiếng rên lúc có lúc không, lúc nghe thật gần lúc lại như ở xa xăm, rất khó xác định được vị trí.
Thật cố gắng Tỉ mới có thể phán đoán được âm thanh đó phát ra từ một trong những ống cống phía bên kia.
Thế là Tỉ lần đi tới đó, chui đầu vào từng ống cống để quan sát thật kỹ.
Đến cái ống cống nằm lẻ loi tận ngoài chỗ khuất, Tỉ mới phát hiện ra có một người đang nằm bên trong.
- Ai đó? Ai nằm bên trong đó?
Tỉ cất tiếng hỏi lớn.
Đáp lại lời Tỉ chỉ là tiếng gió xạc xào và hình như có một tí âm thanh của tiếng người hòa vào trong đó mà Tỉ không làm sao nghe rõ được.
- Ai? Ai đó?
Tỉ lại hỏi lần nữa. Hắn run run khi nghĩ tới trường hợp có thể đây là một xác chết bị bọn cướp giết hại rồi đem giấu vào đây.
Hắn nữa muốn bỏ đi nhưng nữa lại muốn chui vào kéo người đó ra để xem coi sống chết thế nào cho thật rõ ràng.
Cuối cùng, lòng nhân đạo trong Tỉ cũng đã thắng được nỗi lo sợ.
Hắn cúi xuống, khom người bò vào trong ống cống, vừa chạm tay vào người đó, hắn cảm thấy một luồng hơi ấm truyền sang tay mình nên đã vững bụng tiến thêm chút nữa và từ từ vừa lôi kéo, vừa gượng đỡ đã đem được người đó ra ngoài.
Dưới ánh sáng lờ mờ của vầng trăng non đầu tháng, Tỉ hết sức bất ngờ khi nhận biết người đàn ông đang lâm nguy kia không ai xa lạ mà chính là Thống, bạn của Tỉ!
- Thống! Trời ơi… Tại sao mày lại ra nông nỗi này? Ai hại mày? Mày nói cho tao biết đi!
Cả người Thống bê bết máu. Máu ở khóe miệng vẫn không ngừng ri rỉ chảy ra.
Tỉ hốt hoảng sờ nắn khắp người Thống để xem thương tích nặng nhẹ ra sao, nhưng thật bất ngờ, trên cơ thể Thống hoàn toàn không có một vết tích gì.
- Mày nói đi? Có phải đứa nào đã đánh vào đầu mày không? Mày bị thương ở đâu?
Tỉ lay lay Thống, nôn nóng muốn biết về thương tích của bạn.
Thống cố gắng mấp máy môi thốt ra được mấy tiếng thều thào:
- Nước… nước…
Biết Thống chảy nhiều máu nên đang đòi nước, Tỉ vội vã chạy ra bờ sông, hái một chiếc lá cây to bản bên đường cuốn lại làm thành cái phễu không đáy để mức nước đem về cho Thống.
Nhấp môi được tí nước, Thống có vẻ đã khá hơn đôi chút. Thống nhướng mắt lên nhìn Tỉ, ra dấu cho Tỉ cúi xuống thật gần để nghe Thống nói.
- Mày cho tao biết đi, đứa nào hại mày?
Tỉ vẫn chưa thôi nôn nóng.
Thống khẽ lắc đầu:
- Không ai hại tao, chính lòng tham của tao đã hại tao, và hại cả gia đình tao...
- Mày nói gì tao không hiểu. Mày đang giàu sang kia mà, chẳng phải gia đình mày cũng đang sống sung sướng lắm sao?
Tỉ vừa thắc mắc lại vừa mai mỉa, vì tận trong thâm tâm mình, Tỉ vẫn còn rất giận Thống chuyện đã giấu bạn bè cách làm giàu của bản thân.
Thống nói nhẹ như hơi gió thoảng qua:
- Đã có lần tao nói với mày rồi có khi sống nghèo vẫn hơn. Có thể mày không tin tao nhưng đấy hoàn toàn là sự thật. Tao đã tham lam và chính điều đó đã làm cho gia đình tao tan nát, và cuối cùng bản thân tao phải ra thế này đây! Trước đó, tao cũng như mày bây giờ, tao không tin vào điều đó...
- Nhưng điều đó là điều gì?
Tỉ gắt lên.
Thống nhắm mắt lại như đang cố gom hết chút sức lực còn lại để kể cho Tỉ nghe tròn câu chuyện:
- Đây này, mọi chuyện đều bắt đầu từ vật này đây!
Thống run rẩy thò tay vào túi lấy ra một đồng tiền bé xíu đưa cho Tỉ.
Tỉ cầm lấy đồng tiền đưa lên ngang tầm mắt cố quan sát thật kỹ dưới ánh sáng nhạt nhòa. Nó không có gì đặc biệt, cũng giống như cái đồng khoán mà bọn trẻ thường chơi, chỉ khác là có lẽ nó được làm bằng chất liệu tốt hơn nên trông sáng loáng và nhẹ hơn nhiều.
- Ngậm vật này vào miệng, sẽ thắng trong mọi ván bài! Nhưng đánh đổi lại, sau mỗi lần thắng trong cuộc đỏ đen ấy, sẽ bị mất đi một điều rất quí giá đối với bản thân. Đó là lời khuyến cáo mà tao đã không tin. Đến lúc thấy có chuyện xảy ra, muốn dừng lại nhưng không thể dừng lại được. Giống như có một thế lực ma quái gì đó khống chế. Mình cứ phải lao vào, lao vào cho tới khi... như thế này đây!
Máu trong miệng Thống lúc này không còn ri rỉ chảy ra nữa mà trào ra từng dòng, làm ướt nhòe cả một khoảng lớn trên ngực áo.
Tỉ hoảng quá, vội nói:
- Tao đưa mày vô bệnh viện!
Vừa nói, Tỉ vừa đưa tay ra định đỡ Thống ngồi lên, nhưng Thống nhẹ lắc đầu:
- Vô ích thôi! Không còn gì có thể cứu vãn được cuộc đời tao... Tao đã không chịu tin, chỉ có những đồng tiền chân chính mới có thể đem tới hạnh phúc, ấm no. Còn những đồng tiền không phải có được do bán sức lao động thân xác và trí não thì chẳng những nó không tồn tại được, mà trái lại nó còn mang tới tai họa cho mình... Mày hãy nhớ lấy!
Nói vừa dứt câu, Thống thở hắt ra một luồng hơi thật mạnh. Tỉ biết là Thống đã qua đời!
Hoảng hốt, Tỉ nhanh chóng bỏ chạy vì sợ mình bị liên lụy vào cái chết của Thống giữa lúc gia đình đang gặp nhiều điều rắc rối khó khăn thế này thì khốn khổ! Dù sao Thống cũng đã chết rồi, mình bỏ Thống nằm lại đó kể ra cũng không phải nhưng biết sao bây giờ, chắc Thống sẽ hiểu cho mình thôi. Chỉ lát nữa, hoặc chậm nhất là sáng ngày mai thế nào cũng có người phát hiện ra Thống thôi mà...
Vừa chạy, vừa nghĩ thế nhưng Tỉ vẫn không sao chạy xa cho được. Cuối cùng Tỉ đành chạy tới trụ sở cảnh sát báo án.
Sau khi ra hiện trường, người ta bắt đầu thẩm vấn Tỉ đồng thời với việc tiến hành xét nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân cái chết.
Tỉ khai báo rất thành thật nguyên nhân nào hắn có mặt ở nơi đó vào giờ ấy, quan hệ giữa Tỉ và Thống ra sao... Tỉ khai thật hết, chỉ giấu lại đồng xu và câu chuyện mà Thống đã kể cho Tỉ nghe.
Người ta kết luận cái chết của Thống là do một nguyên nhân nào đó từ bên trong cơ thể, hoàn toàn không phải do tác nhân bên ngoài, nên khả năng Thống bị giết hại đã bị loại trừ và Tỉ cũng được tự do không phiền toái.
Một mình lang thang trên dường, Tỉ bóp chặt bàn tay đang cầm đồng xu nhỏ và nghĩ về những điều Thống nói...
Không, không thể nào lại như vậy dược! Có lẽ trong lúc sắp chết, tinh thần Thống không còn minh mẫn nên nói năng lung tung bậy bạ vậy thôi, chứ làm gì có chuyện được bạc thì phải đánh đổi một sự mất mát khác được?
Ông trời đã giúp thì phải giúp cho tới nơi tới chốn chứ, ai lại vừa tặng quà xong lại vung gươm chém?
Mình không tin!
Tỉ lại đưa đồng xu lên ngắm nghía. Nó chỉ là một vật bình thường thôi mà, làm sao có được phép nhiệm màu như Thống nói được?
Buồn tình, Tỉ vung tay quăng đồng xu ra xa. Một tiếng "keng" khô khốc vang lên tự nhiên làm Tỉ nổi hết da gà!
Và như có một điều gì hối tiếc, như hoảng sợ thúc giục Tỉ phải tìm lại cho bằng được cái đồng xu nhỏ vừa mới quăng đi.
Tỉ loay hoay tìm xung quanh và nghĩ khó lòng tìm ra được một vật nhỏ bé như vậy trong đêm tối thế này.
Nhưng thật bất ngờ, bên vệ đường, đồng xu sáng lên một cách kỳ lạ, như muốn nói với Tỉ rằng:
- Ta đang ở đây này, mau mau đến đây mà nhặt về!
Tỉ mừng rỡ nhào tới vồ lấy đồng xu rồi khư khư nắm chặt trong tay và rảo bước đi tiếp.
*
* *
Ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào mà Tỉ lại đi đến trước sòng bài mà mới hồi đầu hôm này hắn đã bị người ta mắng chửi, hạ nhục đuổi đi không thương tiếc!
Cầm đồng xu trong tay, đứng trước cửa nhìn vào Tỉ bỗng cảm thấy như trong lòng mình đang trôi lên một niềm đam mê mãnh liệt!
Một người đàn ông từ bên trong nhà bước ra, vỗ vai Tỉ:
- Hôm nay thua đậm rồi, chú em mày muốn gỡ gạc phải không?
Tỉ gật đầu như một cái máy.
Người đàn ông thúc giục:
- Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không chịu bước vào?
Tỉ bối rối:
- Tôi… tôi...
Người đàn ông bật cười:
- Ha ha ha… Tôi hiểu rồi! Chú em mày hết đạn rồi chứ gì? Không ăn thua chi, cứ mạnh dạn vô, tôi sẽ tiếp đạn cho, tôi rất khoái ngồi nhìn cảnh người ta sát phạt nhau đấy!
- Nhưng... nếu lỡ tôi...
Tỉ ấp úng.
Người đàn ông gạt phăng đi:
- Chưa vào cuộc chơi không nên nhắc tới hai từ chiến bại chứ chú em! Không sao... không sao, tôi đâu có bắt chú em phải ký vào giấy vay nợ gì đâu mà lo. Chẳng qua, tôi muốn mượn tay người khác chơi thế cho tôi vậy mà!
Tỉ mừng quá. Nhưng đồng thời hắn cũng cảm thấy lo lo vì tự dưng sao lại có người đem tiền đưa cho mình chơi rồi họ ngồi chứng kiến? Mà thôi, chơi giùm cũng được, vay mượn cũng được! Đằng nào thì số nợ kia cũng đã vượt quá sức chi trả của mình rồi, có thêm khoản này nữa hay không thì cũng vậy mà thôi. Đây là cơ hội để mình thử nghiệm điều Thống kể, đồng thời cũng là cơ hội cuối cùng đời mình và gia đình sống hoặc chết đây!
Nghĩ vậy nên Tỉ rất tự tin và mạnh dạn đi vào. Trước khi bắt đầu trận đấu, Tỉ len lén bỏ đồng tiền lên miệng và ngậm chặt lấy nó dưới lưỡi mình.
Quả nhiên trận đó Tỉ thắng trọn!
Tỉ chơi liên tiếp ba trận nữa đều thắng hết cả ba! Có người nghi ngờ Tỉ gian lận nên đã quan sát rất kỹ nhưng cuối cùng họ phải thật sự nghiêng đầu nể phục Tỉ.
Thế là tạm thời Tỉ đã giải quyết được gần hết nợ nần.
Tỉ quay về nhà với niềm vui vô hạn, nhưng cũng không tránh khỏi lo âu.
Nhưng khi về tới, thấy mẹ và vợ vẫn bình an, Tỉ thở phào nhẹ nhõm, nói thầm:
- Đã nói rồi mà một khi ông trời đã ra tay cứu giúp thì sẽ không hãm hại mình mà!
Sáng hôm sau, Tỉ nói với gia đình là mình đi làm, nhưng thật sự hôm đó Tỉ la cà ở sòng bạc.
Tỉ thắng đậm nhiều vố liên tục. Giờ đây Tỉ đã xóa sạch nợ nần. Sổ đỏ của gia đình Tỉ cũng đã chuộc về được rồi. Còn niềm sung sướng nào hơn!
Đáng lẽ ra lúc đó Tỉ đã dừng lại không chơi nữa, nhưng có ai bỏ được lòng tham bao giờ, Tỉ cũng vậy, Tỉ biết số mình đang đỏ thì tội gì không tận dụng cơ hội này mà kiếm chút vốn liếng lo cho mẹ và vợ con?
Tỉ vui vẻ vừa đi vừa huýt sáo. Nhưng khi vừa bước chân tới cửa nhà Tỉ đã hoảng hốt khi nghe tiếng khóc của mẹ.
Hắn chạy vội ra nhà sau, chân tay run lẩy bẩy vì cứ tưởng vợ con hắn có chuyện gì. Chừng trông thấy vợ hắn ngồi bên cạnh mẹ, mặt buồn rười rượi thì hắn mới đỡ lo.
- Ở nhà có chuyện gì thế em?
Hắn nhìn vợ.
Vợ hắn ngước cặp mắt đỏ hoe lên nhìn hắn, trả lời:
- Cô Út bị rắn cắn, đang cấp cứu ở bệnh viện không biết kết quả thế nào. Nãy giờ mẹ cứ đòi đi, mà mẹ yếu quá em không dám để mẹ đi nên cứ cản lại.
Tim Tỉ thắt 1ại như có ai đó vừa thò tay vô bóp cho một cái thật mạnh.
Hắn run run nói:
- Mẹ ở nhà, em ở nhà với mẹ, để anh vô đó coi sao!
Tỉ chạy một mạch ra đầu hẻm ngoắt tay đón một chiếc xe ôm rồi hối hả giục người ta chạy nhanh tới bệnh viện.
Nhưng khi Tỉ đến nơi cũng vừa lúc đứa em gái Út của Tỉ thở hơi cuối cùng.
Rụng rời, Tỉ ngồi bệt xuống sàn nhà, tay chân vẫn run lên bần bật.
- Trời ơi... chẳng lẽ những gì Thống kể đúng là sự thật hay sao? Hay chỉ là sự trùng hợp không may? Không lẽ nào...
Tỉ rên rỉ trong lòng. Hắn vừa muôn tin những điều Thống kể, vì rõ ràng điều bất hạnh đang xảy đến với gia đình Tỉ.
Nhưng đồng thời, hắn lại không muốn tin, vì mỗi ngày có biết bao cái chết, mà những cái chết kia thì đâu có liên quan gì tới đồng xu ma quái này đâu?
Đám tang em gái xong, mẹ Tỉ như già hơn hàng chục tuổi! Bà đã không còn sức để gượng dậy được nữa. Việc đi đứng loanh quanh trong nhà của bà cũng phải có người dìu đỡ mới đi được.
Tí buồn bã, đi lang thang trên phố, đầu óc không ngừng nghĩ ngợi về chuyện đồng xu.
Và như thói quen, Tỉ lại dừng chân đúng ngay sòng bạc!
Như một thỏi nam châm đang chịu tác dụng của lực hút trái cực, chân Tỉ lại bước vào sòng bài không theo sự điều khiển của trí não.
Tỉ lại thắng nhiều ván lớn.
Bây giờ Tỉ có thể yên tâm chờ ngày đứa bé ra đời, trước mắt là Tỉ đã có thể lo cho cuộc sinh nở của vợ mình được tươm tất.
Vừa về tới đầu hẻm, Tỉ đã thấy mọi người hớt hơ hớt hãi chạy ra. Nhìn thấy Tỉ, mấy người xúm lại níu kéo:
- Trời ơi, đi đâu mà mọi người tìm mãi không được, tới chỗ cậu làm hàng ngày thì người ta cho biết đã mấy hôm nay cậu không tới...
Một người đàn bà ở cạnh nhà nhăn nhó nói.
- Có chuyện gì xảy ra thế cô?
Tỉ cảm giác chân mình bắt đầu nhũn ra.
- Mẹ mày té ngã từ lúc nãy, bà con đã giúp đưa vô bệnh viện rồi, vợ mày bụng dạ lặc lè như vậy nên không ai cho đi theo. Mọi người mới chạy kiếm mày đó!
Tỉ vùng chạy vào nhà hỏi vợ mấy câu rồi lại phóng vào bệnh viện.
Mẹ hắn nằm đó, thân người xẹp lép như một bộ xương đang dán chặt xuống mặt giường.
Nước mắt hắn trào ra, hắn quì bên cạnh giường mẹ, van xin:
- Mẹ ơi, mẹ phải tỉnh lại, phải sống với con để còn đón cháu nội ra đời, còn chờ con báo hiếu! Mẹ không được bỏ con mà đi đâu, con còn cần mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!... Ông trời ơi, xin ông hãy tha cho mẹ con, ông có muốn trừng phạt hay đánh đổi điều gì thì bản thân con đây ông cứ hành hạ, xin ông hãy buông tha cho những người thân yêu của con...
Mặc cho Tỉ van xin, cầu khẩn suốt mấy ngày liền, mẹ hắn vẫn không tỉnh lại, nhưng bà cũng không chết đi. Bà vẫn sống nhưng sống một đời sống vô tri vô giác!
Tỉ thề với lòng rằng hắn sẽ không đặt chân tới sòng bài nữa. Số tiền hắn kiếm được cũng tạm nuôi vợ con hắn được một thời gian. Hắn không muốn phải đánh đổi thêm một điều gì nữa.
Tỉ buồn chán, nặng nề, nhưng nỗi niềm này hắn không thể chia sẻ cùng vợ được.
Tỉ biết vợ hắn không đời nào bằng lòng để cho hắn đi kiếm tiền bằng các trò chơi đen đỏ, và nhất là trò chơi đó lại dính dáng tới cái đồng xu chết tiệt này, cái đồng xu mới nhìn vào cứ thấy sáng choang, nhưng khi chăm chú nhìn thật kỹ, Tỉ lại thấy nó nhuộm đỏ máu người...
Tỉ ra chợ, ghé vào một quán ăn mua con vịt quay thật lớn rồi lặng lẽ đem tới một ngôi miếu hoang bên đường để khấn vái:
- Xin thánh thần phù hộ cho mẹ tôi, cho vợ con tôi được bình yên. Từ nay tôi sẽ không chơi trò này nữa, tôi sẽ không sử dụng đồng xu này nữa...
Vừa nói, Tỉ vừa lấy đồng xu ném thật xa ra đường rồi qùy xuống xì xụp khấn vái tiếp tục.
Khi cúng xong, vừa quay lưng định ra về, Tỉ trông thấy một con chó gầy nhom đang đứng ngó chăm chăm vào đĩa vịt quay trên tay Tỉ.
Cảm thương cho nó, Tỉ vội xé một bên cánh vịt ném ra đường cho con chó tội nghiệp hình như đang đói lả ấy.
Nó mừng rỡ, vội nhào tới đớp lấy miếng thịt thơm ngon vừa được Tỉ quẳng ra cho.
- Trời ơi!
Tỉ hét lên một tiếng.
Một chiếc xe ô tô phóng vụt qua đã cán nát vụn con chó nhỏ dưới bánh của nó, miếng cánh vịt văng trở vào cạnh bên chân Tỉ. Con chó đáng thương đã bỏ mạng khi chưa kịp nếm thử miếng ăn ngon...
Một cảm giác run sợ bất giác bao trùm lấy Tỉ. Hắn hốt hoảng bỏ chạy, vừa băng qua bên kia đã vấp phải một tảng đá khiến hắn ngã dúi xuống.
Bàn tay hắn chạm vào một vật gì đó thật lạnh. Tò mò, hắn nhặt lên xem.
Trời ơi... vật đó lại chính là đồng xu oan nghiệt!
Như một kẻ không hồn, Tỉ nhét đồng xu vào túi và thất thểu lê từng bước về nhà.
Lang thang qua nhiều con đường, cuối cùng Tỉ lại nhận thấy mình dừng chân trước ngay sòng bạc!
Tỉ muốn bỏ chạy thật nhanh, chạy thật xa nhưng cũng lúc đó, hình như có một thứ lực nào cứ thúc giục, lôi kéo Tỉ đi vào sòng bạc. Và cuối cùng, lý trí của Tỉ đã thất bại hoàn toàn.
Tỉ như kẻ mông du, lừng lững đi vào và lại tham gia vào cuộc đỏ đen đáng sợ…
Khi Tỉ ra khỏi sòng bạc thì trong các túi áo, túi quần của Tỉ đã đầy nhóc những tờ tiền với mệnh giá rất cao nhưng trong lòng Tỉ không hề có được một chút xíu cảm giác thích thú, đắc thắng hay khoái trá nào. Mà trái lại, một điều gì bất an cứ làm trái tim Tỉ đập liên hồi và loạn nhịp.
Tỉ chưa về đến đầu hẻm đã đụng ngay thằng nhỏ ở gần nhà. Nó nói như thét lên:
- Chú lên đây cháu chở, mau lên đi, cô đau bụng đã vào bệnh viện từ lâu rồi, hình như là...
Tỉ không kịp hỏi gì thêm, lập cập nhảy lên ôm chặt lấy thằng nhỏ và giục nó phóng nhanh, nhanh hơn nữa...
Trong đầu Tỉ hiện ra những cảnh chết chóc thê lương, bên tai Tỉ lại nghe văng vẳng tiếng khóc thảm thiết của vợ mình...
- Trời ơi... Xin người hãy tha cho vợ con của con…
Miệng Tỉ thầm kêu lên nhưng lòng hắn đã vô cùng tuyệt vọng, hắn không biết phải làm gì ngoài việc cầu khẩn mặc dù hắn biết rằng không có trời, phật nào chịu ra tay giúp hắn.
Thằng nhỏ bỏ Tỉ xuống trước cổng bệnh viện. Tỉ hộc tốc chạy một mạch vào khu dành cho các sản phụ.
Đêm nay bệnh viện vắng lặng đến gai người. Dọc theo dãy hành lang, không thấy bóng một bệnh nhân nào, hình như mọi người đều đã biến mất hết rồi vậy.
Tỉ vừa chạy tới trước cửa phòng sinh, vừa đứng lại chưa kịp thở dốc lấy hơi đã nghe tiếng thét kinh hoàng của mấy cô hộ sinh và y tá vọng từ bên trong ra.
Tỉ hốt hoảng, chưa định thần được thì một toán bốn, năm người tông cửa chạy thục mạng ra ngoài, phía bên trong vang lên một tiếng khóc oe oe yếu ớt.
Đó là tiếng của một hài nhi!
Tỉ vùng chạy vào trong. Căn phòng lạnh ngắt. Trên chiếc giường kê giữa phòng là vợ hắn đang nằm im trên đó, đầu nghẹo sang một bên, dưới má lênh láng máu tươi chảy ra từ khóe miệng.
Tỉ chưa kịp chạy tới ôm vợ thì lại nghe tiếng trẻ con oe oe.
Ngó dáo dác, hắn phát hiện ra đứa bé đang còn bị treo toòng teng lơ lửng giữa gầm giường và mặt đất, bởi cuống rốn và dây nhau thai của người mẹ vẫn chưa được xử lý cắt rời ra!
Tỉ nhào tới, run rẩy đưa hai tay ra đỡ lấy cái sinh vật bé nhỏ đang lên tiếng ấy. Hắn đưa đứa bé lên ngang tầm mắt và sững sờ nhìn nó, mắt hắn dại đi, hắn không còn cất lên tiếng kêu được nữa mà thay vào đó là một tiếng tru như chó sói đói mồi...
Đứa bé trong tay hắn không phải là một con người! Nó không có tay chân, không có gì cả ngoài một thân mình hình chữ nhật, hai đầu mọc ra hai khối tròn tròn. Ở mỗi khối nhìn tương tự như cái đầu của đứa bé, nhưng nó lại không có tóc, không có tai không có mắt mũi, chỉ có một cái lỗ tròn nho nhỏ ngay giữa cái nơi có thể gọi là khuôn mặt. Từ cái lỗ tròn ấy phát ra những tiếng oe oe yếu ớt của đứa bé sơ sinh...
Tỉ nhìn trân trối vào đó và thấy cái gương mặt đó nó không khác gì đồng xu mà Tỉ đang bỏ trong túi áo.
Tỉ run rẩy giật lùi lại phía vợ, trên tay vẫn còn cầm cái sinh vật quái dị ấy, cùng với mớ dây nhau dài lê lết, giống như nguyên cả một đùm ruột của vợ hắn vừa mới xổ ra…
Vợ hắn nằm đó, trên mặt còn hằn rõ nét đau đớn kinh hoàng. Máu trong miệng cô ấy vẫn trào ra tuy hơi thớ đã không còn tồn tại nữa...
- Trời ơi!
Tỉ hét lên vang dội cả một khu bệnh viện.
Hắn vứt đứa bé lên giường rồi lại cắm đầu cắm cổ chạy một mạch, hướng ra bãi rác, đúng cái chỗ mới hôm nào hắn bắt gặp Thống đang quằn quại trong cơn hấp hối.
Máu từ trong mũi và hai hốc mắt, hai bên tai Tỉ bắt đầu ứa ra hắn không quan tâm, không sợ hãi, hắn đưa tay quệt ngang và lại chạy, chạy mãi.
Trái tim hắn co thắt từng cơn, giống như nó đang cố vắt hết những giọt máu còn sót lại trong cơ thể hắn để tống khứ ra ngoài.
Máu chảy xối xả, Tỉ không còn đủ sức để chạy hay đi nữa, hắn bắt đầu bò lết rồi gần như trườn người trên mặt đường để ra đúng cái ống cống mà Thống đã nằm hôm trước.
Giờ đây bỗng dưng đầu óc Tỉ tỉnh táo hẳn ra. Hắn nhận thấy những điều Thống nói quả không sai, vậy mà hắn đã không tin, hắn đã bị lòng tham khống chế.
Và sự trừng phạt dành cho lòng tham của hắn quá nặng nề, mà nó lại không chịu giáng trực tiếp vào hắn mà lại cứ nhắm vào những người thân yêu nhất của hắn, đó mới là điều đau đớn hơn cả!
Lúc này, Tỉ có cảm giác mình đang nghe được tiếng nói của đồng xu:
- Ha ha ha... ngươi đã có được tiền như mong ước của ngươi rồi đó... Đồng tiền đối với ngươi là quan trọng nhất đời mà, phải không? Ha ha ha... hãy trở về sòng bài ngay đi, nếu ngươi còn muốn sống...
- Không! Không đời nào... Tôi không đời nào quay trở lại cái nơi đáng nguyền rủa ấy...
Tỉ vừa lết đi, vừa cố sức vùng vẫy để thoát ra cái thế lực vô hình đang cố kéo Tỉ về với nơi đỏ đen khốn kiếp.
Khi sức tàn lực kiệt, Tỉ cảm nhận được lưỡi hái của thần chết đã kề sát vào cổ họng mình rồi, hơi lạnh đã lan tỏa xuống khắp cơ thể Tỉ.
Hắn chỉ còn có thể rên lên những tiếng nhẹ như gió thoảng...
Bất chợt, bãi rác lại xuất hiện một kẻ lang thang chán đời...
Tỉ hốt hoảng, hắn không muốn những việc kinh khiếp này lại tiếp tục lặp lại, tiếp tục xảy ra với một người khác, một gia đình khác...
Hắn cho tay vào túi áo lục tìm đồng xu, hắn muốn vứt nó đi nhưng không còn sức để vung tay lên nữa.
Ở đằng kia hình như kẻ lang thang đã nhận ra tiếng rên của Tỉ, người đó đang dò dẫm đi tìm.
Trong đầu Tí chợt lóe lên một ý nghĩ:
- Mình phải chôn vùi cái đồng xu ma quỉ, đồng xu thấm đẫm máu tanh này phái biến mất cùng thân xác của mình, để mãi mãi không ai còn bị nó điều khiển nữa...
Tỉ run rẩy nhét đồng xu vào miệng và cố gom hết sức tàn để nuốt trọn nó xuống bao tử.
Hình như trong cuống họng của Tỉ có những móng vuốt đang cào cấu thật mãnh liệt, cơn đau làm Tỉ chỉ muốn khạc nhổ đồng xu trở ra nhưng Tỉ đã cắn răng chịu đựng vì hắn đã quyết định không để chuyện này tái lập với bất kỳ ai.
Khi kẻ lang thang kia tìm thấy Tỉ thì hắn đã chết rồi! Mặt mày, thân thể đẫm máu, miệng há hốc hai mắt lồi ra một cách khủng khiếp.
Từ trong miệng hắn máu tươi vẫn còn đang trào ra không ngớt...
Hình ảnh chết của Tỉ và Thống giống hệt như nhau.