EBOOK ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI Z - MAX BROOKS
TÊN EBOOK: ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI Z
Tên gốc: Worl War ZTác giả: Max Brooks
Thể loại: Best seller, Giả tưởng, Tiểu thuyết, Zombie, Văn học phương Tây
Nguồn: BookismVietNam
Đọc online tại: e-thuvienonline.blogspot.com
Ebook Đại Chiến Thế Giới Z - Max Brooks |
XUNG QUANH THẾ GIỚI VÀ TRÊN KHÔNG
TỈNH BOHEMIA, LIÊN MINH CHU U
[Nó có tên gọi là Kost, nghĩa là “Khúc Xương,” và chỉ riêng tính kiên cố của nó thôi cũng đã thừa đủ để bù đắp cho vẻ ngoài không lấy gì làm thẩm mỹ lắm. Trông như thể được mọc thẳng lên từ nền đá rắn, tòa lâu đài thế kỉ mười bốn được xây dựng theo lối kiến trúc Gôtíc này phủ lên thung lũng Plakanek một cái bóng rất uy vệ. Đó là hình ảnh David Allen Forbes đang muốn lưu lại trên giấy bút. Đây sẽ là cuốn sách thứ hai của ông, Những Tòa Lâu Đài Trong Cuộc Đại Chiến Zombie: Trên Lục Địa. Người đàn ông mang quốc tịch Anh ấy ngồi dưới một gốc cây, bộ quần áo vá víu cùng thanh gươm Scotland của ông càng làm như tô điểm thêm cho cái khung cảnh thời vua Arthur này. Ông đột ngột thay đổi phong thái ngay khi tôi đến, chuyển từ một người nghẹ sĩ thong dong sang thành một người kể chuyện đầy lo lắng.]
Khi nói rằng trong lịch sử các nước thuộc Tân Thế Giới không tồn tại các thành trì kiên cố như của chúng tôi, ý tôi chỉ muốn nhắc đến Bắc Mỹ. Tất nhiên là dọc khu vực Caribbean có các pháo đài ven biển của Tây Ban Nha, và còn cả những tòa thành chúng tôi cùng phía bên Pháp xây dựng ở Lesser Antilles. Rồi còn cả những di tích của người Inca ở dãy Andes, mặc dù họ chưa trực tiếp bị bao vây bao giờ.53 Thêm nữa là khi tôi nói “Bắc Mỹ,” tôi không tính gộp cả các di chỉ của người Maya và Aztec ở Mexico — có cái Trận chiến ở Kukulcan, dù chắc giờ nó được gọi là Toltec, đúng không? Mấy người ở đó họ ngăn được bước tiến của từng đấy con Zed54 ngay trước thềm của cái kim tự tháp tuyệt vời ấy. Vậy nên khi tôi nói “Tân Thế Giới,” thực chất là tôi đang nói về Mỹ và Canada.
Đây không phải là phí báng gì, anh hiểu chứ, xin đừng nghĩ theo chiều hướng như vậy. Cả hai đều là những đất nước còn trẻ, các anh không có lịch sử bị hỗn loạn thể chế như các nước Châu u chúng tôi sau khi La Mã sụp đổ. Các anh lúc nào cũng có một chính phủ quốc gia thường trực với đủ lực lượng để bảo vệ trật tự và luật lệ.
Tôi biết điều này không đúng trong cuộc hành trình mở rộng về phương Tây hoặc trong cuộc Nội Chiến của các anh, và cũng xin phép được nói là tôi không loại trừ những chiến lũy thời tiền Nội Chiến hay trải nghiệm của những người đã phải bảo vệ nó. Tôi hi vọng một ngày nào đó được tham quan Pháo đài Jefferson. Tôi nghe bảo những người sống sót ở đó đã phải trải qua cả một thời kì nhiều giông tố. Tất cả những gì tôi đang muốn nói là, trong lịch sử Châu u, chúng tôi có đến ngót triệu năm hỗn loạn mà đôi khi sự an toàn chỉ đến trụ tường châu mai thành lũy lãnh chúa của anh là dừng. Nghe thế có nghĩa lí gì không? Tôi lại nói năng lăng nhăng rồi; ta nói lại từ đầu nhé?
Không sao, không sao, thế cũng được mà. Xin ông cứ tiếp tục.
Anh sẽ loại đi những đoạn vớ vẩn chứ?
Dạ vâng.
Ờ rồi. Lâu đài. Xem nào… Tôi không muốn phóng đại tầm quan trọng của chúng trong cuộc chiến. Thực chất, nếu đem chúng ra so sánh với bất cứ loại thành trì cố định nào, hiện đại, đã được sửa đổi và đại loại vậy, những gì chúng đóng góp dường như không đáng kể mấy, trừ khi anh là người như tôi thì chính những đóng góp đó sẽ cứu mạng anh.
Điều này không có nghĩa là bát cứ pháo đài to lớn nào cũng trở thành Đấng cứu thế của chúng tôi. Đầu tiên, anh phải hiểu được cái sự khác biệt cố hữu giữa một tòa lâu đài và một cung điện. Rất nhiều nơi được gọi là lâu đài nhưng thực chất chỉ là mấy tòa nhà to lớn đồ sộ, hoặc là đã bị chuyển thành như thế sau khi giá trị phòng ngự của chúng trở nên lỗi thời. Những pháo đài bất khả xâm phạm một thời giờ có quá nhiều cửa sổ ở tầng trệt, đến mức nếu lấy gạch ra bít lại chắc đến mọt đời. Thà ở trong một khu chung cư hiện đại loại bỏ hết thang còn tốt hơn. Và nếu những cái cung điện kia chỉ được xây dựng để thể hiện đẳng cấp, những nơi như “Lâu đài” Chateau Ussé hay Prague, chúng chẳng khác nào bẫy tử.
Cứ nhìn vào điện Versailles đi. Đó là một thảm họa điển hình. Bảo sao chính phủ Pháp quyết định xây đài tưởng niệm quốc gia trên tàn dư của nó. Anh đã đọc cái bài thơ của Renard chưa? Cái bài viết về những bông hồng giờ mọc ở vườn tưởng niệm, cánh chúng nhuộm đỏ máu những kẻ bị nguyền ấy?
Không phải chỉ cần có tường cao kiên cố là đủ để sinh tồn lâu dài. Cũng như bất cứ địa điểm phòng ngự cố định nào khác, lâu đài ẩn chứa nhiều nguy hiểm đến từ bên trong cũng như bên ngoài. Cứ nhìn vào lâu đài Muiderslot ở Hà Lan đi. Chỉ cần một người viêm phỏi là đủ. Thêm vào đó là một mùa thu ẩm ướt, lạnh lẽo, thiếu ăn, thiếu thốn thuốc thang tử tế… Thử tưởng tượng xem mọi thứ sẽ như thế nào, bị kẹt bên trong những bức tường đá cao chót vót, mọi người xung quanh ốm thập tử nhất sinh, biết rằng mình cũng chẳng còn bao lăm nữa, biết rằng hi vọng mong manh duy nhất là phải trốn thoát. Các đoạn nhật kí của một số những người đang hấp hối có ghi lại chuyện con người ta tuyệt vọng đến hóa dại, nhảy thẳng vào con hào đặc nghẹt Zed.
Và còn cả các vụ hỏa hoạn như ở Braubach và Pierrefonds; hàng trăm người bị kẹt không biets chạy đi đâu, chỉ biết ngồi đợi bị ngọn lửa thiêu cháy đen thui hay bị khói làm cho chết ngạt. Còn có cả mấy vụ nổ bất ngờ nữa, có người chẳng hiểu làm sao mà lại tìm thấy bom mìn nhưng chẳng biết xử lí hay thậm chí bảo quản thế nào. Ở Miskolc Diosgyor, Hungary, theo như tôi hiểu là có ai đó kiếm được nguyên cả một kho chất nổ sử dụng natri quân sự. Đừng có hỏi tôi chính xác thì nó là cái gì và tại sao mà họ có được nó, nhưng có vẻ chẳng ai biết nước mới là chất xúc tác chứ không phải lửa. Người ta kể là có ai đó hút thuốc trong kho vũ khí, gây ra một vụ hỏa hoạn nhỏ hay gì gì đó. Cái bọn đần kia tưởng chúng ngăn được cháy nổ bằng việc lấy nước ra dội vào mấy cái thùng đấy. Nó đục nguyên một lỗ to tổ chảng trên tường và bọn thây ma cứ thế mà tràn vào như vỡ đập vậy.
Ít nhất đó là do thiếu hiểu biết. Tôi không thể nào tha thứ được chuyện xảy ra ở Chateau de Fougeres. Họ bị cạn kiệt nhu yếu phẩm, nghĩ rằng mình có thể đào hầm chui bên dưới những kẻ đang tấn công mình. Họ nghĩ đây là cái gì, Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại à? Họ có khảo sát viên chuyên nghiệp nào đi cùng không? Họ có biết tí gì về lượng giác cơ bản không? Cái chỗ ra khỏi hầm chết tiệt ấy bị thiếu mất hơn nửa cây, tòi lên ngay chính giữa tổ mấy thứ đồ khốn kiếp ấy. Cái lũ ngốc này thậm chí còn không nghĩ đến chuyện trang bị thuốc nổ vào trong hầm.
Vâng, có quá nhiều thảm họa, nhưng cũng đã có một số thành công đáng kể. Nhiều tòa thành chỉ bị vây hãm ngắn hạn nhờ may mắn tọa lạc ở vị trí chiến lược. Một số chỗ ở Tây Ban Nha, Bayern hay Scotland phía bên trên bức tường Antonine55 chỉ phải trụ vài tuần, hay thậm chí là vài ngày. Với một số chỗ như Kisimul người ta chỉ việc trải qua một đêm khá mệt mỏi. Nhưng rồi cũng có một số chiến thắng đích thực, như tòa thành Chenonceau ở Pháp, một lâu đài kì lạ hơi mang phong thái của Disney, được xây dựng trên một con cầu bắc qua sông Cher. Khi đã chặt đứtcả hai điểm kết nối với đất liền và có tính toán chiến lược tương đối, họ trụ lại được ở đó suốt mấy năm liền.
Họ có đủ đồ dùng trong suốt mấy năm sao?
Ôi lạy Chúa, không. Họ chỉ đơn giản là ngồi đợi khi tuyết bắt đầu rơi, sau đó đi lùng sục các vùng nông thôn lân cận. Theo như tôi nghĩ, gần như ai bị vây hãm cũng đều phải làm thế, dù có ở trong lâu đài hay không. Tôi chắc rằng những người ở trong “Vùng Xanh Dương” chiến lược của các anh cũng làm tương tự, ít nhất là những người sống ở phía trên đường tuyết rơi. Chính vì lí do này mà chúng tôi thấy rất may mắn khi phần lớn Châu u đóng băng vào mùa đông. Rất nhiều người tôi nói chuyện đã đồng ý rằng khi mùa đông đến, mặc dù nó dài lê thê và rất khắc nghiệt, lại trở thành một lệnh ân xá trời ban. Chỉ cần không bị chết cóng, rất nhiều người sống sót đã tranh thủ lúc bọn Zedcòn đang đóng băng đi sục sạo các vùng xung quanh để kiếm bất kì thứ gì cần thiết cho mấy tháng ấm hơn.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều người chọn ở lại trong thành trì của mình ngay cả khi có cơ hội trốn thoát, cho dù là Bouillon ở Bỉ hay Spis ở Slovakia hay thậm chí ở cả quê nhà như Beaumaris ở Wales. Trước chiến tranh, những nơi này chẳng khác nào hiện vật trong bảo tàng, chỉ là một cái vỏ trống rỗng gồm những gian phòng không mái và các bức tường đồng tâm cao. Hội đồng thành phố đáng ra phải được Huân chương Chữ thập Victoria cho những gì họ đã đạt được, tổng hợp tài nguyên, tổ chức lại dân chúng, khôi phục lại ánh hào quang xưa cho những phế tích này. Họ chỉ có vài tháng trước khi cuộc biến độnglan đến vùng họ sống tại Anh. Thậm chí còn ấn tượng hơn đó là câu chuyện về Conwy, vừa là một lâu đài vừa là một bức tường bảo vệ cả thị trấn. Dân cư ở đây không chỉ được sống an toàn và khá thoải mái trong giai đoạn chiến tranh bế tắc, nhờ có đường ra biển mà Conwy còn trở thành bàn đạp cho lực lượng của chúng tôi một khi chúng tôi bắt đầu tái chiếm lại đất nước mình. Anh đã đọc Camelot Mine chưa?
[Tôi lắc đầu.]
Anh đi mua ngay một bản đi. Một cuốn tiểu thuyết cực hay, dựa trên trải nghiệm của chính tác giả khi còn là một trong những người bảo vệ thành trì Caerphilly. Khi chuyện xảy đến ông còn đang ở trên tầng ba căn hộ của mình ở Ludlow, Wales. Khi hết đồ dùng và tuyết đã bắt đầu rơi, ông ta quyết định đi tìm chỗ ở nào đó cố định hơn. Ông ta vô tình bắt gặp một phế tích, nơi ấy đã từng được bảo vệ một cách nửa mùa và kết cụ là công cốc. Ông ta chôn mấy cái xác, đạp bể sọ vài tên Zed đóng băng và bắt đầu một mình khôi phục lại tòa thành này. Ông làm việc không mệt mỏi, xuyên suốt cái mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử. Đến tháng năm, Caerphilly đã sẵn sàng cho cuộc vây hãm mùa hè, và đến mùa đông năm sau, nó đã trở thành nơi trú ẩn cho vài trăm người sống sót khác.
[Ông cho tôi xem một bản phác thảo của mình.]
Thật là một kiệt tác, đúng không, lớn thứ hai trên toàn bộ Quần đảo Anh.
Cái nào lớn thứ nhất vậy?
[Ông ngập ngừng.]
Windsor.
Windsor là tòa thành của ông.
Ờ thì, đâu phải của riêng gì tôi.
Ý tôi là ông đã có mặt ở đó.
[Lại thêm một khoảng lặng.]
Về mặt phong ngự mà nói, nó gần như là hoàn hảo. Trước chiến tranh, nó là tòa thành có người ở lớn nhất Chấu u, rộng gần mười ba mẫu. Nó có giếng nước riêng và đủ chỗ chứa thức ăn để dùng cho nguyên cả một thập kỉ. Kể từ vụ hỏa hoạn năm 1992, một hệ thống phòng cháy chữa cháy tối tân đã được thiết lập, và sau này do e ngại các mối đe dọa khủng bố, hệ thống an ninh đã được nâng cấp lên ngang tầm bất cứ nơi nào khác ở UK. Ngay cả công chúng cũng không biết số tiền thuế của mình được đem đổ vào đâu: kính chống đạn, tường gia cố, chấn song rút ra rút vào được và tấm cửa sắt được giấu rất khéo trong các khung cửa sổ cũng như cửa ra vào.
Nhưng trong số những kì tích thực hiện được ở Windsor, không gì có thể sánh bằng chuyện lấy dầu thô và khí tự nhiên từ các mỏ ở dưới móng lâu đài. Hồi những năm 1990 người ta đã phát hiện ra các mỏ này nhưng không khai thác được vì một số lí do chính trị và môi trường. Nhưng còn chúng tôi thì chẳng có gì phải ngần ngại cả. Đội ngũ kĩ sư hoàng gia của chúng tôi lập một giàn giáo bắc ngang qua tường và mở rộng ra đến tận địa điểm khoan dầu. Thật là một thành quả đáng khâm phục, và giờ chắc anh đã hiểu vì sao nó trở thành xuất phát điểm cho các đường cao tốc được gia cố của chúng tôi. Về mặt cá nhân mà nói thì tôi chỉ quan trọng chuyện có phòng ốc ấm áp, đồ ăn nóng hổi và, trong trường hợp khẩn cấp… bom xăng và hào lửa. Công nhân đó không phải cách chặn bọn Zed hiệu quả gì cho cam, nhưng nếu có thể khiến chúng mắc kẹt và cầm chân chúng phía trong ngọn lửa thì… với cả ngoài ra, khi đạn dược đã hết sạch và chẳng còn gì khác ngoài một đống vũ khí cận chiến thời trung cổ thì còn biết làm gì nữa đây?
Mấy thứ khí giới đó không phải hiếm, trong các bảo tàng, các bộ sưu tập của tư nhân… và không một cái nào là hàng giả đem trang trí. Chúng đều là đồ thật, rất bền bỉ và đã kinh mùi chiến trận. Chúng lại một lần nữa trở thành một phần của đời sống con dân nước Anh, những công dân bình dị đi tuần tiễu cùng với cây thương, chiếc kích hoặc rìu chiến hai lưỡi. Bản thân tôi cũng đã sử dụng khá thuần thục thanh gươm hai lưỡi này, mặc dù nhìn vào chắc anh không nghĩ thế đâu.
[Ông hơi ngượng nghịu ra dấu về phía thanh kiếm cao gần như ngang ông.]
Nó cũng không thực sự lí tưởng cho lắm, đòi hỏi kĩ năng phải rất khéo léo, những dần dần anh cũng hiểu ra mình làm được gì, những gì anh chưa bao giờ nghĩ mình hay những người xung quanh lại có khả năng.
[David do dự trước khi nói tiếp. Rõ ràng là ông ta đang cảm thấy không thoải mái. Tôi chìa tay ra.]
Rất cảm ơn ông đã dành chút thời gian…
Vẫn… còn một thứ nữa.
Nếu ông thấy không tiện…
Không, không sao, nói ra cũng được mà.
[Hít một hơi.] Bà ấy… bà ấy không chịu rời đi, anh hiểu chứ? Bất chấp sự phản đối của Quốc hội, bà ấy vẫn quyết định ở lại Windsor “trong giai đoạn này,” theo như cách nói của bà ấy. Tôi cứ ngỡ đó chắc là do cái tính vương giả không phải lối, hoặc có thể là do bà ta sợ quá không muốn rời đi. Tôi cố hết sức làm cho bà ấy hiểu, gần như quì hẳn xuống mà van xin bà ấy. Chẳng phải khi biến tất cả các tài sản của bà trở thành vùng được bảo vệ cho những ai có thể đến được và phòng thủ được chúng thông qua Nghị định Balmoral là bà đã làm quá đủ rồi sao? Tại sao không đi ẩn náu cùng với gia đình ở Ai Len hay đảo Man? Hoặc nếu bà nhất quyết ở lại Anh, sao không ít nhất đi đến trụ sở chỉ huy tối cao phía bắc bên kia bức tường Antonine?
Bà ấy đã nói gì?
“Sự khác biệt lớn nhất của chúng ta là những gì ta làm cho người khác.”[Ông hắng giọng, môi hơi thoáng run rẩy.] Cha của bà đã nói như vậy; đó là lí do vì sao trong cuộc Đại Chiến Thế Giới lần hai ông không chạy sang Canada, lí do mẹ bà trong suốt mùa bão tuyết đi thăm những người dân thường đang phải chen chúc nhau trong các ga điện ngầm ở London. Cũng chính vì lí do đó mà cho đến nay, chúng tôi vẫn còn là Vương quốc Liên hiệp Anh. Nhiệm vụ họ gánh vác, sứ mệnh mà họ gánh vác là phải trở thành hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất của tinh thần dân tộc chúng tôi. Họ phải luôn là một tấm gương cho những người khác, là người mạnh mẽ nhất, can đảm nhất và vĩ đại nhất. Hiểu theo một cách khác, chính họ mới là người bị chúng ta cai trị chứ không phải ngược lại, và họ phải hi sinh tất cả, tất cả mọi thứ, chỉ để mang trên vai cái gánh nặng kinh khủng này. Nếu không thì họ để làm gì? Cứ quẳng hết cái mớ truyền thống chết tiệt này đi, lôi cái máy chém ra và coi như xong chuyện. Tôi thấy họ cũng như mấy cái lâu đài: những di tích cũ nát, lỗi thời, không có một chức năng hiện đại nào khác ngoài thu hút du khách. Nhưng khi bầu trời trở nên đen tối và Tổ quốc bắt đầu kêu gọi, cả hai đều tìm lại được ý nghĩa cho sự tồn tại của mình. Một thứ bảo vệ thân xác của chúng tôi, thứ còn lại che chở tâm hồn chúng tôi.
ĐẢO SAN HÔ ULITHI, HIỆP CHỦNG QUỐC MICRONESIA
[Trong Thế Chiến Thứ II, hòn đảo san hô rộng lớn này là một trong những căn cứ tiến công chính của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Trong Thế Chiến Z, nó không chỉ coi giữ các chiến hạm Mỹ mà còn cả hàng trăm loại tàu bè dân sự. Một trong số đó là tàu UNS Ural, trạm phát thanh đầu tiên của đài Radio Free Earth. Giờ với tư cách một viện bảo tàng dành cho các thành tựu của dự án này, nó là tâm điểm của bộ phim tài liệu Ngôn từ Chiến tranh của Anh. Một trong những đối tượng được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này là Barati Palshigar.]
Thiếu hiểu biết là một thứ giặc. Các thứ dối trá, mê tín, thông tin sai lệch, thông tin bóp méo. Đôi khi, nó lại là sự thiếu hụt thông tin. Thiếu hiểu biết đã giết chết hành triệu người. Thiếu hiểu biết đã gây ra cuộc Đại Chiến Zombie. Tưởng tượng thử xem mọi chuyện sẽ khác như thế nào nếu hồi đó chúng ta biết những thứ như bây giờ. Tưởng tượng thử xem mọi thứ sẽ ra sao nếu ta biết về virút thây ma rõ như bệnh lao chẳng hạn. Tưởng tượng thử xem mọi chuyện sẽ diễn tiến thế nào nếu tất cả mọi công dân trên thế giới, hay ít nhất là những người có nhiệm vụ bảo vệ những công dân đó, biết được chính xác mình đang phải đối mặt với cái gì. Ngu dốt là một thứ giặc, và các bằng chứng chính xác sẽ là vũ khí.
Khi tôi mới tham gia vào Radio Free Earth, nó vẫn mang tên là Chương trình Cung cấp Thông tin về Sức khỏe và An toàn Quốc tế. Cái tên “Radio Free Earth” là do những cá nhân và cộng đồng giám sát các buổi phát thanh của chúng tôi.
Đây là dự án quốc tế đầu tiên, tổ chức chỉ vài tháng sau khi Kế hoạch Nam Phi được triển khai, và trước cuộc hội nghị ở Honolulu mấy năm. Cũng như cách cả thế giới xây dựng chiến lược sinh tồn dựa trên Kế hoạch Redeker, chúng tôi được hình thành dựa trên nền tảng của Radio Ubunye.56
Radio Ubunye là gì vậy?
Các bản phát thanh dành cho những công dân bị cô lập của Nam Phi. Vì chính phủ họ không đủ nguồn lực để hỗ trợ về mặt vật chất, họ chỉ có thể hỗ trợ bằng thông tin. Họ là quốc gia đầu tiên, ít nhất là theo như tôi biết, bắt đầu phát những bài phát thanh đa ngôn ngữ một cách thường xuyên. Bên cạnh việc cung cấp những kĩ năng sinh tồn thiết thực, họ thậm chí còn đi thu thập và đề cập đến tất cả mọi thứ thông tin sai lệch đang lan truyền trong các tầng lớp nhân dân. Chúng tôi lấy khuôn mẫu ấy của Radio Ubunye và đem áp dụng cho cộng đồng thế giới.
Tôi được đưa lên bong ngay đúng lúc mọi thứ bắt đầu, theo đúng nghĩa đen luôn. Khi ấy các lò phản ứng của tàu Ural vừa mới được đưa vào hoạt động lại. Ural vốn là một chiến hạm Xô-viết, sau đó được sung vào lực lượng Hải quân Liên bang của Nga. Hồi đó SSV-33 đã phải đóng nhiều vai trò: tàu chỉ huy, trạm theo dõi tên lửa, chiến hạm theo dõi điện tử. Thật không may, con tàu này lại hoàn toàn không có giá trị, bởi vì, như họ nói với tôi, hệ thống của nó phức tạp đến mức ngay cả thủy thủ đoàn của nó cũng phải bó tay. Phần lớn quãng đời của nó bị buộc vào cột ở căn cứ hải quân Vladivostok, hỗ trợ cũng cấp điện cho căn cứ. Tôi không phải kĩ sư nên chẳng biết làm thế nào mà họ thay thế được các thanh nhiên liệu đã cạn kiệt trên tàu hay chỉnh lại các hệ thống liên lạc cồng kềnh của nó để kết nối được với hệ thống vệ tinh toàn cầu. Tôi chuyên về ngôn ngữ, đặc biệt là các thứ tiếng ở vùng Tiểu lục địa Ấn Độ. Chỉ có hai người chúng tôi, tôi cùng với ông Verma, phải lo cho cả tỉ con người… ờ thì… ít nhất lúc đó vẫn còn là tỉ.
Verma gặp tôi trong một trại tị nạn ở Sri Lanka. Ông ta là một biên dịch viên, còn tôi là thông dịch viên. Trước đó vài năm chúng tôi đã có làm việc cùng nhau tại đại sứ của đất nước chúng tôi ở London. Hồi đó chúng tôi tưởng việc thế là đã kinh lắm rồi; đúng là một lũ ếch ngồi đáy giếng. Khối lượng công việc nặng không thế tưởng tưởng tượng nổi, một ngày làm mười tám tiếng, đôi khi lên đến tận hai mươi. Tôi chẳng hiểu bọn tôi ngủ vào lúc nào. Cứ mỗi phút là lại có một đống thông tin thô, một đống các thứ thư từ được gửi đến. Chúng phần lớn liên quan đến các kĩ năng sinh tồn cơ bản: cách lọc nước, tạo nhà kính trong nhà, cách nuôi trồng và chế biến bào tử mốc để làm penicillin. Đống tài liệu khổng lồ này sẽ thường có các dữ kiện và thuật ngữ mà tôi trước giờ chưa từng nghe tới. Tôi chưa từng biết đến “quisling” hay “trẻ hoang”; tôi không biết “Lobo” là cái giống gì cũng như chưa từng nghe đến vụ thuốc chống zombie giả Phalanx. Tôi chỉ biết rằng đột nhiên có một người mặc quân phục đến tống cho tôi một mớ chữ và nói rằng “Chúng tôi cần dịch chỗ này ra Marathi trong vòng mười lăm phút nữa để thu âm.”
Mọi người phải đính chính những loại thông tin sai lệch nào?
Anh muốn tôi bắt đầu từ đâu đây? Y học? Khoa học? Quân sự? Tâm linh? Hay tâm lí? Cá nhân tôi thấy tâm lí là cái hạng mục dễ điên đầu nhất. Người ta cứ muốn nhân cách hóa cái đám dịch bệnh biết đi ấy. Trong chiến tranh, chiến tranh thông thường ấy, chúng ta dành ra rất nhiều thời gian để bôi nhọ kẻ thù, tạo ra khoảng cách về mặt cảm xúc. Chúng ta sẽ bịa chuyện hoặc gán cho đối phương những cái tên mang tính xúc phạm… cứ nhớ lại chuyện hồi trước bố tôi hay gọi dân Đạo Hồi là gì… và giờ trong cuộc chiến này, dường như mọi người lại lao đầu đi tìm sự tương đồng giữa mình và kẻ thù, tìm cách gán chút nhân tính cho cái thứ rõ ràng không còn là giống người nữa.
Anh có thể nêu cho tôi vài ví dụ được không?
Có rất nhiều thứ quan niệm sai lệch: zombie có trí tuệ; chúng biết cảm nhận và thích nghi, biết cách sử dụng công cụ và thậm chí là một số vũ khí của con người; chúng vẫn còn lưu giữ kí ức hồi còn sống; hoặc là có thể giao tiếp với chúng cũng như huấn luyện chúng trở thành thú cưng. Thật là đau lòng khi cứ phải liên tục đính chính lại hết tin đồn này đến tin đồn khác. Cuốn cẩm nang sinh tồn dân sự có hỗ trợ được chút ít nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Thật vậy sao?
Tất nhiên. Căn cứ vào các phần đề cập đến SUV và các loại hỏa khí cá nhân, anh có thể thấy rõ ràng tác giả là một người Mỹ. Nó không tính đến khác biệt văn hóa gì hết… không tính đến một loạt các giải pháp mà người bản địa tin rằng sẽ bảo vệ họ khỏi lũ thây ma.
Chẳng hạn như…?
Tôi không muốn đưa ra quá nhiều thông tin, làm thế thì khác gì lên án kín cả cái cộng đồng nơi “giải pháp” này bắt nguồn. Là một người Ấn Độ, tôi phải đối mặt với rất nhiều khía cạnh của chính văn hóa nước mình, những thứ nay đã trở nên rất tai hại. Có cái vụ ở Varanasi, một trong những thành phố cổ nhất trên Trái Đất, gần nơi được cho là Đức Phật đã có bài thuyết pháp đầu tiên. Đó cũng là nơi mỗi năm hàng nghìn người hành hương theo dòng Hindu đến nhắm mắt xuôi tay. Trong thời tiền chiến, khắp dọc con đường sẽ nhan nhản xác. Giờ đống xác đấy đã bắt đầu đứng lên lại và đi tấn công. Varanasi là một trong những Vùng Trắng nóng bỏng nhất, một tổ thây ma. Cái tổ này trải rộng khắp gần hết dọc sông Ganges. Trước khi chiến tranh nổ ra khoảng vài chục năm, công năng chữa bệnh của con sông này đã được khoa học chứng minh, do độ ô-xi hóa cao của nước hay sao đó.57 Thật là bi kịch. Hàng triệu người đổ xô đến hai bên bờ con sông, khiến tình hình càng lúc càng trầm trọng. Ngay cả sau khi chính phủ rút về trong dãy Himalayas, khi hơn 90 phần trăm đất nước đã chính thức bị thây ma chiếm đóng, cuộc hành hương ấy vẫn tiếp tục. Nước nào cũng phải đối mặt với tình huống tương tự. Ai trong đội ngũ nhân viên trên khắp toàn cầu của chúng tôi cũng đã ít nhất một lần phải đối mặt với những sự thiếu hiểu biết chết người như thế này. Một gã người Mỹ có kể cho chúng tôi về một giáo phái mang tên “Những Con Cừu của Chúa”. Họ tin rằng cuối cùng thời kì hoàng kim cũng đã đến và nếu càng mau bị nhiễm bệnh thì càng nhanh được lên thiên đường. Có một chị — tôi sẽ không nói chị ta là dân nước nào — đã phải tìm mọi cách xóa bỏ cái quan niệm rằng quan hệ tình dục với một trinh nữ có thể “tẩy trừ” cái “lời nguyền.” Tôi chẳng biết bao nhiêu cô gái hay bé gái đã bị hãm hiếp chỉ để “tẩy trần .” Ai cũng rất căm giận nhân dân nước mình. Ai cũng cảm thấy tự xấu hổ. Một đồng nghiệp người Bỉ của tôi còn so sánh nó với bầu trời đang ngày một tối tăm hơn. Anh ta gọi đó là “cái xấu ẩn chứa trong tâm hồn tất cả chúng ta.”
Tôi cũng không cho rằng mình có quyền phàn nàn. Tính mạng tôi chẳng bao giờ bị đe dọa, dạ dày tôi lúc nào cũng có cái để cho vào. Tôi có thể ngủ không nhiều nhưng ít nhất có thể ngủ mà không cần lo lắng. Quan trọng hơn, tôi không phải làm ở ban IR của tàu Ural.
IR?
Information Reception – Ban Tiếp Nhận Thông Tin. Những thông tin chúng tôi đưa lên sóng đâu phải bắt nguồn từ tàu Ural. Nó đến từ khắp nơi trên thế giới, từ các chuyên viên và nhóm chuyên viên ở các vùng an toàn trực thuộc chính phủ nhiều quốc gia. Họ gửi những phát kiến của mình cho các nhân viên IR để chuyển lại cho chúng tôi. Phần lớn lượng thông tin này được truyền qua các băng tần dân sự mở ngỏ thông thường. Và trong số đó, rất nhiều băng tần đặc kín tiếng người kêu cứu. Có đến hàng triệu sinh mạng bất hạnh rải rác trên khắp thế giới, tất cả đều đang kêu gào van lạy vào trong máy vô tuyến của mình khi con cái họ chết đói hoặc thành lũy tạm của họ bị cháy rụi, hoặc khi bọn thây ma tràn qua tuyến phòng ngự của họ. Ngay cả nếu anh không biết tiếng của họ, và thực tế là rất nhiều nhân viên trực không biết, cái chất thống khổ trong giọng nói ấy không thể lẫn đi đâu được. Họ cũng không được phép đáp trả; không có thời gian cho việc đó. Mọi thứ truyền phát thông tin đều phải được dành hết cho công việc chính. Tôi chẳng muốn biết các nhân viên IR cảm thấy ra sao về việc đó đâu.
Khi buổi phái thanh cuối cùng được truyền đến từ Buenos Aires, khi cô ca sĩ người La-tinh nổi tiếng hát cái bài hát ru Tây Ban Nha đó, một nhân viên trực của chúng tôi chịu không nổi nữa. Nó không phải quê ở Buenos Aires, nó thậm chí còn không phải dân Nam Mỹ. Nó chỉ là một thằng bé thủy thủ người Nga mười tám tuổi đời, tự bắn não mình văng tung tóe khắp loa đài. Thằng nhóc ấy là người đầu tiên, và kể từ khi chiến tranh kết thúc, tất cả các nhân viên IR khác đều có kết cục tương tự. Giờ không ai trong số họ còn sống. Người cuối cùng là anh bạn Bỉ của tôi. “Anh sẽ mang những giọng nói đó theo mình,” một buổi sáng anh ta nói với tôi như vậy. Chúng tôi đang đứng trên boong, nhìn về phía lớp sương nâu bẩn, ngóng đợi một bình minh cả hai đều biết sẽ không bao giờ lên. “Những tiếng kêu khóc ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, không bao giờ yên nghỉ, không bao giờ nhạt nhòa, không bao giờ ngừng kêu gọi tôi xuống nhập bọn với họ.”
KHU PHI QUN SỰ: NAM TRIỀU TIÊN
[Hyungchol Choi, phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Triều Tiên, chỉ về phía phần đất khô cằn, đồi núi trập trùng và không có gì đặc biệt ở phía Bắc chỗ chúng tôi. Có thể dễ dàng nhầm nó với Nam California nếu không có mấy cái xe tải bỏ hoang, bảng quảng cáo đã phai hình và hàng rào dây kẽm gai chạy về hai phía chân trời.]
Chuyện gì đã xảy ra? Không một ai biết. Không một quốc gia nào lại có khả năng đẩy lùi căn đại dịch này như Bắc Triều Tiên. Phía Bắc có sông, phía Đông và Tây có biển, và về phía Nam [ông chỉ tay vào Khu Phi Quân Sự], đường biên giới được canh gác cẩn mật nhất trên Trái Đất. Anh có thể thấy địa hình núi non hiểm trở thế nào, rất dễ bảo vệ, nhưng còn cái anh không thể thấy đó là trên những ngọn núi kia có nguyên cả một khu hạ tầng cơ sở liên hợp quân sự-công nghiệp khổng lồ. Chính phủ Bắc Triều đã học được một bài học rất thấm từ sau chiến dịch đánh bom của chúng tôi hồi những năm 1950. Kể từ đó họ đã làm việc cật lực để tạo ra cả một hệ thống ngầm dưới lòng đất, cho phép họ khơi mào chiến tranh từ một địa điểm an toàn.
Dân số họ bị quân sự hóa rất mạnh, được huấn luyện sẵn sàng đến mức so với họ thì Israel chẳng khác nào Iceland. Hơn một triệu đàn ông và phụ nữ hiện đang phục vụ trong quân ngũ và có thêm năm triệu nữa trong lực lượng dự bị. Thế là gần một phần tư dân số rồi, chưa kể đến việc gần như ai thuộc quốc gia đó cũng đều đã có một lần trong đời trài qua đào tạo quân sự cơ bản. Nhưng quan trọng hơn cả việc đào tạo, và quan trọng nhất đối với thể loại chiến tranh như thế này, là mức độ kỉ luật quốc gia gần như siêu phàm. Dân Bắc Triều Tiên ngay từ nhỏ đã được dạy rằng mạng sống của họ là vô nghĩa, rằng họ tồn tại chỉ để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cuộc Cách Mạng, và phục vụ Lãnh Đạo Tối Cao.
Điều này gần như trái hoàn toàn với Nam Triều Tiên. Xã hội chúng tôi rất thoáng. Chúng tôi phải như thế. Bán buôn quốc tế là nguồn sống chính của chúng tôi. Chúng tôi theo chủ nghĩa cá nhân, mặc dù chắc không được như người Mỹ các anh, nhưng chúng tôi cũng có đủ kiểu biểu tình và gây rối trật tự công cộng. Xã hội chúng tôi tự do và phân tách đến mức suýt chút nữa thì không thực hiện được Điều lệ Chang58 trong giai đoạn Đại Loạn. Đối với Bắc Triều Tiên, mấy vụ khủng hoảng nội bộ như thế này là điều không tưởng. Họ là một dân tộc mà ngay cả khi chính quyền gây nạn đói trầm trọng, sẽ thà ăn thịt trẻ con59 chứ không chịu hở ra một câu chống đối. Sự phục tùng này ngay cả Adolf Hitler cũng chỉ dám mơ đến. Nếu cho mỗi người dân một khẩu súng, một hòn đá, hay thậm chí chỉ làm nắm tay không, chỉ họ về phía lũ zombie đang tới gần và nói “Đánh!”, từ bà già cho đến trẻ nhỏ sẽ đều răm rắp tuân theo. Đây là đất nước sinh ra cho chiến trận, đã lên kế hoạch, chuẩn bị, và đứng ở thế sẵn sàng kể từ ngày 27 tháng bảy, 1953. Nếu muốn tìm ra một đất nước không chỉ sống sót qua được chuỗi ngày tận thế ta phải đối mặt mà còn dành được chiến thắng vang dội, đó chỉ có thể là Nhà nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Nếu thế thì chuyện gì đã xảy ra? Khoảng chừng một tháng trước khi bên chúng tôi bắt đầu xuất hiện vấn đề, trước khi trận bùng phát dịch đầu tiên được phát hiện ở Pusan, Bắc Triều đột nhiên cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao một cách rất bí hiểm. Không ai báo cho chúng tôi biết tại sao tuyến đường sắt, tuyến đường bộ kết nối duy nhất giữa hai bên, lại bất thình lình bị đóng cửa. Cũng không ai hiểu tại sao một số công dân phía bên tôi, những người đã đợi cả mấy chục năm để gặp lại họ hàng bên phía Bắc, lại đột nhiên bị một cái dấu cao su đạp tan mơ ước của mình. Không có bất cứ lời giải thích nào hết. Tất cả những gì chúng tôi nhận được chỉ là cái cớ “vấn đề an ninh quốc gia” cũ mèm của họ.
Không như những người khác, tôi không tin rằng đây là bước dạo đầu của một cuộc chiến mới. Mỗi lần phía Bắc dọa sử dụng vũ lực, họ luôn phát những tín hiệu giống nhau. Không một dữ kiện vệ tinh nào, của chúng tôi hay của phía Mỹ, cho thấy dù chỉ một động thái thù địch. Không có điều động quân, không tiếp thêm nhiên liệu cho máy bay, không triển khai chiến hạm hay tàu ngầm. Nếu có bất cứ thứ gì khác thường thì đó chính là việc lực lượng chúng tôi dọc Khu Phi Quân Sự bắt đầu để ý thấy quân số bên kia biến mất dần. Lính biên phòng chúng tôi nhẵn hết mặt. Trong suốt mấy năm liền, chúng tôi đã chụp lại hết mặt mũi của họ, đặt cho họ các thứ biệt danh như Mắt Rắn hay chó Bun, thậm chí còn tổng hợp cả hồ sơ về đọ tuổi, lai lịch và đời sống riêng tư. Giờ họ cứ lặn dần, biến đi đằng sau hệ thống hầm hào được che kín.
Máy đo địa chấn của chúng tôi cũng yên ắng như vậy. Nếu phía Bắc đã khởi công đào hầm hay tích lại các thứ xe cộ ở phía bên kia khu “PQS,” nó đã đến tai chúng tôi như ở Nhà hát Opera Quốc gia.
Panmunjom là khu vực duy nhất dọc khu PQS để cho hai bên gặp nhau thương lượng trực tiếp. Chúng tôi chia nhau quyền cai quản các phòng hội thảo, và quân hai bên đứng canh cách nhau có mấy mét trên một cái sân rộng. Lính canh được luân chuyển liên tục. Một đêm nọ, phân đội Bắc Triều Tiên bước vào trong trại lính, không thấy đơn vị thay thế nào bước ra. Cửa nẻo được đóng chặt. Đèn đuốc tắt ngóm. Và chúng tôi không còn gặp lại họ nữa.
Hoạt động xâm nhập tình báo của họ cũng ngưng hẳn. Mật thám từ bên phía Bắc trà trộn vào thường xuyên và dễ đoán như mùa màng vậy. Phần lớn nhìn phát là biết ngay, mặc đồ lỗi mốt và hỏi han giá cả các thứ mặt hàng đáng ra phải biết rồi. Hồi trước chúng tôi phát hiện ra cả đống, nhưng kể từ khi các trận dịch bùng phát, số lượng điệp viên giảm xuống còn không.
Thế còn điệp viên của các ông ở phía Bắc thì sao?
Biến mất nốt, tất cả bọn họ, gần như cùng lúc với khi tất cả mọi thứ thiết bị theo dõi điện tử của chúng tôi không còn dò được gì nữa. Ý tôi ở đây không phải là không có tín hiệu radio nào bất thường mà là không còn có chút tín hiệu nào nữa. Dần dần, tất cả mọi kênh từ dân sự đến quân sự đều tắt ngóm. Ảnh chụp từ về tinh cho thấy trên ruộng đồng có ít nông dân hơn, trên phố xá ít người qua lại hơn, các dự án lao động công ích vắng bóng “tình nguyện viên” hơn, điều mà trước giờ chưa từng. Nhoằng một cái, từ Yalu đến tận vùng PQS đã không còn một bóng người. Đứng từ quan điểm tình báo, trông cứ như thể cả đất nước, mọi người đàn ông, đàn bà và trẻ con ở Bắc Triều Tiên đã biến mất.
Điều bí ẩn này làm chúng tôi càng thêm lo, trong khi ở nhà đã có đủ thứ để đau đầu rồi. Tính tới thời điểm đó dịch đã bùng phát ở Seoul, P’ohang, Taejon. Mokpo phải đi sơ tán, Kangnung bị cô lập, và tất nhiên, chúng tôi cũng có một vụ Yonkers ở Inchon. Thêm vào đó, chúng tôi cũng cần phải cắt cử ít nhất một nửa số các sư đoàn hiện tại ra canh biên giới phía bắc. Rất nhiều người trong Bộ Quốc Phòng tin rằng phe Pyongyang rất ngứa ngáy muốn gây chiến, háo hức đợi khi chúng tôi gặp lúc bĩ cực nhất để mà rầm rầm xông qua Vĩ tuyến 38. Giới tình báo chúng tôi cực lực phản đối. Chúng tôi liên tục nói với họ rằng nếu bên kia đang đợi lúc chúng ta gặp bước gian truân kinh khủng nhất, đây chính là thời cơ chín muồi cho họ.
Tae Han Min’guk tí nữa thì sụp đổ hoàn toàn. Người ta đã bắt đầu âm thầm lên kế hoạch tái định cư theo kiểu Nhật Bản. Các biệt đội bí mật đã đi khảo sát sẵn một số địa điểm ở Kamchatka rồi. Nếu Điều lệ Chang mà không công hiệu… nếu chỉ thêm vài đơn vị nữa bị hạ gục, nếu chỉ thêm vài vùng an toàn nữa bị lây nhiễm…
Có lẽ chúng tôi sống sót được là nhờ phía Bắc, hoặc ít nhát là nhờ nỗi sợ người phương Bắc. Thế hệ tôi không coi Bắc Triều Tiên là một mối họa. Tôi đang nói đến dân thường, anh hiểu chứ, những người cỡ tuổi tôi coi họ là một đất nước tụt hậu, đói kém, thất bại. Thế hệ của tôi sinh ra và lớn lên trong thời kì hòa bình, phát triển thịnh vượng. Họ chỉ sợ duy nhất một vụ hợp nhất như kiểu Đức, kéo theo việc hàng triệu tên cộng sản cũ giờ đang vô gia cư nhào đến kiếm chác.
Thế hệ đi trước chúng tôi thì lại không như vậy… bố mẹ, ông bà chúng tôi… những người luôn bị mối họa xâm lược treo lơ lửng trên đầu, những người luôn biết rằng bất cứ lúc nào còi báo hiệu cũng có thể hú lên, ánh sáng có thể sẽ tắt phụt, và những ông chủ nhà băng, các thầy cô giáo và lái xe taxi sẽ bị kêu gọi phải cầm vũ khí lên chiến đấu bảo vệ quê nhà. Tinh thần và tâm trí họ lúc nào cũng cảnh giác. Cuối cùng chính họ chứ không phải chúng tôi đã qui tụ lại được tinh thần dân tộc.
Tôi vẫn đang cố thuyết phục người ta tổ chức một chuyến đi thám hiểm sang bên Bắc Triều Tiên. Tôi đang liên tục gặp chướng ngại. Họ bảo tôi rằng vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Đất nước vẫn còn đang bất ổn. Chúng tôi vẫn còn những cam kết quốc tế cần thực hiện, quan trọng nhất là đưa người tị nạn trở về Kyushu…. [Khịt mũi.] Bọn Japsare đấy mắc nợ chúng tôi khá nhiều đấy.
Tôi không cần một lực lượng trinh sát. Chỉ cần cho tôi một chiếc trực thăng, một chiếc thuyền câu cá; chỉ cần mở cổng ở Panmunjom và để tôi đi bộ vào. Nếu ông kích hoạt cái bẫy gì đó thì sao? Họ bác lại. Nếu nó là bẫy hạt nhân thì sao? Nhỡ may ông mở nhầm cổng của cả một thành phố ngầm và hai mươi triệu con zombie cứ thế mà tràn ra thì sao? Lập luận của họ không phải không có lí. Chúng tôi biết khu PQS có rất nhiều thứ bẫy. Tháng trước một máy bay chở hàng bay gần không phận của họ đã bị tên lửa đất đối không nhắm bắn. Bệ phóng hoàn toàn tự động, được thiết kế làm vũ khí trả thù, đề phòng trường hợp toàn bộ dân số đã bị xóa sổ.
Theo lẽ thường thì chắc họ đã di tản hết xuống các khu liên hợp dưới lòng đất. Nếu đó là sự thật thì những ước tính về kích thước cũng như độ sâu của các cơ sở đó bị sai lệch rất nhiều. Có khi toàn bộ dân số giờ đang ở dưới lòng đất, lao động cật lực cho những dự án chiến tranh trong khi “Lãnh Đạo Tối Cao” tiếp tục lấy rượu Tây và phim khiêu dâm Mỹ ra tự trấn an mình. Họ có biết là cuộc chiến đã kết thúc rồi không? Phải chăng lãnh đạo của họ đã lại một lần nữa nói dối họ, bảo họ rằng thế giới họ từng biết đã không còn nữa? Có lẽ họ coi việc xác chết sống dậy là một điều “tích cực”, một cái cớ để siết chặt thêm ách đô hộ đối với một xã hội lấy nô dịch mù quáng làm nền tảng. Lãnh Đạo Tối Cao luôn muốn trở thành thánh sống, và giờ đây với tư cách là chủ sở hữu của không chỉ thức ăn, không khí mà còn cả nguồn sáng của cái mặt trời nhân tạo, có lẽ cuối cùng hắn cũng đã hiện thực hóa được cái ảo tưởng biến thái của mình. Có thể ban đầu kế hoạch là vậy, nhưng rồi có cái gì đó sai lệch trầm trọng. Cứ thử nhìn xem chuyện gì đã xảy đến với “thành phố chuột chũi” bên dưới Paris. Nếu như chuyện đó cũng xảy ra đối với Bắc Triều Tiên, chỉ có điều là ở tầm quốc gia thì sao? Có lẽ trong mấy cái hang động đó đang lúc nhúc hai mươi ba triệu con zombie, lũ rô bốt gầy đét đang hú hét trong bóng tối, chỉ đợi ngày được sổng ra.
KYOTO, NHẬT BẢN
[Trong tấm ảnh cũ của Kondo Tatsumi là một cậu thiếu niên gầy gò, mặt đầy mụn với đôi mắt đỏ cạch, trông lờ đờ và vài sợi tóc vàng nhuộm sáng chạy dọc mái tóc rối bời. Người tôi đang tiếp chuyện trên đầu không một sợi tóc. Đầu tóc cạo gọn gàng, nước da rám nắng và săn chắc, ánh mắt sắc sảo không bao giờ rời khỏi mắt tôi. Mặc dù anh cử chỉ rất thân mật và tâm trạng thoải mái, nhà sư chiến binh này vẫn mang vẻ điềm đạm của một con mãnh thú đang ngơi nghỉ.]
Tôi đã từng là một thằng “otaku.” Tôi biết thuật ngữ này mang những nghĩa rất khác nhau đối với nhiều người, nhưng đối với tôi nó chỉ đơn thuần mang nghĩa “kẻ ngoại đạo.” Tôi biết người Mỹ, đặc biệt là lớp trẻ, luôn thấy bị áp lực xã hội ràng buộc. Con người ai chẳng thế. Tuy nhiên, nếu cách hiểu của tôi về văn hóa đất nước các anh là đúng thì chủ nghĩa cá nhân luôn được khích lệ. Các anh tôn trọng những “kẻ nổi loạn,” những “kẻ quậy phá,” những người tự hào đứng tách biệt hẳn khỏi đám đông. Đối với các anh anh, tính cá nhân là một cái huân chương danh dự. Đối với chúng tôi, đó lại là một cái ruy băng đầy nhục nhã. Trước chiến tranh, chúng tôi sống trong một ma trận rất phức tạp và gần như vô tận, xây dựng từ những phán xét cùa người ngoài. Diện mạo của anh, cách nói năng của anh, tất cả mọi thứ từ sự nghiệp cho đến cách anh hắt xì đều phải được lên kể hoạch và điều phối sao cho phù hợp với giáo lí cứng nhắc của Khổng Tử. Một số người có đủ dũng khí, hoặc vì thiếu dũng khí, nên đã chấp nhận sống với giáo lí ấy. Những người khác, như tôi chẳng hạn, chọn cách sống lưu đày ở một thế giới tốt đẹp hơn. Thế giới đó chính là không gian ảo, và nó được thiết kế dành riêng cho tầng lớp otaku Nhật Bản.
Tôi không dám nói về hệ thống giáo dục của các anh hay bất cứ quốc gia nào khác, nhưng hệ thống của chúng tôi gần như dựa hoàn toàn vào khả năng ghi nhớ các dữ kiện. Ngay từ ngày đầu tiên khi chúng tôi đặt chân vào một lớp học, trẻ con Nhật Bản thời tiền chiến bị nhồi cho hàng đống thứ dữ kiện và số liệu không có chút ứng dụng nào trong đời sống thường nhật. Những dữ kiện này không có chút ý nghĩa bài học, không bối cảnh xã hội, không gì liên kết với thế giới con người bên ngoài. Chúng không có lí do nào để tồn tại ngoài việc có nắm chắc mới lên lớp được. Trẻ em Nhật thời tiền chiến không được dạy cách tư duy, chúng tôi được dạy cách ghi nhớ.
Chắc anh cũng hiểu một hệ thống giáo dục như thế này có thể dễ dàng dẫn đến việc con người ta rút vào cư ngụ trong thế giới ảo. Trong một thế giới chỉ có thông tin mà không có bối cảnh, nơi địa vị được quyết định bởi những gì thu thập và sở hữu được, những người thuộc thế hệ tôi chẳng khác nào thần thánh. Tôi là một sensei, một chuyên gia về tất cả những lĩnh vực tôi tìm hiểu, cho dù đó có là nhóm máu của nội các thủ tướng, hóa đơn thuế của Matsumoto và Hamada60 hay là vị trí và tình trạng của tất cả các thanh kiếm shin-gunto trong cuộc Chiến Tranh Thái Bình Dương. Tôi chẳng phải lo về diện mạo, phép xã giao, điểm số hay tiền đồ. Không ai có thể đánh giá tôi được, không ai có thể làm tôi tổn thương. Trong thế giới này tôi có quyền lực và quan trọng hơn, tôi được an toàn!
Khi cuộc khủng hoảng lan sang đến Nhật Bản, đám bọn tôi cũng như tất cả những người khác, đều quên hết đi những thứ ám ảnh cũ của mình và dành toàn bộ sức lực cho bọn thây ma. Chúng tôi nghiên cứu sinh lí, hành vi, yếu điểm của chúng cũng như phản ứng của thế giới đối với cuộc tấn công của chúng. Cái chủ đề cuối cùng là sở trường của một đứa trong đám bạn tôi, khả năng hạn chế dịch trong phạm vi các hòn đảo gốc của Nhật. Tôi thu thập số liệu dân số, các mạng lưới giao thông, chủ trương của cảnh sát. Tôi ghi vào đầu tất cả mọi thứ từ quy mô hạm đội tàu buôn của Nhật cho đến số lượng đạn tối đa một khẩu súng trường quân đội Type 89 chứa được. Không một thông tin nào là quá vụn vặt hoặc quá vu vơ. Chúng tôi đang thực thi một sứ mệnh, chúng tôi ngủ rất ít. Khi trường học đóng cửa, chúng tôi gần như có thể ngồi máy tính hai mươi bốn tiếng một ngày. Tôi là người đầu tiên xâm nhập được vào ổ cứng máy tính cá nhân của Tiến sĩ Komatsu và đọc được chỗ dữ liệu thô cả một tuần lễ trước khi ông ta trình bày với Nghị viện những phát hiện của mình. Điều này đã làm dậy sóng giang hồ. Nó giúp nâng cao thêm vị thế của tôi trong mắt những người hiện vốn đang ngưỡng mộ tôi sẵn rồi.
Có phải Tiến sĩ Komatsu là người đầu tiên đề xuất việc di tản?
Đúng vậy. Cũng như chúng tôi, ông cũng đã thu thập những dữ liệu tương tự. Nhưng trong khi bọn tôi tìm cách ghi nhớ chúng, ông ta phân tích chúng. Nhật Bản là một quốc gia bị quá tải dân số: một trăm hai tám triệu người chen chúc nhau trên chưa đến ba trăm bảy mươi ngàn kilômét vuông đất, hoặc là đồi núi hoặc là các đảo bị đô thị hóa quá mức. Do có tỉ lệ tội phạm thấp, lực lượng cảnh sát Nhật rất mỏng và được trang bị cực sơ sài nếu so với các nước công nghiệp khác. Nhật gần như là một quốc gia phi quân sự. Nhờ sự “bảo hộ” từ phía Mỹ, lực lượng phòng vệ nước tôi chưa một lần được lâm chiến kể từ năm 1945.
Ngay cả lực lượng được triển khai ở Vùng Vịnh cũng chỉ mang tính làm hàng, chẳng bao giờ phải đánh đấm gì ra trò và phần lớn thời gian chiếm đóng họ ngồi yên vị bên trong bốn bức tường được canh phòng nghiêm ngặt của căn cứ. Chúng tôi tiếp cận được tất cả những thứ thông tin này, nhưng lại không đủ khả năng để nhận ra chúng mang ý nghĩa gì. Vậy nên tất cả chúng tôi đều rất bất ngờ khi Tiến sĩ Komatsu tuyên bố công khai rằng tình hình hiện đang rất vô vọng và Nhật Bản cần phải được sơ tán khẩn cấp.
Nghe thế chắc anh thấy hãi lắm.
Không hề! Nó tạo nên cả một cơn sốt. Mọi người đua nhau tìm kiếm xem dân chúng sẽ tái định cư ở đâu. Liệu rằng đó sẽ là phía Nam, trên các đảo san hô ở trung tâm và Nam Thái Bình Dương, hay chúng ta sẽ di tản lên phương Bắc, định cư ở vùng Kuriles, Sakhalin, hay ở một địa điểm nào đó thuộc Siberia? Bất cứ ai tìm ra được câu trả lời sẽ trở thành otaku vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới ảo.
Anh không lo cho sự an nguy của chính bản thân sao?
Tất nhiên là không rồi. Nhật Bản đã đến lúc diệt vong rồi, nhưng tôi không sống ở Nhật. Tôi sống trong thế giới thông tin trôi nổi tự do. Bọn siafu,61 thuật ngữ chúng tôi dùng để chỉ những người bị lây nhiễm, không có gì đáng sợ cả, chúng cần phải được nghiên cứu. Anh không thể hiểu nổi tôi xa rời thực tại đến cỡ nào đâu. Tất cả mọi thứ từ văn hóa của tôi, cách tôi được nuôi dạy, và bây giờ là cả cái lối sống otaku của tôi đều đã cô lập tôi hoàn toàn. Kệ cho Nhật Bản đi sơ tán, kệ cho Nhật Bản bị hủy diệt, tôi vẫn sẽ bình chân như vại ngồi trên đỉnh núi thế giới ảo của tôi mà quan sát tất cả.
Thế còn cha mẹ anh thì sao?
Họ thì sao? Chúng tôi sống chung một nhà nhưng rất ít khi nói chuyện. Chắc họ nghĩ tôi đang học. Ngay cả khi trường đóng cửa hết rồi tôi vẫn bảo họ rằng tồi cần ôn thi. Họ chẳng hỏi han gì hết. Tôi và cha tôi hiếm khi nói chuyện với nhau. Sáng ra mẹ tôi sẽ để khay đồ ăn ở cửa phòng tôi và cả tối cũng vậy. Lần đầu tiên bà không để khay thức ăn ở đó, tôi chẳng để tâm lắm. Sáng đó tôi thức dậy như thường; tự tưởng thưởng cho mình như thường; bật máy như thường. Mãi đến trưa tôi mới bắt đầu đói. Tôi ghét mấy cái cảm xúc đó, đói hay mệt hay tệ nhất là ham muốn nhục dục. Đó là những thứ gây mất tập trung về thể xác. Chúng khiến tôi khó chịu. Tôi miễn cưỡng rời mắt khỏi màn hình máy tính và mở cửa phòng. Không có đồ ăn. Tôi gọi mẹ. Không ai đáp. Tôi vào bếp, vớ lấy ít mì sống và lại chạy vào bàn. Tối đó tôi lại phải làm vậy, và cả sáng hôm sau cũng thế.
Anh không thắc mắc rằng cha mẹ mình ở đâu à?
Lí do duy nhất khiến tôi quan tâm đó là bởi tôi phải lãng phí thời gian tự kiếm đồ ăn. Trong thế giới của tôi quá nhiều thứ hay ho đang diễn ra.
Thế còn những otaku khác thì sao? Họ không bàn tán nỗi sợ hãi của mình à?
Chúng tôi chia sẻ thông tin chứ không phải cảm xúc, ngay cả khi họ bắt đầu biến mất dần. Tôi có để ý thấy ai đó đã ngưng trả lời thư điện tử hoăc lâu rồi không đăng gì lên cả. Tôi có thể thấy rằng hôm đó họ không lên mạng hoặc máy chủ của họ không còn hoạt động nữa.
Và điều đó có khiến anh thấy sợ không?
Nó khiến tôi thấy bực mình. Tôi không chỉ mất đi nguồn tin mà còn đang mất đi những lời khen tiềm năng. Khi đăng lên một tin gì đó về các cảng di tản của Nhật mà chỉ có mỗi năm mươi người trả lời chứ không phải sáu mươi là tôi đã khó chịu rồi, rồi khi chúng tụt từ năm mươi xuống bốn lăm, rồi xuống đến ba mươi…
Chuyện này kéo dài trong vòng bao lâu?
Khoảng ba ngày. Bài gửi cuối cùng từ một otaku ở Sendai có nói rằng bọn thây ma giờ đang tràn ra từ Bệnh viện Đại học Tohoku, ở cùng cho với căn hộ của cậu ta.
Và việc ấy có làm anh lo không?
Tại sao lại phải lo? Tôi còn đang bận nghiên cứu mọi thứ có thể về qui trình di tản. Cách nó được thực thi, các cơ quan chính phủ nào sẽ có liên quan? Liệu rằng các trại tị nạn sẽ ở Kamchatka hay Sakhalin, hay cả hai? Và cái nạn tự tử đang hoành hành trong cả nước mà tôi đọc được này là sao đây?62 Có quá nhiều câu hỏi, quá nhiều dữ liệu cần phải khai thác. Đêm đó tôi tự nguyền rủa mình vì dám tắt đèn đi ngủ.
Khi tôi tỉnh dậy, màn hình trống trơn. Tôi thử bật lên. Không gì xảy ra. Tôi thử khởi động lại máy. Không gì xảy ra. Tôi để ý thấy mình đang chạy pin dự trữ. Không thành vấn đề. Tôi có đủ nguồn năng lượng dự trữ cho mười tiếng đồng hồ làm việc liên tục. Tôi cũng để ý thấy mình không còn vạch sóng nào. Tôi tin không nổi mắt mình. Kokura nói riêng và Nhật bản nói chung có một hệ thống mạng không dây rất tối tân mà đáng ra không thể sập được. Một may chú có thể bị sập, thậm chí còn có thể là một vài, nhưng toàn bộ mạng lưới mà bị sập á? Tôi nhận ra chắc chắn đây là do máy mình rồi. Không chạy đi đâu được. Tôi lấy máy xách tay ra bật lên. Không tín hiệu. Tôi chửi thề và đứng dậy đi bảo với cha mẹ tôi cần mượn máy của họ. Họ vẫn chưa về. Điên tiết, tôi bốc máy thử gọi vào di động mẹ tôi. Đây là loại điện thoại không dây, chạy bằng năng lượng trên tường. Tôi rút thử di động mình ra. Không có sóng.
Anh có biết chuyện gì xảy đến với họ không?
Không. Ngay đến tận ngày hôm này tôi vẫn mù tịt. Tôi biết chắc rằng họ không bỏ rơi tôi. Chắc cha tôi đang ở cơ quan thì bị thây ma tóm được, mẹ tôi chắc khi đi chợ thì bị kẹt ở đâu đó. Có thể cả hai bị mất tích khi đang cùng nhau đi đến hay về từ văn phòng tái định cư. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chẳng có tí giấy thông báo hay bất cứ thứ gì cả. Tôi đã cố gắng tìm hiểu kể từ hồi đó.
Tôi quay trở vào phòng bố mẹ để kiểm tra lại cho chắc rằng họ đi vắng thật. Tôi lại thử gọi điện. Lúc đó vẫn chưa sao. Tôi vẫn kiểm soát được. Tôi thử vào mạng lại lần nữa. Thế có nực cười không? Điều duy nhất tôi nghĩ tới đó là tìm cách trốn tránh thực tại, quay trở lại với thế giới của tôi, được an toàn. Không có gì xảy ra cả. Tôi bắt đầu phát hoảng. “Nhanh lên nào,” Tôi bắt đầu nói, tìm cách đấu trí với cái máy. “Nhanh lên, nhanh lên, NHANH LÊN! NHANH LÊN! NHANH LÊN!” Tôi bắt đầu nện cái màn hình. Nắm tay tôi gãy đánh rắc. Tôi hoảng sợ khi nhìn thấy máu của chính mình. Hồi nhỏ tôi không chơi thể thao, chưa một lần bị chấn thương, thế này thật quá sức chịu đựng. Tôi nhấc cái màn hình lên và quăng nó vào tường. Tôi khóc như một đứa bé, kêu gào, hít thở hổn hển. Tôi quằn quại nôn thốc tháo ra khắp sàn. Tôi đứng dậy khật khừ đi ra phía cửa chính. Tôi chẳng biết mình cần tìm cái gì mà phải đi ra ngoài. Tôi mở cửa nhìn vào trong bóng tối.
Anh có thử gõ cửa nhà hàng xóm không?
Không. Lạ thật đấy nhỉ? Ngay cả khi đã tuyệt vọng đến cùng cực, cái thói e ngại giao tiếp của tôi vẫn còn là một rào cản lớn đến mức tôi không dám chạm mặt ai cả. Tôi đi vài bước, trượt chân và ngã bổ vào một cái gì mềm mềm. Nó lạnh lẽo, ẩm ướt, dính bầy nhầy vào tay, vào quần áo tôi. Nó hôi thối kinh tởm. Toàn bộ cái hành lang này nồng nặc mùi xú uế. Đột nhiên tội nhận ra cái tiếng ma sát nhẹ nhẹ, đều đều, nghe như thể có thứ gì đang lết xác tiến về chỗ tôi.
Tôi gọi với ra, “Ai đó?” Tôi nghe thấy một tiếng kêu lào khào, yếu ớt. Mắt tôi bắt đầu nhìn quen bóng tối. Tôi bắt đầu nhìn ra cái hình hài ấy, to lớn, mang dáng người, đang bò sấp bụng. Tôi ngồi ngay đơ ra đó, muốn bỏ chạy nhưng đồng thời cũng muốn… muốn biết chắc hẳn. Cảnh cửa phòng tôi tỏa ra một vùng sáng mờ tôi tối lên bức tường phía xa. Khi cái con kia đi vào chỗ ánh sáng, tôi nhìn thấy mặt nó, hoàn toàn nguyên vẹn, rất người, mỗi tội mắt tòi ra ngoài treo lủng lẳng. Con mắt trái nhìn tôi chằm chằm và cái tiếng rên khào khào của nó giờ trở nên the thé hơn. Tôi đứng bật dậy, phóng thẳng vào bên trong căn hộ của mình và khóa chặt cửa phía sau lưng.
Tôi tỉnh cả người, có lẽ mấy năm rồi tôi mới thấy như thế, và đột nhiên tôi nhận ra rằng tôi ngửi thấy mùi khói, nghe thấy từ xa có mấy tiếng kêu la thất thanh. Tôi lại chỗ cửa sổ kéo rèm lên.
Kokura trông chẳng khác nào địa ngục. Lửa cháy, gạch đá rơi ngổn ngang… bọn siafu ở khắp nơi. Tôi chứng kiến chúng đập cửa xông vào từng căn hộ, ngấu nghiến ăn thịt những người trốn trong góc nhà hoặc trên ban công. Tôi chứng kiến người ta nhảy xuống đất chết luôn hoặc bị gãychân và xương sống. Họ nằm trên vệ đường, không thể cử động, đau đớn kêu khóc trong khi bọn thây ma dần dần tiến lại chỗ họ. Có một người ở căn hộ đối diện chỗ tôi tìm cách đánh lại chúng với một cây gậy chơi gôn. Nó cong vòng quanh đầu con zombie, chẳng có tác dụng gì cả rồi năm con khác quật người kia xuống sàn.
Và rồi… có tiếng đập cửa. cửa nhà tôi. Cái tiếng… [dộng nắm tay] bom-bombom-bom… ở chỗ dưới cùng, gần cái sàn. Tôi nghe thấy tiếng con kia rên rỉ bên ngoài. Tôi cũng nghe thấy nhiều thứ tiếng khác nữa, vọng lại từ các căn hộ khác. Đó là hàng xóm tôi, những người tôi luôn tìm cách tránh né, những người mà tên tuổi mặt mũi tôi chỉ nhớ láng máng. Họ đang kêu gào, van lạy, vật lộn và khóc nức nở. Tôi nghe thấy có giọng nói ở phía tầng trên, một phụ nữ trẻ hoặc một đứa bé, đang gọi tên ai đó, van lạy họ dừng lại. Nhưng giọng nói đó ngay lập tức bị một loạt tiếng rên nuốt chửng mất. Tiếng đập cửa phòng tôi bắt đầu trở nên to hơn. Đã có thêm nhiều con siafu xuất hiện. Tôi tìm cách di chuyển đồ đạc trong phòng khách ra chặn cửa. Thật phí công. So với các anh, căn hộ của chúng tôi không nhiều nhặn đồ đạc gì cho cam. Cánh cửa bắt đầu gãy nứt. Tôi có thể thấy cái bản lề bắt đầu căng quá sức chịu đựng. Tôi ước tính mình còn vài phút nữa để tẩu thoát.
Tẩu thoát? Nhưng nếu cửa bị chặn…
Trốn ra ngoài cửa sổ ấy, nhảy xuống ban công căn hộ bên dưới. Tôi nghĩ mình có thể lấy ga giường buộc thành dây… [cười ngượng]…Tôi nghe về phương pháp này từ một otaku chuyên nghiên cứu các vụ vượt ngục ở Mỹ. Đó là lần đầu tiên tôi áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn.
May mà vải lanh không bị rách. Tôi trèo ra khỏi căn hộ của mình và bắt đầutụt dần xuống căn hộ bên dưới. các cơ của tôi bị chuột rút ngay. Tôi chẳng chịu chăm chút gì chúng và giờ đến lượt chúng báo thù. Tôi cố gắng kiểm soát chuyển động của mình, và cố không nghĩ đến việc mình đang cách mặt đất mười chín tầng. Gió thổi rất khó chịu, kho nóng do lửa cháy. Một cơn gió thổi tôi đập vào mặt bên tòa nhà. Tôi bật ra khỏi lớp bê tông và tí thì tuột tay. Tôi có thể cảm thấy chân mình chạm vào thanh chắn ban công ở bên dưới. Lấy hết can đảm, tôi thả lỏng vừa đủ để tuột xuống được thêm vài phân nữa. Tôi ngã dập mông, thở hổn hển và ho khù khụ vì khói. Tôi có thể nghe thấy tiếng động trong căn hộ của tôi ở tầng trên, bọn thây ma đã xông được vào. Tôi ngó lên ban công và thấy một cái đầu, con siafu chột đang tìm cách lách qua khe giữa thanh chắn và sàn ban công. Nó mắc kẹt ở đó một lúc, nửa trong nửa ngoài, rồi sau đó phóng mạnh về phía tôi thêm phát nữa và ngã tùng bê xuống. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên cái cách nó vẫn cố với với lấy tôi trong khi rơi. Cái hình ảnh lúc đó trông thật quái đản: treo lơ lửng trong không khí, tay với ra, tròng mắt troe lủng lẳng giờ bay ngược lên đập vào trán.
Tôi có thể nghe thấy tiếng những con siafu khác đang rên rỉ ở ban công bên trên và quay đầu lại để xem trong căn hộ có con nào đang ở trong này cùng với tôi không. May mà cửa nẻo ở đây cũng được chặn hết lại như ở trên chỗ tôi. Tuy nhiên, khác với phòng tôi, bên ngoài không có tiếng đập cửa. Nhìn lớp tro trên thảm tôi cũng thấy thêm an lòng. Tro phủ dày, không bị xáo trộn, nghĩa là căn phòng suốt mấy ngày nay chưa có ai hay bất cứ con gì bước qua. Mới đầu tôi tưởng chỉ có mình tôi trong này, nhưng rồi tôi để ý thấy cái mùi.
Tôi mở cửa nhà tắm và bị một cái làn hơi hôi thối vô hình đẩy bật lại. Trong bồn là một người phụ nữ. Cô ta đã rạch cổ tay, cắt nhiều đường dài, dọc theo động mạch cho chắc. Cô ta tên là Reiko. Đó là người hàng xóm duy nhất tôi còn có ý định tìm hiểu. Cô ta là nhân viên phục vụ cao cấp ở một câu lập bộ dành cho doanh nhân nước ngoài. Tôi hay ngồi tưởng tượng xem cô ta khoả thân trông như thế nào. Giờ thì tôi biết rồi.
Lạ một cái là tôi chỉ phiền mỗi chuyện mình chẳng biết tụng niệm câu gì để cho cô ta yên nghỉ. Tôi đã quên đi những gì khi còn nhỏ được ông bà dạy cho, coi chúng là thông tin lỗi thời. Tôi đã quá xa cách với những truyền thống của mình, thật đáng xấu hổ. Tôi chỉ biết đứng đực ra đó và lẩm bẩm một câu xin lỗi vụng về gì đó vì phải lấy chăn chiếu của cô ta.
Chăn chiếu của cô ta ư?
Để làm dây. Tôi biết mình không thể ở đây lâu được. Ngoài việc xác chết để đây dễ ảnh hưởng sức khoẻ, ai mà biết khi nào thì bọn siafu ở tầng này sẽ nhận ra sự hiện diện của tôi và nhào đến. Tôi phải ra được khỏi toà nhà này, ra khỏi thành phố, và hi vọng là sẽ tìm được cách trốn ra khỏi Nhật Bản. Tôi chưa có kế hoạch gì cụ thể cả. Tôi chỉ biết là mình phải xuống tiếp, từng tầng một, cho đến khi chạm mặt đường. Tôi ước tính khi dừng chân ở mấy căn hộ mình sẽ có thể lấy thêm đồ tiếp tế, và mặc dù phương pháp đu dây của tôi có nguy hiểm thật, ít nhất nó còn đỡ hơn bọn siafu chắc chắn đang lẩn khuất trên các hành lang và cầu thang.
Tôi tưởng đường phố phải là nơi nguy hiểm hơn chứ?
Không, an toàn hơn. [Thấy vẻ mặt của tôi.] Không, thật đấy. Tôi biết được điều này ở trên mạng. Bọn thây ma di chuyển rất chậm chạp và chỉ cần chạy hay thậm chí đi bộ thôi cũng đã đủ để bứt đuôi chúng rồi. Trong các khu nhà, tôi dễ bị kẹt trong các khe hẹp, nhưng ở ngoài trời, tôi không thiếu lựa chọn. Hơn nữa, tôi có nghe một tay sống sót kể trên mạng rằng sự hỗn loạn một trận bùng phát gây ra có thể sẽ có lợi cho mình. Khi có cả một đống người hốt hoảng chạy loạn, đánh lạc hướng bọn siafu thì chúng để ý đến tôi làm gì? Nếu đi đứng cẩn thận, di chuyển mau lẹ và không bị thằng tài xế hay viên đạn lạc nào tông vào người, tôi tin rằng mình có thể lách qua khung cảnh loạn lạc dưới phố. Vấn đề là làm thế nào mà xuống được đến đấy.
Tôi mất đến tận ba ngày mới xuống được tầng trệt. Một phần là do tôi không có tí sức bền nào. Ngay cả vận động viên chuyên nghiệp có khi còn khó mà leo nổi cái dây tự chế ấy, thử tưởng tượng xem tôi thì sẽ thế nào. Giờ ngẫm lại tôi mới thấy thật đúng là nhờ phước đức ông bà mình mới không lộn cổ xuống hay mấy vết trầy xước mới không bị nhiễm trùng. Người tôi như cái máy chạy bằng adrenaline và thuốc giảm đau. Tôi kiệt sức, lo sợ, thiếu ngủ trầm trọng.Tôi không thể nghỉ ngơi như bình thường được. Khi trời tối, tôi đem đủ thứ đồ mình khiêng nổi ra chặn cửa rồi chui vào một góc ngồi khóc tấm tức, chăm sóc vết thương và nguyền rủa cái sự yếu đuối của mình cho đến khi trời hửng sáng. Có một đêm tôi chợp mắt được một chút, thiu thiu đi vài phút, nhưng rồi đột nhiên có tiếng một con siafu đập cửa rầm rầm khiến tôi phi thục mạng ra ngoài cửa sổ. Suốt tối hôm đó tôi phải nằm co quắp ngoài ban công căn hộ kế bên. Cái cửa kính trượt bị khóa còn tôi thì không đủ sức đạp nó mở ra.
Tôi còn bị chậm trễ do yếu tố tâm lí, không phải yếu tố sức khỏe. Cái máu otaku trong tôi dứt khoát đòi phải tìm cho bằng được những thứ đồ dùng sinh tồn phù hợp, không cần biết tốn thời gian thế nào. Các lần tìm kiếm trên mạng đã dạy tôi đủ thứ về các loại vũ khí, quần áo, đồ ăn và thuốc thang phù hợp. Vấn đề là làm thế nào mà tìm được chúng trong các căn hộ chung cư của bọn dân văn phòng.
[Cười.]
Tôi đã tạo ra một cảnh tượng khá lố lăng, tuột dần xuống sợi dây vải đó trong khi trên người khoác cái áo mưa của một doanh nhân, lưng đeo cái cặp “Hello Kitty” hồng chói của Reiko. Mất rất lâu, nhưng đến ngày thứ ba tôi đã kiếm được mọi thứ mình cần, mọi thứ ngoại trừ một vũ khí thích hợp.
Không có cái gì sao?
[Mỉm cười.] Đây không phải như bên Mỹ. Bên đấy hồi trước súng ống còn nhiều hơn người ngợm. Thật luôn — một otaku ở Kobe đã trộm được thông tin này trực tiếp từ Hội Súng Quốc Gia.
Ý tôi là một thứ công cụ gì đó, búa, xà beng…
Có anh công sở nào lại tự đi sửa chữa đồ đạc trong nhà? Tôi có nghĩ đến chuyện lấy gậy gôn — món này không thiếu — nhưng tôi đã được chứng kiến cái ông ở căn hộ bên kia làm ăn ra sao với nó. Tôi có tìm thấy một cây gậy bóng chày bằng nhôm, nhưng nó đã bị sử dụng nhiều đến mức cong vẹo hết cả, chẳng còn ích gì. Tôi xin thề là đã lục lọi khắp nơi nhưng chẳng có gì đủ cứng hay chắc hay sắc bén để dùng tự vệ cả. Tôi cũng đã tính rằng khi ra đến phố,có thể tôi sẽ may mắn hơn — một chiếc dùi cui từ một anh công an đã chết hay thậm chí cả súng của quân đội.
Tí nữa thì mấy cái tính toán ấy đã cho tôi về chầu ông vải. Tôi còn cách mặt đất bốn tầng nữa và đã hết dây mà leo xuống. Cứ mỗi lần dừng tôi lại nối dài dây thêm mấy tầng nữa, chỉ vừa đủ để lấy thêm chăn chiếu buộc tiếp. Lần này tôi biết sẽ là lần cuối. Lúc đó tôi đã lên hết kế hoạch đào tẩu của mình: nhảy vào ban công tầng bốn, xông vào căn hộ tìm thêm vải vóc (tôi đã từ bỏ ý định tìm vũ khí rồi), tuột xuống bên vệ đường, mượn tạm cái xe máy ở gần nhất (mặc dù tôi chẳng hiểu lái kiểu gì), phòng đi như mấy tên bosozoku thời xưa,63 và có lẽ là tóm lấy một hai cô trên đường. [Cười.] Não tôi lúc đó gần như sắp ngưng hoạt động rồi. Ngay cả nếu phần đầu của kế hoạch diễn ra suôn sẻ và tôi xuống được đến mặt đất trong tình trạng đó… ờ, vấn đề là tôi không làm được như vậy.
Tôi nhảy xuống ban công tầng bốn, với lấy cái cửa trượt và ngay lập tức nhìn thẳng mặt một con siafu. Đây là một gã trai trẻ, trung tuần hai mươi, mặc một bộ vét rách nát. Mũi hắn đã bị cắn mất và hắn đang rê rê cái mặt đầy máu trên tấm kính. Tôi nhảy bật lại, tóm lấy sợi dây tìm cách trèo ngược lên. Tay tôi không thèm phản ứng gì hết, không đau đớn hay nhức nhối gì cả — chỉ đơn giản là chúng đã đến giới hạn chịu đựng của mình. Con siafu bắt đầu hú lên và lấy tay đập cửa kính. Tuyệt vọng, tôi tìm cách lắc lư sang hai bên, hi vọng có thể đạp vào thành tòa nhà và bắn sang hành lang căn hộ kế bên. Tấm kính vỡ vụn và con siafu lao đến tóm chân tôi. Tôi bật ra khỏi tòa nhà, thả tay ra và dùng hết sức phi thân đi… và tôi nhắm trượt.
Lí do duy nhất chúng ta giờ còn ngồi đây nói chuyện đó là tôi rơi chéo xuống cái ban công bên dưới mục tiêu của mình. Tôi tiếp đất bằng chân, loạng choạng lao về phía trước và tí nữa thì đâm bổ xuống phía tường bên kia. Tôi dò dẫm bước vào trong căn hộ và ngay lập tức đảo mắt xung quanh xem có con siafu nào không. Phòng khách trông trống trải, có duy nhất một cái bàn truyền thống nhỏ được kê ra chặn cửa. Chắc chủ nhà cũng đã tự sát như những người khác. Tôi không ngửi thấy mùi gì hôi thối cả nên tôi đồ là ông ta đã nhảy ra ngoài cửa sổ. Tôi nghĩ là giờ mình đã được ở một mình, và mới chỉ cảm thấy hơi nhẹ lòng vậy thôi mà chân tôi đã sụm luôn xuống. Tôi ngồi tựa lưng vào tường phòng khách, mệt gần như muốn ngất. Tôi thấy bên phía tường đối diện có một bộ ảnh. Chủ căn hộ này là một người đàn ông đã cao tuổi, và các bức ảnh thể hiện một cuộc sống rất thi vị. Ông ta có một gia đình đông đúc, nhiều bạn bè, và đã đi đên những địa điểm rất thú vị và lạ lùng trên thế giới. Tôi còn chưa bao giờ tưởng tượng ra chuyện rời phòng ngủ của mình, dừng nói gì đến việc sống một cuộc sống như thế. Tôi tự hứa với mình rằng nếu tôi thoát ra được khỏi cơn ác mộng này, tôi sẽ không chỉ sinh tồn, tôi sẽ sống!
Mắt tôi hướng về phía thứ đồ vật duy nhất còn lại trong phòng, một cái Kami Dana, hay còn gọi là bệ thờ Shinto cũ. Ở phía sàn bên dưới có cái gì đó, chắc là thư tuyệt mệnh. Có lẽ gió đã thổi nó bay mất khi tôi bước vào. Tôi cảm thấy cứ để nó ở đó thật không phải đạo. Tôi bước khập khiễng qua căn phòng và cúi xuống nhặt nó lên. Nhiều cái Kami Dana có một cái gương nhỏ ở chính giữa. Trong tấm gương đó, tôi bắt gặp bóng phản chiếu của một thứ gì đang lết ra khỏi phòng ngủ.
Lượng adrenaline lại trào lên ngay khi tôi quay người lại. Cái ông già kia vẫn còn ở đây, cái vết băng trên mặt cho thấy rằng ông ta chỉ vừa mới sống dậy. Ông ta lao về phía tôi; tôi cúi người né. Chân tôi vẫn còn đang run và ông ta tóm được tóc tôi. Tôi vặn người, tìm cách thoát ra. Ông ta kéo mặt tôi về phía mặt mình. Lão già này trông thế mà khỏe như vâm, cơ bắp các kiểu cũng cứng cáp tương tự, nếu không muốn nói là còn hơn cả tôi. Nhưng xương của ông ta lại khá giòn, và tôi nghe tiếng chúng gãy khi tôi tóm lấy cánh tay đang nắm lấy tôi. Tôi đạp vào ngực ông ta, ông ta bật ngược lại, cánh tay bị gẫy vẫn còn túm nguyên một nắm tóc tôi. Ông ta va vào tường, làm tranh ảnh rơi hết xuống, kính vỡ rơi như mưa lên đầu. Ông ta gầm gừ và lại lao về phìa tôi thêm lần nữa. Tôi lùi lại, gồng người lên, tóm lấy cánh tay chưa gãy của ông ta. Tôi bẻ nó ra phía sau lưng lão, tay kia tóm lấy gáy lão, hét lên một tiếng mà tôi còn không biết mình có thể làm được, và đẩy lão, tống lão thẳng ra phía ban công và lao thẳng xuống dưới. Lão ngã ngửa mặt trên vệ đường, đầu vẫn ngửa lên gừ gừ dọa tôi trong khi người đã nát bấy.
Đột nhiên cửa trước có tiếng rầm rầm, lũ siafu khác đã nghe tiếng bọn tôi vật lộn. Giờ tôi phản ứng hoàn toàn theo bản năng. Tôi phi vào phòng ngủ của ông già kia và bắt đầu xé ga trải giường ra. Tôi nghĩ cũng sẽ không mất nhiều, chỉ cần thêm ba tầng nữa và… đột nhiên tôi khựng lại, đứng chết trân, im như tượng. Có một thứ khiến tôi chú ý, bức ảnh cuối cùng treo trên bức tường phòng ngủ. Đây là ảnh trắng đen, bị hạt, và trong đó là một gia đình truyền thống. Có một bà mẹ, một ông bố, một cậu bé, và một cậu thiếu niên mặc quân phục mà tôi đoán là ông già kia. Tay ông ấy cầm cái gì đó, thứ ấy khiến tim tôi tí thì ngừng đập. Tôi vái lạy người đàn ông trong ảnh và nói mà tí nữa thì đổ lệ “Arigato.”
Tay ông ấy có cái gì vậy?
Tôi tìm thấy nó ở dưới đáy một cái rương trong phòng ngủ, bên dưới một đống thứ giấy tờ được buộc chặt và chỗ vải rách rưới còn lại của bộ quân phục trong bức ảnh. Bao đựng màu xanh lá, hơi sứt mẻ, làm từ nhôm quân đội và chuôi cầm, vốn gốc làm từ da cá mập, giờ đã được thay thế bằng chuôi da tự chế, nhưng còn lớp thép… sáng lóa như bạc, và được rèn tay, không phải rập máy… một đường cong tori nhẹ kèm đỉnh dài, thẳng tuột. Nó có một số đường uốn phẳng, rộng, trên có hình kikusui, con dấu Hoàng gia của Nhật, và còn cả một đường viền thực, không phải ố do axit, bao quanh chỗ lưỡi kiếm được mài giũa cẩn thận. Thật là một thứ vũ khí tinh xảo, và có thể thấy rõ nó được rèn ra để lâm trận.
[Tôi ra dấu về phía thanh gươm bên cạnh anh. Tatsumi mỉm cười.]
KYOTO, NHẬT BẢN
[Sư phụ Tomonaga Ijiro biết ngay tôi là ai trước khi tôi kịp vào phòng. Dường như từ cách đi, cái hơi người, thậm chí cả cách thở của tôi cũng đặc sệt chất Mỹ. nhà sáng lập tổ chức Tatenokai hay còn gọi là “Hiệp hội Khiên bảo vệ” của Nhật cúi chào và bắt tay tôi, sau đó mời tôi đên ngồi trước mặt ông như một đứa học trò. Kondo Tatsumi, phó chỉ huy của Tomonaga, đem trà ra cho chúng tôi và đến ngồi cạnh người thầy già cả. Tomonaga bắt đầu cuộc phỏng vấn với một lời xin lỗi trong trường hợp tôi cảm thấy không thoải mái với diện mạo của ông. Đôi mắt vô hồn của người thầy này đã không còn hoạt động kể từ khi ông còn là một thiếu niên.]
Tôi là một tên “hibakusha.” Tôi bị mù vào lúc 11:02 sáng, mùng chín tháng tám, 1945, tính theo lịch của các anh. Tôi đang đứng ở trên đỉnh Kompira, trực đài quan sát không kích với một số đứa bạn cùng lớp. Ngày hôm đó trời đất âm u nên tôi chỉ nghe chứ gần như không thấy chiếc B-29 bay qua đầu. Đó là chiếc B-san duy nhất, chắc chỉ là bay trinh sát, không đáng phải báo cáo lại. Tôi suýt bật cười khi bạn bè của tôi nhảy xuống khe trú ẩn. Tôi cứ dán mắt vào phần trời phía trên thung lũng Urakami, hi vọng thấy được chút ít chiếc máy bay đánh bom của Mỹ. Thay vào đó, tôi chỉ thấy được một làn chớp sáng rực, thứ cuối cùng tôi còn được nhìn thấy.
Ở Nhật, dân hibakusha, “những kẻ sống sót trong vụ nổ bom,” có một thứ bậc rất đặc biệt trong xã hội. Chúng tôi được người ta thông cảm, thương tiếc: là nạn nhân, anh hùng và biểu tượng của mọi đề tài chính trị. Ấy nhưng trong xã hội, chúng tôi chẳng khác gì những kẻ bị ruồng bỏ. Không gia đình nào cho phép con cháu lấy chúng tôi. Hibakusha là lũ mang dòng máu nhơ bẩn trong hồ gen trong sạch của Nhật. Nỗi nhục này đối với tôi rất cá nhân. Bên cạnh việc là một hibakusha, chuyện tôi bị mù lòa cũng là một gánh nặng.
Phía bên kia cánh cửa sổ viện điều dưỡng, tôi có thể nghe thấy tiếng Tổ quốc đang cố gắng tự xây dựng lại. Và cống hiến của tôi đối với công cuộc này là gì? Chẳng gì cả!
Tôi đã thử tìm việc rất nhiều lần, bất kể công việc ấy có lặt vặt hay đáng khinh đến đâu. Không ai nhận tôi cả. Tôi vẫn là một lão hibakusha, và tôi đã học được rất nhiều cách từ chối sao cho lịch sự. Em trai tôi nài nỉ tôi đến sống với nó, nói rằng vợ chồng nó sẽ chăm lo cho tôi và thậm chí còn giao cho tôi vài công việc “có ích” quanh nhà. Với tôi nó còn tệ hơn cả viện điều dưỡng. Nó vừa được xuất ngũ và gia đình nhà nó đang định có em bé. Làm phiền chúng nó vào thời điểm này đúng là không chấp nhận được. Tất nhiên, tôi cũng đã từng tính đến việc tự kết liễu cuộc đời. Tôi thậm chí còn nhiều lần thử thực hiện rồi. Có gì đó ngăn cản tôi, khiến tôi dừng tay lại mỗi lần mình vớ lấy vỉ thuốc hay mảnh thủy tinh vỡ. Tôi tự nhủ đó là sự yếu đuối, chứ còn có thể là cái gì khác đây? Đã là hibakusha, một kẻ ăn bám, và giờ đây còn là một lão hèn không phẩm giá. Hồi đó nỗi nhục của tôi cứ kéo dài triền miên. Đúng như lời Nhật Hoàng đã nói trong bài phát biểu tuyên bố đầu hàng với nhân dân, tôi thực sự đang “gánh chịu điều không thể gồng gánh được.”
Tôi rời viện điều dưỡng mà không nói lại với em mình. Tôi chẳng biết mình sẽ đi đâu, chỉ biết rằng tôi cần phải tránh thật xa cuộc đời mình, kí ức của mình, chính bản thân mình, càng xa càng tốt. Tôi cứ đi, gần như luôn phải cầu xin… tôi chẳng còn tí danh dự nào để mất nữa… cho đến khi tôi tới được Sapporo trên đảo Hokkaido. Khu vực hoang dã nơi phương bắc lạnh lẽo này vốn là quận ít dân nhất Nhật Bản, và sau khi mất đi Sakhalin và Kuriles, nó trở thành một thứ mà như người phương Tây vẫn hay nói: “bến đáp cuối cùng.”
Tại Sapporo, Tôi gặp một người làm vườn Ainu, Ota Hideki. Ainu là nhóm người bản địa lâu đời nhất Nhật Bản, và có địa vị xã hội thậm chí còn thấp hơn người Hàn.
Có lẽ đó là lí do ông ta thương hại tôi, một kẻ cùng khổ bị bộ tộc Yamato xua đuổi. Có lẽ lí do chỉ là ông ta không có ai để truyền nghề lại. Con trai ông ta không bao giờ trờ về từ Manchuria. Ota-san làm việc ở Akakaze, một khách sạn hạng sang cũ giờ là trung tâm hồi hương cho người Nhật định cư ở Trung Quốc. Mới đầu ban điều hành phàn nàn rằng không đủ tiền thuê thêm một người làm vườn nữa. Ota-san tự lấy tiền túi ra trả tôi. Ông ta là người thầy đồng thời cũng là người bạn duy nhất của tôi. Khi ông chết, tôi đã định tự vẫn theo ông. Nhưng do bản tính hèn mạt, tôi không dám thực hiện. Thay vào đó, tôi tiếp tục tồn tại, âm thầm làm việc trong khi Akakaze từ một trung tâm hồi hương trở thành một khách sạn hạng sang và Nhật Bản từ một mớ hoang tàn bị cai trị trở thành một cường quốc kinh tế.
Khi nghe tin về trận bùng phát dịch trong nước đầu tiên tôi vẫn còn đang làm ở Akakaze. Tôi đang tỉa dở hàng dậu trồng theo phong cách phương Tây gần nhà hàng thì nghe lỏm được mấy thực khách bàn tán vụ giết người ở Nagumo. Cứ theo như câu chuyện của họ, một người đàn ông đã giết vợ mình, rồi sau đó xông vào ngấu nghiến cái xác như một con chó hoang vậy. Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến từ “bệnh dại Châu Phi.” Tôi cố lờ nó đi và quay lại với công việc, nhưng ngày hôm sau người ta lại còn bàn tán nhiều hơn, thêm nhiều tiếng thì thầm bên bãi cỏ và hồ bơi. Vụ Nagumo chẳng là gì nếu đem so với vụ bùng phát dịch nghiêm trọng hơn ở bệnh viện Sumitomo tại Osaka. Và ngày hôm sau là Nagoya, rồi đến Sendai, rồi đến Kyoto. Tôi cố lờ đi các câu chuyện ấy. Tôi đến Hokkaido để trốn tránh thiên hạ, để sống nốt quãng đời còn lại trong tủi nhục và đớn hèn.
Cái người mà cuối cùng cũng thuyết phục được tôi rằng đang có biến đó là ông quản lí khách sạn, một người cứng nhắc, không cợt nhả với cách nói đầy vẻ lễ nghi. Sau trận bùng phát dịch ở Hirosaki, ông ta tổ chức một cuộc họp toàn nhân viên để xóa bỏ triệt để ba cái tin đồn về việc xác chết đang sống lại. Tôi chỉ có thể nghe được giọng ông ấy, nhưng anh có thể biết được nhiều điều về một con người thông qua cách họ nói năng. Ông Sugawara phát âm từng câu từng chữ quá cẩn thận, nhất là những nguyên âm cứng, sắc gọn. Ông ta đang tìm cách bù trừ hơi thái quá cho tật nói lắp. Tật này chỉ xuất hiện khi ông ta quá lo lắng. Tôi đã từng nghe thấy cơ chế tự vệ trong giao tiếp này từ cái ông Sugawara-san dường như luôn bình tĩnh này nhiều lần rồi, lần đầu là trong trận động đất năm ’95, và sau đó là vào năm ’98 khi Bắc Triều Tiên bắn một quả “tên lửa thử nghiệm” hạt nhân tầm xa qua lãnh thổ nước tôi. Cách nói năng của Sugawara-san hồi trước gần như rất tinh tế, giờ nó vang to hơn cả tiếng còi báo không kích thời tôi còn trẻ.
Và thế là, lần thứ hai trong đời, tôi bỏ đi. Tôi đã định cảnh báo em trai tôi, nhưng đã quá lâu rồi, tôi chẳng biết liên hệ với nó kiểu gì hay thậm chí nó có còn sống hay không nữa. Đó là ành động ô nhục cuối cùng và có lẽ cũng là lớn nhất của tôi, gánh nặng lớn nhất sẽ cùng theo tôi xuống mồ.
Tại sao thầy lại bỏ đi? Thầy lo sợ cho sự an nguy của mình ư?
Tất nhiên không! Tôi còn mừng nữa ấy chứ! Cuối cùng cũng được chết, được chấm dứt chuỗi ngày đau khổ, đó thật là một ân sủng trời ban… Điều tôi sợ là lại một lần nữa trở thành gánh nặng cho những người xung quanh. Trì hoãn ai đó lại, chiếm mất chỗ, khiến người khác gặp nguy hiểm khi tìm cách cứu một lão già mù lòa không đáng cứu… và nhỡ mà ba cái tin đồn về việc xác chết sống lại hóa ra lại là thật thì sao? Nhỡ may tôi bị nhiễm bệnh và sau khi chết sẽ quay trở lại đe dọa mạng sống đồng bào tôi thì sao? Không, lão già hibakusha nhục nhã này sẽ không chấp nhận một số phận như thế. Nếu phải chết, tôi sẽ chết như tôi đã sống. Bị quên lãng, cách li, và cô độc.
Tôi bỏ đi ngay đêm đó và bắt xe đi nhờ xuống phía Bắc dọc theo đường cao tốc DOO của Hokkaido. Tôi chỉ mang theo một chai nước, một bộ quần áo để thay và cây trượng ikupasuy,64 một loại xẻng dài, phẳng, khá giống trượng Thiếu Lâm mà suốt mấy năm nay tôi dùng làm gậy để đi lại. Lúc đó trên đường vẫn còn một lượng lớn xe cộ — chúng tôi vẫn còn nhập được dầu từ Indonesia và Vùng Vịnh — và rất nhiều tài xế xe tải cũng như xe máy đã tử tế cho tôi “quá giang.” Với mỗi người, câu chuyên của chúng tôi đều chuyển sang hướng cuộc khủng hoảng: “Ông biết chuyện Lực lượng Vệ Binh đã được triển khai chưa?”; “Chính phủ sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp đấy”; “Ông có biết rằng tối qua có một trận bùng phát không, ngay ở chính Sapporo ấy?” Không ai biết hôm sau chuyện gì sẽ xảy ra, đợt tai ương này sẽ lan rộng đến đâu, hay ai sẽ là nạn nhân tiếp theo, ấy vậy mà, cho dù tôi có nói chuyện với ai hay giọng họ nghe có vẻ hoảng loạn đến đâu đi chăng nữa, cuộc nói chuyện nào cũng kết thúc với câu “Nhưng chắc giới quan chức sẽ nói cho ta biết phải làm gì thôi.” Một tài xế xe tải nói vậy, “Chỉ nay mai thôi, rồi ông sẽ thấy, cứ kiên nhẫn đợi và đừng gây náo loạn.” Đó là giọng người cuối cùng tôi còn được nghe, trước khi tôi rời bỏ nền văn minh và đi sâu vào trong dãy núi Hiddaka.
Tôi rất quen thuộc khu vực công viên quốc gia này. Năm nào Ota-san cũng đưa tôi đến đây hái sansai, một loại rau dại rất có sức hút đối với các nhà làm vườn, dân đi bộ và đầu bếp từ khắp nơi trên đảo. Cũng như một người giữa đêm tỉnh dậy có thể biết chính xác vị trí của từng thứ đồ vật trong căn phòng ngủ tối thui, tôi biết chính xác mọi con sông, tảng đá, mọi cái cây và bãi rêu. Tôi thậm chí còn biết mọi hồ nước nóng lộ thiên nên chẳng bao giờ thiếu nước khoáng nóng để tắm. Ngày nào tôi cũng tự nhủ “Đây là một chỗ chết thích hợp, sớm muộn gì mình cũng sẽ gặp tai nạn, ngã hay sao đó, hay có lẽ mình sẽ bị ốm, mắc phải thứ bệnh gì đó hoặc ăn phải thứ rễ cây độc hại gì đó, hoặc có lẽ cuối cùng mình sẽ đủ gan nhịn ăn luôn.” Ấy vậy mà ngày nào tôi cũng ăn uống, tắm rửa tử tế, ăn mặc ấm áp và coi chừng chỗ mình đi lại. Mặc dù tôi mong được chết, tôi liên tục dè chừng sao cho điều ấy không xảy đến.
Tôi chẳng biết chuyện gì đang xảy đến với đất nước của tôi. Tôi có thể nghe thấy các âm thanh ở ngoài xa, tiếng trực thăng, máy bay chiến đấu, tiếng rền rĩ liên hồi trên cao của các loại máy bay phản lực dân sự. Có lẽ mình đã sai lầm, tôi nghĩ, có lẽ cuộc khủng hoảng đã qua rồi. Biết đâu đấy, có khi “giới cầm quyền” đã chiến thắng và cơn nguy ấy đang dần dần nhạt nhòa đi trong tâm trí mọi người. Có lẽ việc tôi rời đi chỉ góp phần tạo ra một vị trí trống mới ở Akakaze và có lẽ, một sáng nào đó, tôi sẽ bị đánh thức dậy bởi tiếng càu nhàu của các nhân viên kiểm lâm cáu kỉnh, hay tiếng cười đùa, trò chuyện của đám học sinh đi dã ngoại. Một sáng nọ cũng có một thứ đánh thức tôi dậy, nhưng đó không phải tiếng cười của lũ trẻ, và không, cũng không phải một trong số chúng.
Đó là một con gấu, thuộc chủng gấu nâu higuma to lớn vẫn thường đi lang thang trong các miền hoang dã ở Hokkaido. Gấu higuma vốn di cư ra đây từ bán đảo Kamchatka và cũng hung tợn, mạnh mẽ như những người anh em Siberia của nó. Con này to khổng lồ luôn, tôi có thể ước lượng được dựa vào tông giọng cũng như độ vang trong tiếng thở của nó. Tôi đoán nó cách tôi không quá bốn hay năm mét gì đó. Tôi chậm rãi đứng lên, không sợ hãi gì hết. Ngay cạnh tôi là cây trượng ikupasuy. Đó là thứ vũ khí duy nhất của tôi, và nếu tôi mà quyết định sử dụng, nó sẽ trở thành một thứ vũ khí phòng ngự khá tốt.
Nhưng thầy đã không dùng.
Tôi chẳng muốn dùng. Con thú này không chỉ là một đồ dã thú háu đói ngẫu nhiêu nào đó. Tôi tin rằng đây là định mệnh. Cuộc gặp gỡ này chắc chắn là ý chỉ của kami.
Kami là ai vậy?
Kami là gì. Kami là các sinh linh trú ngụ trong mọi mặt của đời sống. Chúng ta cầu nguyện với họ, tôn trọng họ, tìm cách làm hài lòng họ để mong được họ ban ân sủng. Họ chính là những linh hồn đã đưa đường cho các tập đoàn lớn của Nhật đến phù hộ cho một nhà máy mới xây, và chỉ dạy cho thế hệ người Nhật của tôi phải sùng bái Nhật Hoàng như một vị chúa. Kami là nền tảng của Shinto, dịch nôm ra là “Con Đường Của Các Vị Thần,” và sùng bái thiên nhiên là một trong những nguyên tắc cổ xưa, thiêng liêng nhất của nó.
Vậy nên tôi tin rằng sự việc hôm đó xảy ra là do ý chỉ của Kami. Khi đi trốn vào nơi hoang dã, tôi đã phá hoại sự thuần khiết của thiên nhiên. Sau khi bôi nhọ danh dự bản thân, danh dự của gia đình, danh dự của đất nước, tôi cuối cùng cũng đã thực hiện nốt công đoạn cuối cùng đó là bôi nhọ danh dự thánh thần. Giờ họ đã cắt cử một kẻ ám sát đến để thực hiện cái việc bấy lâu nay tôi không dám làm, xóa đi vết nhơ của tôi. Tôi cảm ơn sự nhân từ của họ. Lệ tuôn trào ra khỏi mắt khi tôi chuẩn bị đón nhận phát giáng.
Không có gì xảy ra cả. Con gấu ngưng phì phò thở và rên lên một tiếng cao chói, nghe như một đứa con nít vậy. “Ngươi bị sao vậy?” Tôi thực sự đã nói như vậy với một con thú ăn thịt nặng ba trăm kilogram. “Nhanh lên, kết liễu ta đi!” Con gấu tiếp tục rên như một con chó đang hoảng sợ, rồi sau đó hùng hục chạy ra khỏi chỗ tôi như một con mồi đang bị săn đuổi. Chỉ khi ấy tôi mới nghe thấy tiếng kêu. Tôi quay người lại, cố tập trung tai nghe. Căn cứ vào vị trí cái mồm của nó, tôi nhận ra nó cao hơn tôi. Tôi nghe thấy tiếng một chân của nó bị kéo lê trên nền đất ẩm ướt và tiếng khí thoát ra lục bục từ mọt vết thương lớn trên ngực nó.
Tôi có thể nghe thấy tiếng nó vươn tay ra tóm lấy tôi, rên rỉ và quơ quào vào hư vô. Tôi né được chuyển động vụng về của nó và nhặt cây ikupasuy lên. Tôi đánh thẳng vào nơi phát ra tiếng kêu. Tôi vung tay thật nhanh, và cú đánh truyền xung động ra khắp tay tôi. Con quái thú ấy ngã gục xuống đất và tôi hét lên đầy vẻ vang!
Thật khó mà tả được cảm xúc của tôi lúc đó. Một ngọn lửa bừng cháy trong tim tôi, tạo nên một sức mạnh và lòng quả cảm đẩy bay mọi nỗi nhục của tôi như thể mặt trời xua tan đi đêm tối. Đột nhiên tôi nhận ra Chúa đã ban phước cho tôi. Họ không cử con gấu đến để giết tôi, nó được cử đến để cảnh báo tôi. Lúc đó tôi chưa hiểu vì sao, nhưng tôi biết mình phải sống được cho đến ngày tìm ra được nguyên do đó.
Và suốt mấy tháng sau tôi đều làm vậy: tôi sinh tồn. Tôi chia dãy Hiddaka trong đầu tôi ra thànhvài trăm chi-tai.65 Mỗi chi-tai có một vật thể gì đó để phòng thân — một cái cây hay một tảng đá cao, phẳng — một chỗ nào đó tôi có thể ngủ mà không sợ bị tấn công. Tôi luôn ngủ vào ban ngày và chỉ di chuyển, hái lượm hay đi săn vào ban đêm. Tôi không biết liệu lũ quái thú kia có dựa dẫm vào thị lực nhiều như con người hay không, nhưng tôi sẽ không cho chúng bất cứ một lợi thế nào dù là nhỏ nhất.66
Việc tôi mất đi thị lực cũng đã giúp tôi liên tục cảnh giác trong lúc di chuyển. Những người mắt sáng thường không coi trọng chuyện đi đứng; làm sao họ có thể vấp phải một thứ mà đã trông thấy rõ ràng rồi cơ chứ? Vấn đề không phải ở con mắt mà là ở bộ óc, ở cái cách nghĩ biếng nhác do cả đời phụ thuộc vào thị lực. Những người như tôi thì lại không như vậy. Tôi lúc nào cũng phải dè chừng nguy hiểm, phải tập trung, phải cảnh giác, và có thể nói là “đề phòng từng bước.” Để ý thêm một mối nguy nữa thì có hề gì. Mỗi lần đi, tôi chỉ đi tối đa vài trăm bước. Sau đó tôi dừng lại, lắng nghe và ngửi mùi gió, thậm chí còn áp tai xuống đất. biện pháp này chưa bao giờ làm tôi thất vọng cả. Tôi không bao giờ bị bất ngờ, không bao giờ mất cảnh giác.
Thầy có gặp vấn đề gì với việc xác định từ xa không, không thấy được kẻ tấn công mình từ cách đó vài dặm chẳng hạn?
Do tôi hoạt động về đêm nên không thể dùng thị lực được, và nếu có con quái thú nào cách tôi vài cây số thì có làm hại được gì tôi đâu. Không cần phải dè chừng trừ khi chúng bước vào cái có thể được gọi là “vòng an ninh giác quan,” cựu li tối đa của tai, mũi, đầu ngón tay và chân của tôi. Vào những ngày tốt trời, khi điều kiện thuận lợi và Haya-ji67 có nhã ý muốn hỗ trợ, cái vòng đó trải ra rộng gần nửa cây. Vào những ngày xấu trời, cái vòng đó tụt xuống còn khoảng dưới ba mươi, có khi là mười lăm bước. Những tình huống như thế rất ít khi xảy ra, chỉ trong trường hợp tôi đã làm gì đó khiến các kami nổi giận, mặc dù tôi không thể tưởng đó có thể là gì. Lũ quái thú kia cũng rất tử tế, luôn báo trước cho tôi mỗi khi tấn công.
Cái tiếng kêu chúng phát ra khi phát hiện con mồi không chỉ báo cho tôi biết về sự hiện diện của nó mà còn cả hướng đi, khoảng cách và cả vị trí chính xác mà nó sẽ tấn công. Tôi nghe thấy tiếng kêu của nó văng vẳng trên các ngọn đồi và các cánh đồng và biết rằng khoảng tàm nửa tiếng nữa, sẽ có một con thây ma đến thăm tôi. Khi gặp tình huống đó tôi sẽ dừng lại, và rồi kiên nhẫn chuẩn bị tiếp đón cuộc tấn công. Tôi tháo balô ra, giãn gân cốt, đôi khi là tìm một chỗ nào đó ngồi im lặng thiền. Tôi luôn biết khi nào chúng đến đủ gần để tấn công. Tôi lần nào cũng vái chúng một vái cảm ơn vì đã tử tế báo trước cho tôi. Tôi thấy hơi thương hại cái thứ đồ hôi thối vô tri kia, mất công chậm rãi đến tận đây chỉ để chấm dứt cuộc hành trình với một cái sọ nứt và một cái cổ đứt lìa.
Thầy lúc nào cũng dứt điểm kẻ thù với một đòn đánh sao?
Đúng vậy.
[Ông giả động tác vung một cây ikupasuy.]
Đâm thẳng về phía trước, không bao giờ chém. Ban đầu tôi nhắm vào cổ. Dần dần khi đã có thêm kinh nghiệm, tôi học cách đánh vào đây…
[Ông lấy tay để ngang vào chỗ lõm giữa trán và mũi.]
Khó hơn so với chặt đầu một chút, xương chỗ đấy rất dày và cứng, nhưng nó phá hủy được bộ não, chứ còn chặt đầu thì luôn cần phải có thêm đòn kết liễu thứ hai.
Thế còn trong trường hợp có nhiều kẻ tấn công thì sao? Như vậy có rắc rối hơn không?
Có, hồi đầu thì thế. Khi số lượng chúng gia tăng, tôi ngày càng hay bị bao vây. Những trận chiến hồi mới đầu khá là… “lộn xộn.” Phải thú thực là tôi đã để cảm xúc chi phối mình. Tôi là một cơn cuồng phong, không phải là một ánh chớp. Trong một trận đánh ở “Tokachidake,” tôi hạ hết bốn mươi mốt con trong cũng từng ấy phút. Mất đến hai tuần mới tẩy hết được các thứ chất dịch của chúng trên quần áo tôi. Sau này, khi bắt đầu thử nghiệm các chiến thuật sáng tạo hơn, tôi để các vị thần sát cánh bên mình trong mỗi trận chiến. Tôi dẫn đám quái thú ấy đến chỗ mấy hòn đá cao và đứng từ trên cao đập vỡ sọ chúng. Tôi thậm chí còn phát hiện ra một hòn đá mà chúng có thể leo lên theo tôi được, không phải tất cả cùng một lúc, anh hiểu chứ, mà là từng con một để tôi có thể đẩy chúng xuống chỗ đất đá lởm chởm bên dưới. Tôi luôn cảm ơn linh hồn của từng hòn đá hay vách núi hoặc con thác đã đẩy chúng xuống sâu hàng nghìn mét. Tôi không muốn phải làm như vậy nhiều. Trèo xuống nhặt xác chúng rất nguy hiểm và mất thời gian.
Thầy đi nhặt lại xác chúng sao?
Để đem đi chôn. Tôi không thể cứ để chúng ở đó, làm thế báng bổ quá. Thế thật không… “phải đạo.”
Thầy có nhặt được hết lại xác chúng không?
Tất cả. Lần đó, sau vụ Tokachi-dake, tôi mất đến ba ngày đào hố. Bao giờ tôi cũng tách rời đầu chúng ra; gần như lần nào tôi cũng đem đốt, nhưng riêng sau vụ Tokachi-dake, tôi ném chúng vào trong một miệng núi lửa để cơn giận của Oyamatsumi68 có thể khử đi sự ô uế của chúng. Tôi không hiểu hết tại sao mình lại làm như vậy. Tôi chỉ thấy mình cần phải tách rời ngọn nguồn cái ác.
Câu trả lời đến với tôi vào đêm trước ngày đánh dấu mùa đông thứ hai tôi sống ẩn dật. Đây là đêm cuối cùng tôi ngủ trên cành cây. Một khi tuyết rơi, tôi sẽ phải quay lại cái hang mình trú ngụ trong mùa đông trước. Tôi vừa mới nằm thoải mái, đợi cái ấm áp của ánh bình minh đưa tôi vào giấc ngủ thì nghe tiếng bước chân, quá nhanh và quá mạnh mẽ không thể là một con quái thú được. Tối đó Haya-ji quyết định hợp tác với tôi. Ngài đem lại cái mùi chỉ có thể là của một con người. Tôi đã nhận ra một điều đáng ngạc nhiên là bọn thây ma không có mùi. Vâng, chúng có chút mùi thối rữa, có thể nồng nặc hơn nếu đã chết từ lâu, hoặc nếu đám thịt chúng nuốt vào đã bục tung qua bụng và đọng lại thành một đống thối rữa trong quần áo. Nhưng ngoài mấy cái mùi đó ra thì chúng có một thứ mà tôi gọi là “chất hôi không mùi.” Chúng không tiết mồ hôi, không tiết nước tiểu hay phân. Chúng thậm chí trong dạ dày và răng còn không có vi khuẩn, thứ khiến hơi thở con người trở nên hôi hám. Cái con động vật hai chân đang nhanh chóng tiếp cận vị trí của tôi không bị như thế. Hơi thở, cơ thể, quần áo của anh ta rõ ràng là đã lâu chưa được giặt rửa.
Trời vẫn còn tối nên anh ta không để ý thấy tôi. Tôi nhận thấy rằng con đường anh ta đang đi sẽ đưa anh ta thẳng đến chỗ dưới cành cây của tôi. Tôi chậm rãi và yên lặng chùng người xuống. Tôi không chắc liệu anh ta có hung hãn, bị điên hay vừa mới bị cắn không. Tôi không muốn liều.
[Đến đoạn này, Kondo chen vào.]
KONDO: Trước khi tôi kịp nhận ra thì thầy đã đè lên người tôi rồi. Thanh kiếm của tôi văng đi, chân tôi sụm xuống.
TOMONAGA: Tôi nhảy vào giữa hai bên xương bả vai của cậu ta, không đủ mạnh để gây thương tật gì vĩnh viễn, nhưng cũng đủ để tống hết khí ra khỏi cơ thể còm nhom, suy dinh dưỡng của cậu ta.
KONDO: Thầy đạp tôi ngã sấp bụng, mặt tôi cắm vào đất, cạnh cây trượng trông như xẻng của thầy ép chặt vào gáy tôi.
TOMONAGA: Tôi bảo cậu ta nằm im, rằng nếu cử động là tôi giết ngay.
KONDO: Tôi tìm cách nói, vừa ho sù sụ vửa bảo rằng tôi không có ác ý gì, rằng tôi thậm chí còn không biết thầy đang ở đó, rằng tôi chỉ muốn đi qua đây thôi.
TOMONAGA: Tôi hỏi cậu ta đang định đi đâu.
KONDO: Tôi bảo lại với thầy là Nemuro, cảng sơ tán chính ở Hokkaido, nơi ấy có lẽ vẫn còn sót lại một phương tiện vận chuyển cuối cùng, hoặc một con tàu đánh cá, hoặc… cái gì đó có thể giúp tôi đến được Kamchatka.
TOMONAGA: Tôi không hiểu gì cả. Tôi yêu cầu cậu ta giải thích.
KONDO: Tôi kể lại mọi chuyện, về căn bệnh, về cuộc di tản. Tôi bật khóc khi nói với thầy rằng Nhật Bản đã bị bỏ rơi rồi, rằng Nhật Bản giờ không còn là gì nữa.
TOMONAGA: Và đột nhiên tôi hiểu ra. Tôi hiểu tại sao các vị thần lại cướp đi thị lực của tôi, tại sao họ lại cử tôi đến Hokkaido đẻ học cách chăm sóc đất đai, và tại sao họ lại cử con gấu đến cảnh báo tôi.
KONDO: Thầy vừa cười vừa kéo tôi dậy và giúp tôi phủi bớt bụi đất khỏi quần áo.
TOMONAGA: Tôi bảo với cậu ta rằng Nhật Bản chưa bị bỏ rơi, nhất là bởi những người đã được thánh thần lựa chọn làm người chăm sóc cho nó.
KONDO: Mới đầu tôi không hiểu…
TOMONAGA: Vậy nên tôi giải thích rằng, cũng như bất kì khu vườn nào, Nhật Bản sẽ không thể bị héo tàn và chết đi. Chúng ta sẽ chăm sóc nó, chúng ta sẽ bảo tồn nó, chúng ta sẽ tiêu diệt cơn đại dịch biết đi đang lây lan và làm ô uế nó, chúng ta sẽ khôi phục lại vẻ đẹp và sự thuần khiết của nó để một ngày kia, con cháu nó có thể trở về.
KONDO: Tôi tưởng thầy bị điên, và tôi đã nói thẳng như thế vào mặt thầy. Hai người chúng tôi chống lại cả triệu con siafu sao?
TOMONAGA: Tôi đưa trả cậu ta cây kiếm; sao mà tôi thấy độ nặng với khả năng thăng bằng của nó quen quen. Tôi bảo với cậu ta rằng có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với năm mươi triệu con quái vật, nhưng lũ quái vật ấy sẽ phải đối mặt với các vị thần.
CIENFUEGOS, CUBA
[Seryosha Garcia Alvarez đề nghị tôi gặp ông ấy trong văn phòng. “Cảnh đẹp như mơ ấy,” ông ta hứa. “Anh sẽ không thấy thất vọng đâu.” Tọa lạc trên tầng thứ sáu mươi chín của toà nhà Tiết kiệm và Cho vay Malpica, tòa nhà cao thứ hai Cuba chỉ sau tòa tháp José Martí ở Havana, văn phòng ông Alvarez có khung cảnh nhìn ra khu đô thị tráng lệ và cảng biển nhộn nhịp bên dưới. Đây là khung “giờ vàng” đối với những tòa nhà tự túc năng lượng như Malpica. Vào thời điểm này trong ngày, các cánh cửa sổ quang điện của nó thâu gọn ánh mặt trời hoàng hôn cùng cái sắc đỏ vô cùng tinh tế của nó. Alvarez đã nói đúng. Tôi không thấy thất vọng tí nào.]
Cuba đã chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Zombie; có lẽ nói thế không được khiêm tốn cho lắm nếu nhìn vào những gì đã xảy đến với rất nhiều quốc gia khác, nhưng hãy thử so sánh đất nước này bây giờ với hai mươi năm trước xem.
Trước chiến tranh, chúng tôi sống trong tình trạng bán cô lập, thậm chí còn tệ hơn thời kì chiến tranh lạnh lên đến đỉnh điểm. Ít nhất vào thời cha tôi thì còn có thể trông chờ vào phúc lợi kinh tế từ Liên bang Sô-viết và đám con rối Hội đồng Tương trợ Kinh tế của họ. Nhưng kể từ khi khối liên minh cộng sản tan rã, chúng tôi liên tục sống trong đói kém. Thức ăn chia theo khẩu phần, nhiên liệu chia theo khẩu phần… ví dụ gần nhất tôi có thể lấy ra so sánh là Anh Quốc thời bị oanh tạc, và cũng như bất cứ hòn đảo bị vây hãm nào khác, chúng tôi luôn có một kẻ thù đe dọa.
Cấm vận của Mỹ mặc dù không chặt như thời chiến tranh lạnh nhưng cũng bóp nghẹt đường kinh tế huyết mạch của chúng tôi thông qua việc trừng phạt bất cứ quốc gia nào định tự do buôn bán trao đổi với chúng tôi. Mặc dù chiến thuật này của Mỹ đã đủ thành công rồi, chiến thắng vang dội nhất của nó lại là giúp Fidel dùng những kẻ đàn áp phương Tây làm cái cớ để ngồi im trên ghế. “Mọi người đã thấy cuộc sống của mình khổ nhọc thế nào rồi đấy,” ông ta nói. “Cấm vận đã gây ra cảnh này, bọn Yankee đã gây ra tình cảnh này, và nếu không có tôi, ngay bây giờ đây chúng đã đổ bộ vào bãi biển của ta rồi!” Hắn thật là khôn khéo, đúng là con cưng của Machiavelli. Hắn biết chúng ta sẽ không bao giờ phế truất hắn chừng nào kẻ thù vẫn còn lởn vởn trước cổng. Và thế là chúng tôi gồng lên chịu hết bao khó nhọc và cảnh đàn áp, chịu đựng cảnh xếp hàng và phải nói năng thì thầm. Đây là Cuba nơi tôi lớn lên, là Cuba duy nhất tôi có thể tưởng tượng ra. Đó là cho đến khi xác chết bắt đầu sống lại.
Các trường hợp bùng phát khá nhỏ lẻ và được ngăn chặn rất nhanh, hầu hết là dân tị nạn Trung Quốc và một vài thương nhân Châu u. Mỹ vẫn cấm đi sang đây, vậy nên chúng tôi không bị dính đợt di tản hàng loạt đầu tiên. Bản chất đàn áp của xã hội bảo thủ chúng tôi cho phép chính quyền thực hiện những bước cần thiết để đảm bảo bệnh dịch không lây lan. Mọi phương thức di chuyển nội địa đều bị cấm, và cả quân đội thường trực lẫn dân quân địa phương đều được điều động. Bởi vì Cuba có tỉ lệ bác sĩ trên đầu người rất cao, chỉ vài tuần sau khi đợt bùng phát đầu tiên xảy ra các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã biết được bản chất của căn bệnh.
Khi Cuộc Đại Loạn xảy ra, khi thế giới cuối cùng cũng chịu đối mặt với cơn ác mộng đang đập cửa nhà họ, Cuba đã chuẩn bị sẵn sàng lâm trận rồi.
Nhờ địa thế thuận lợi mà chúng tôi không bị cả một đàn khổng lồ tấn công trên cạn. Những kẻ xâm lược của chúng tôi đến từ đại dương, nói chính xác hơn là từ một hạm đội đủ thứ tàu bè. Họ không chỉ đến lây lan bệnh như ở các nơi khác trên thế giới, cũng có những kẻ muốn cai trị ngôi nhà mới của mình như bọn khai khẩn người Tây Ban Nha thời hiện đại.
Cứ nhìn thử xem chuyện gì đã xảy đến với Iceland, cả một thiên đường trước chiến tranh, an toàn đến mức không bao giờ cần có một quân đội thường trực. Họ còn có thể làm gì khi quân đội Mỹ rút đi? Sao mà họ có thể ngăn được dòng thác người tị nạn từ Châu u và miền tây nước Nga? Chuyện một khu điền viên thanh bình phương Bắc trở thành một vạc máu đông cứngchẳng có gì là khó hiểu cả, và đó cũng là lí do tại sao đến ngày hôm nay, đây vẫn là Vùng Trắng nhiều thây ma nhất trên thế giới. Đó rất dễ có thể là chúng tôi nếu không có tấm gương của những người anh em ở các đảo Windward và Leeward nhỏ hơn.
Những người đàn ông và phụ nữ ấy, từ Anguilla cho đến Trinidad, đều có thể tự hào là những người hùng vĩ đại nhất trong cuộc chiến. Đầu tiên họ dẹp được hành loạt trận bùng phát trên các quần đảo của mình rồi sau đó, không kịp dừng lại thở lấy hơi, đẩy lùi không chỉ cả đám zombie đến từ biển mà còn cả một dòng người tị nạn nữa. Họ đổ máu để tránh cho ta không phải gặp cảnh tương tự. Họ buộc những kẻ đáng ra sẽ là chủ nô của chúng tôi phải suy tính lại kế hoạch xâm chiếm của mình. Chúng nhận ra rằng nếu chỉ vài công dân chẳng có gì ngoài súng lục và dao rựa có thể bảo vệ tổ quốc một cách kiên cường đến như vậy, nếu đổ bộ lên một đất nước có đủ thứ từ xe tăng chiến đấu cho đến tên lửa chống tàu định vị bằng rađa?
Tất nhiên, những cư dân của quần đảo Lesser Antilles không chiến đấu vì lợi ích của nhân dân Cuba, nhưng sự hi sinh của họ cho phép chúng tôi được quyền tự đặt ra điều lệ của mình. Bất cứ ai đến đây tìm chỗ nương thân sẽ đều phải nghe một câu nói rraats quen thuộc của các bậc phụ huynh Bắc Mỹ, “Nhà của chúng tôi, luật của chúng tôi.”
Không phải dân tị nạn nào cũng là người Mỹ; Chúng tôi cũng có khá nhiều người Mỹ Latinh, người Châu Phi, và thậm chí cả Tây u, nhất là Tây Ban Nha — rất nhiều người Tây Ban Nha và Canada đã từng đến Cuba để công tác hoặc vui chơi. Hồi trước chiến tranh tôi cũng có biết một số người, họ rất tử tế, lịch sự, khác hẳn cái đám Đông Đức hồi tôi còn trẻ. Bọn đấy cứ quăng cả nắm kẹo vào không trung và cười hô hố khi lũ trẻ con lao ra vồ lấy như chuột.
Tuy nhiên, phần lớn những người đi thuyền đến đều là dân Mỹ. Mỗi ngày lại có thêm người đi đến bằng thuyền hoặc phi cơ riêng, thậm chí còn trên cả những con thuyền tự chế, khiến chúng tôi không thể không cười một cách mỉa mai. Họ đến rất đông, tổng cộng có đến năm triệu, gần như bằng một nửa số dân bản địa bọn tôi, và cùng với những người mang quốc tịch khác, họ thuộc quyền kiểm soát của “Chương trình Tái định cư Cách li” của chính phủ.
Tôi không dám gọi các Trung tâm Tái định cư là nhà tù. Chúng không thể nào đọ được với kiếp sống mà những người chống đối chính trị phải chịu đựng; đám nhà văn và giáo viên… tôi có một anh “bạn” bị kết tội đồng tính. Những câu chuyện về nhà tù mà anh ta kể đúng là vượt xa ngay cả Trung tâm Tái định cư hà khắc nhất.
Tuy nhiên cuộc sống cũng không dễ dàng gì. Những con người ấy, bất kể địa vị hay nghề nghiệp họ từng có trước chiến tranh, mới đầu đều phải ra làm ruộng, mười hai đến mười bốn tiếng một ngày, đi trồng rau trên mảnh đất hồi trước là trang trại mía của nhà nước. Ít nhất thời tiết cũng thuận lợi. Nhiệt độ đang giảm, trời thì ngày một tối. Mẹ Thiên Nhiên đối xử với họ rất tử tế. Đám lính lệ thì ngược lại. “Hãy mừng là các người vẫn còn sống đi,” họ quát sau mỗi phát vả hoặc cú đá. “Còn phàn nàn nữa là đem quẳng cho lũ zombie đấy!”
Trại nào cũng có lan truyền tin đồn về cái “hố zombie” đáng sợ, nơi người ta tống những kẻ “gây rối” xuống. Bên DGI69 [Cục Tình báo] thậm chí còn cài tù nhân vào trong dân chúng để loan chuyện chúng đã được tận mắt chứng kiến cảnh có người bị thả chúc đầu xuống một cái hố đầy zombie háu đói. Đây chỉ để mọi người không hó hé gì, anh hiểu chứ, chuyện đó hoàn toàn không xảy ra… nhưng mà… cũng có một số tin đồn về “bọn da trắng ở Miami.” Phần lớn người Cuba gốc Mỹ đều được chào đón trở về nhà. Bản thân tôi cũng có vài người anh em họ hàng sống ở Daytona, trầy trật lắm mới sống sót được. Nước mắt tuôn ra trong các cuộc đoàn tụ vào những ngày đầu hỗn loạn ấy đủ để làm tràn biển Caribbean. Nhưng còn cái đợt dân tị nạn đầu tiền thời hậu kháng chiến — lũ quí tộc giàu có ăn ở sung túc trong thời chế độ cũ lúc nào cũng lăm le lật đổ mọi thứ chúng tôi đã phải mất bao công xây dựng — riêng cái bọn này thì… Tôi không nói là có bất kì bằng chứng nào cho thấy lũ phản động suốt ngày ngồi nốc Bacardi Blanka kia đã bị quẳng cho bọn thây ma… Nhưng nếu đúng thế thật thì cũng kệ cha nhà chúng nó.
[Môi ông hơi nở một nụ cười thỏa mãn.]
Tất nhiên, chúng tôi không thể thực thi hình phạt này đối với người dân nhà các anh. Tung tin đồn và dọa dẫm là một chuyện, nhưng làm thật thì… nếu chèn ép dù bất cứ ai quá đà, rất dễ có khả năng xảy ra bạo động. Năm triệu người Mỹ, tất cả cùng đứng lên nổi loạn? Thật không thể tưởng tượng được. Chúng tôi đã phải huy động quá nhiều quân chỉ để duy trì mấy cái trại này thôi rồi, và đây chính là thành công bước đầu trong công cuộc xâm lược Cuba của người Mỹ.
Chúng tôi không đủ nhân lực để canh giữ năm triệu người và bảo vệ bốn ngàn kilômét đường bờ biển. Chúng tôi không thể cùng lúc chiến đấu trên hai mặt trận. Và thế là đã có quyết định giải tán các khu trung tâm, cho phép mười phần trăm số người Mỹ đang bị giam giữ lao động bên ngoài theo một chương trình ân xá đặc biệt. Họ sẽ phải làm những công việc không người Cuba nào muốn — lao động tay chân, rửa bát, lau dọn đường phố — và mặc dù lương gần như không có, thời gian lao động họ bỏ ra sẽ được tính theo thang điểm, cho phép họ mua lại tự do cho những người đang bị giam khác.
Thật là một ý tưởng thiên tài — một tay Cuba ở Florida nào đó đã nghĩ ra nó — và chỉ trong vòng sáu tháng các trại đều đã sạch ráo. Mới đầu chính phủ tìm cách theo dõi hết tất cả, nhưng rồi chuyện đó nhanh chóng trở nên bất khả thi. Chỉ trong vòng một năm, hội “Nortecubanos” ấy đã gần như trở thành một phần trong mọi mặt của đời sống xã họi chúng tôi.
Các trại tập trung ấy được thành lập chính thức là để ngăn chặn “bệnh dịch” lây lan, nhưng thứ bệnh dịch ấy lại không bắt nguồn từ lũ thây ma.
Mới đầu chưa ai nhận ra thứ bệnh dịch này, nhất là khi vẫn còn đang bị bao vây. Nó mới chỉ lẩn khuất đằng sau những cánh cửa đóng kín, vẫn chỉ được thì thầm bàn tán. Mấy năm sau đó, mọi thứ ít nhiều thay đổi. Nó không phải một cuộc cách mạng mà giống một giai đoạn tiến hóa hơn, ở đây có một cuộc cải tổ kinh tế, ở kia có một tờ báo tư được hợp pháp hóa. Cách nghĩ của mọi người bắt đầu trở nên táo bạo hơn, họ trở nên mạnh mồm hơn. Dần dần, hạt giống bắt đầu yên lặng cắm rễ. Tôi dắm chắc Fidel muốn giáng quả đấm sắt của mình xuống cái sự tự do non nớt của chúng tôi lắm. Có khi hắn đã làm thế thật nếu tình hình thế giới không chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho bọn tôi. Tất cả mọi thứ đều thay đổi khi chính phủ thế giới quyết định phản công.
Đột nhiên chúng tôi trở thành “Kho Vũ Khí Thắng Lợi.” Chúng tôi là giỏ bánh mỳ, là trung tâm sản xuất, là nơi đào tạo, là bàn đạp tiến công. Chúng tôi trở thành căn cứ không quân của cả Bắc lẫn Nam Mỹ, trở thành bến cảng cho mười ngàn con tàu.70 Chúng tôi có tiền, rất nhiều tiền. Lượng tiền ấy chỉ trong một đêm đã tạo ra cả một tầng lớp trung lưu và một nền kinh tế tư bản phát triển rất thịnh vượng, đòi hỏi cần phải có những kĩ năng và kinh nghiệm của dân Nortecubanos.
Cúng tôi có một sợi dây gắn bó gần như không thể bị phá hủy. Chúng tôi giúp họ giành lại được Tổ quốc mình và họ cũng giúp chúng tôi chiếm lại được đất nước. Họ chỉ cho chúng tôi ý nghĩa của nền dân chủ… tự do không chỉ là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng mà là một thứ rất thực tế, rất cá nhân. Tự do không phải là một thứ có xong để đấy, trước tiên anh phải muốn có một cái gì đó và rồi mới muốn có tự do để được chiến đấu giành lấy nó. Đó là bài học những người Nortecubanos đã dạy chúng tôi. Họ đều có những hoài bão rất lớn, và họ sẵn sàng hi sinh cả mạng sống để thực hiện những hoài bão ấy. Chứ nếu không thì sao El Jefe phải sợ nó đến vậy?
Tôi không lạ gì chuyện Fidel biết làn sóng tự do ấy sắp đến hất hắn ra khỏi ghế. Tôi chỉ ngạc nhiên trước cái khả năng lèo lái trước ngọn sóng ấy của hắn.
[Ông cười lớn, chỉ lên phía bức ảnh một ông Castro già đang phát biểu ở quảng trường Parque trên tường.]
Thật không thể tin nổi cái lão cáo già này gan đến cỡ ấy, hắn không chỉ chấp nhận nền dân chủ mới của đất nước mà lại còn tự nhận đó là do công của mình! Thiên tài. Hắn đích thân chủ trì cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Cuba, ở đó hành động cuối cùng của hắn là tự phế truất bản thân, không nắm quyền hành nữa. Đó là lí do vì sao di sản hắn để lại là một bức tượng chứ không hải một vết máu khô trên tường. Tất nhiên siêu cường quốc Latinh mới nổi này cũng không phải êm ả gì. Chúng tôi có đến hàng trăm đảng phái chính trị và số lượng các nhóm lợi ích đặc thù mọc lên còn nhiều hơn cát trên biển. Gần như ngày nào chúng tôi cũng có đình công, có bạo động, có biểu tình. Chả trách ngay sau cuộc khởi nghĩa là Che đánh bài chuồn ngay. Đặt bom lên tàu dễ hơn hẳn so với việc bắt chúng chạy đúng giờ. Ngài Churchill hồi trước có nói câu gì ấy nhỉ? “Dân chủ là bộ máy điều hành tệ nhất, nhưng điều này không đúng với tất cả những người khác.” [Ông cười vang.]
ĐÀI TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC, TỬ CẤM THÀNH, BẮC KINH, TRUNG QUỐC
[Tôi ngờ rằng Đô đốc Xu Zhicai chọn địa điểm này để đề phòng trường hợp có người chụp ảnh. Mặc dù kể từ sau cuộc chiến đến nay, chưa một ai từng nghi ngờ lòng ái quốc của anh hay thủy thủ đoàn của anh, Xu vẫn không muốn liều lĩnh khi ra mắt “độc giả nước ngoài.” Mới đầu khá e dè, anh chỉ đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này với điều kiện tôi lắng nghe câu chuyện dưới cách nhìn “của anh ta” một cách khách quan. Anh vẫn dứt khoát bám chặt lấy điều kiện này ngay cả sau khi tôi giải thích rằng cách nhìn nhận của anh ta là duy nhất.]
[Ghi chú: Để cho rõ ràng, tên các địa điểm hàng hải gốc của Trung Quốc đã được thay thế bằng tên phương Tây.]
Chúng tôi không phải lũ phản bội — đây là cái tôi phải khẳng định đầu tiên. Chúng tôi yêu đất nước của mình, yêu dân tộc mình, và mặc dù có thể là chúng tôi không yêu quí gì những người cai trị cả hai, chúng tôi vẫn rất trung thành với tập thể lãnh đạo.
Nếu tình hình mà không trở nên quá tuyệt vọng thì không bao giờ chúng tôi có thể tưởng tượng được mình lại hành động như vậy. Khi Thuyền trưởng Chen lần đầu đưa ra đề xuất của mình, chúng tôi đã bị đẩy đến chân tường rồi. Chúng hiện diện trong khắp tất cả các thành phố, tất cả các ngôi làng. Trên toàn bộ cái đất nước rộng chín triệu rưỡi kilômét vuông này, đến một phân yên ổn cũng không có.
Quân đội, cái lũ kiêu căng tự mãn ấy, cứ liên tục nói là vấn đề đã kiểm soát được tình hình, ngày nào cũng được kêu là bước ngoặt và trước khi tuyết rơi cả đất nước sẽ yên ổn trở lại. Đúng cách nghĩ của bọn quân đội: rất là hung hăng, rất là tự tin quá trớn. Chỉ cần có một đám đàn ông hoặc đàn bà, cho họ mấy bộ đồng phục, huấn luyện trong vài giờ, đưa cho thứ vũ khí gì đó, và thế là đã có một đội quân, có thể không phải là đội quân tinh nhuệ nhất, nhưng vẫn cứ là một đội quân.
Riêng hải quân thì cho dù có của nước nào đi chăng nữa cũng không thể như thế được. Bất kể con tàu nào, dù có vớ vẩn đến đâu, cũng cần tốn rất nhiều tài nguyên và năng lượng mới tạo ra được. Quân đội có thể chỉ cần mất vài giờ là thay thế được hết chỗ bia thịt của mình; đối với chúng tôi, nó phải mất đến vài năm. Điều này khiến chúng tôi trở nên thực dụng hơn những người chiến hữu mặc quân phục xanh lá của mình. Chúng tôi ước định tình hình với con mắt… tôi không muốn nói là cẩn trọng hơn, nhưng có lẽ là bảo thủ về chiến thuật hơn. Rút lui, củng cố lại, tận dụng tài nguyên. Cùng một kiểu chiến thuật như Kế hoạch Redeker, nhưng tất nhiên, quân đội không thèm nghe.
Họ không sử dụng Kế hoạch Redeker sao?
Thậm chí còn không thèm cân nhắc hay đem ra bàn thảo nội bộ. Quân đội thua sao được? Họ có nguyên cả một kho vũ khí truyền thống khổng lồ, và nguồn nhân lực “không đáy”… “không đáy,” thật không thể tha thứ được. Anh có biết tại sao chúng tôi lại có một vụ bùng nổ dân số lớn đến vậy hồi những năm 1950 không? Bởi vì Mao chủ tịch tin rằng đó là cách duy nhất để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đây là sự thật chứ không phải tuyên truyền gì hết. Ai cũng biết là khi đám khói bụi nguyên tử tan đi, vài ngàn người dân Mỹ hoặc Sô-viết sẽ bị hàng chục triệu người Trung Quốc áp đảo. Số lượng, đó là chủ trương thời ông bà tôi, và đó là chiến thuật mà quân đội nhanh chóng sử dụng một khi lực lượng tinh nhuệ, giàu kinh nghiệm đã bị ăn tươi nuốt sống trong các cuộc bùng phát giai đoạn đầu. Mấy tay đại tướng toàn một lũ đầu trộm đuôi cướp già khú đế bệnh hoạn, cứ thế mà ngồi yên ổn trong boongke và ra lệnh bọn thiếu niên đi nghĩa vụ xông vào trận chiến hết đợt này đến đợt khác. Bọn chúng có biết rằng mỗi một người lính chết trận giờ đã trở thành một con zombie đang sống nhăn không? Chúng có nhận ra rằng thay vì khiến lũ thây ma chết chìm trong cái giếng không đáy của ta, chúng ta mới là những kẻ đang chết chìm, chết ngạt? Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia đông dân nhất thế giới đã bị áp đảo về quân số.
Đó chính là điếu khiến thuyền trưởng Chen chịu hết nổi. Ông biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến cứ tiếp diễn như thế này, và cơ hội sống sót của chúng tôi sẽ còn là bao nhiêu. Nếu ông cho rằng vẫn còn chút ít hi vọng, ông đã tự vác súng xông thẳng vào hàng ngũ bọn thây ma. Ông tin rằng không sớm thì muộn Trung Quốc sẽ chẳng còn một mống người nào, và có lẽ dần dần trái đất cũng sẽ chẳng còn ai nữa. Đó là lí do ông nói toạc hết ý định của mình với các sĩ quan cấp cao của mình, tuyên bố rằng chúng tôi là những người duy nhất có thể bảo tồn được chút gì đó của nền văn minh.
Anh có đồng tình với ý kiến của ông ta không?
Mới đầu tôi còn không tin nổi. Lấy thuyền mà đào tẩu, con tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân ấy ư? Đây không còn là đào ngũ, là bỏ trận tiền để tự cứu lấy mấy cái xác hèn mọn của mình nữa rồi. Đây là ăn trộm một trong những tài sản quốc gia quí báu nhất của mẫu quốc. Chiếc Đô Đốc Zheng He là một trong ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và là loại mới nhất thuộc Mẫu 94, theo như cách gọi của phương Tây. Nó là đứa bé được thai ngén từ bốn bậc sinh thành: sự hỗ trợ của Nga, công nghệ trên thị trường chợ đen, thành quả lao động của các hoạt động gián điệp chống phá Mỹ, và cũng đừng quên cả sự cộng hợp của năm nghìn năm lịch sử Trung Quốc. Đây là cỗ máy đắt nhất, tân tiến nhất, mạnh mẽ nhất mà đất nước tôi từng chế tạo ra. Cứ thế mà cuỗm nó đi như một chiếc tàu cứu sinh trên con thuyền Trung Quốc đang sắp chìm thật là không thể tưởng tượng nổi. Nếu không phải vì cá tính mạnh mẽ của Thuyền trưởng Chen, không phải vì lòng ái quốc sâu lắng của ông thì tôi đã không tin đây là lựa chọn duy nhất của chúng tôi.
Công cuộc chuẩn bị mất bao lâu?
Ba tháng. Thật kinh hoàng. Qingdao, cảng gốc của chúng tôi, đang bị bao vây liên tục. Ngày càng phải triệu tập thêm nhiều đơn vị quân đội để giữ gìn trật tự, và cứ mỗi đơn vị là lại được huấn luyện ít hơn, trang bị ít hơn, tuổi đời trẻ hơn hoặc già hơn so với đơn vị trước. Một số tàu nổi phải đưa một số đội “tốt thí” lên bờ để củng cố hàng phòng ngự căn cứ. Gần như ngày nào tuyến phòng ngự của chúng tôi cũng bị tấn công. Và đồng thời trong khi ấy chúng tôi vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng tàu bè cho việc hạ thủy. Đây sẽ được giả như một chuyến đi tuần tra thông thường; chúng tôi phải tuồn lên khoang cả các thứ nhu yếu phẩm cần thiết cũng như các thành viên gia đình.
Thành viên gia đình?
Chính xác, đó là điểm mấu chốt của kế hoạch. Thuyền trưởng Chen thừa hiểu cả đội sẽ không ai rời cảng nếu thân nhân họ không thể đi cùng.
Sao mà làm thế được?
Tìm ra họ hay đưa họ lên tàu?
Cả hai.
Tìm được họ rất là khó khăn. Chúng tôi hầu hết đều có gia đình đang bị li tán khắp đất nước. Chúng tôi tìm mọi cách liên lạc với họ, sửa lại đường dây điện thoại hoặc nhờ một đơn vị sắp đi về hướng đó chuyển lời lại hộ. Luôn chỉ có một thông điệp: chúng tôi sắp sửa phải đi tuần và họ cần phải có mặt ở buổi lễ. Đôi khi chúng tôi tìm cách khiến nó nghe có vẻ khẩn cấp hơn, chẳng hạn như có ai đó đang sắp chết và cần gặp người nhà. Chúng tôi chỉ làm được đến thế. Không ai được phép đi đón họ: quá liều lĩnh. Chúng tôi không có nhiều đội thuyền viên như trên các tàu mang tên lửa của các anh. Thiếu đi dù chỉ một người cũng có thể để lại hậu quả khó lường. Tôi thấy tội cho những thuyền viên khác, tội cho họ phải mòn mỏi chờ đợi. May mà vợ tôi và mấy đứa nhỏ…
Máy đứa nhỏ? Tôi tưởng…
Rằng chúng tôi chỉ được phép sinh một con? Đạo luật đó đã được sửa đổi nhiều năm trước khi chiến tranh nổ ra, một giải pháp thực tiễn cho nạn mất cân bằng giới tính ở một quốc gia chỉ muốn sinh quí tử. Tôi có hai cô con gái sinh đôi. Tôi rất là may mắn. Vợ tôi cùng lũ nhóc đã ở sẵn khu căn cứ khi bắt đầu có biến rồi.
Thế còn ngài thuyền trưởng thì sao? Ông ấy có gia đình không?
Vợ ông ấy bỏ đi từ hồi đầu những năm tám mươi. Nguyên cả một vụ lùm xùm, đặc biệt vào hồi đó. Giờ tôi vẫn không hiểu làm thế nào mà ông ấy vừa cứu vãn được sự nghiệp, vừa nuôi dạy được thằng con.
Ông ấy có một đứa con sao? Cậu ta có đi cùng các anh không?
[Xu lảng tránh câu hỏi.]
Với nhiều người phần tệ nhất đó là khi phải chờ đợi, biết rõ rằng ngay cả nếu họ có đến được Qingdao, vẫn có khả năng rất lớn là chúng tôi đã ra khơi rồi. Thử tưởng tượng xem anh sẽ thấy tội lỗi đến nhường nào. Anh kêu gọi gia đình quay trở về với mình, có lẽ còn phải rời chỗ trú ẩn tương đối an toàn của mình để đi, xong đến nơi thì lại bị bỏ mặc ở cảng.
Có nhiều người đến không?
Nhiều hơn dự tính. Khi đêm đến chúng tôi cho họ mặc quân phục và tuồn lên tàu. Với vài thành viên — bọn trẻ con và người già — chúng tôi khiêng vào trong các kiên hàng tiếp tế.
Các gia đình ấy có biết chuyện gì đang xảy ra không? Biết điều các anh sắp làm ấy?
Tôi không nghĩ vậy. Các thuyền viên đều được lệnh giữ im lặng tuyệt đối. Phía MSS mà đánh hơi được âm mưu của chúng tôi là lũ thây ma sẽ trở thành vấn đề thứ yếu. Vì thực hiện bí mật như vậy nên chúng tôi buộc phải rời đi đúng theo lịch trình đi tuần. Thuyền trưởng Chen rất muốn chờ đợi thêm, biết đâu có thành viên nào chỉ còn vài ngày đường hoặc vài tiếng nữa là đến nơi! Tuy nhiên, ông biết nó có thể làm hỏng hết mọi sự và đành phải miễn cưỡng ra lệnh xuất thủy. Ông cố giấu đi cảm xúc của mình và theo quan điểm của tôi, hầu hết không ai để ý thấy gì. Chỉ mình tôi nhìn thấy điều ấy trong mắt ông, phản chiếu qua ánh lửa đang dần mất hút ở Qingdao.
Các anh định đi đâu?
Đầu tiên phải đến khu vực tuần tra được giao phó để mọi thứ trông có vẻ bình thường. Còn sau đó thì không ai biết.
Tìm một chỗ trú chân mới là hoàn toàn bất khả thi, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Đến lúc đó đại dịch đã lây lan đến khắp mọi xó xỉnh trên thế giới. Không một quốc gia nào dù có xa xôi hẻo lánh đến đâu lại có thể đảm bảo an toàn cho chúng tôi được.
Thế sao không sang bên chúng tôi, nước Mỹ hay một quốc gia phương Tây nào đó?
[Anh nhìn tôi một cách lạnh lùng.]
Nếu là anh thì anh có dám không? Chiếc Zheng mang mười sau đầu đạn tên lửa JL-2; ngoài một cái thì tất cả đều mang bốn đầu đạn đơn đích, với sức công phá chín mươi nghìn tấn. Điều này khiến nó ngang với một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, có thể hủy diệt cả một thành phố với chỉ một phát vặn chìa. Anh có dám giao quyền lực đó cho một quốc gia khác không, nhất là khi quốc gia ấy đã từng có lần sử dụng vũ khí hạt nhân trong cơn nóng giận? Tôi xin nhắc lại lần cuối, chúng tôi không phải lũ phản bội. Cho dù nhà cầm quyền của chúng tôi có điên rồ đến cỡ nào chăng nữa, chúng tôi vẫn là thủy thủ Trung Quốc.
Vậy là các anh hoàn toàn đơn độc.
Rất đơn độc. Không nhà cửa, không bạn bè, không một chỗ cập cảng cho dù sóng to gió lớn đến đâu. Đô Đốc Zheng He là toàn bộ thế giới của chúng tôi: thiên đường, trái đất, mặt trời và mặt trăng.
Chắc sống vậy khó khăn lắm.
Mấy tháng đầu tiên thì vẫn chỉ như những chuyến đi tuần thường lệ. tàu ngầm mang tên lửa được thiết kế ra để lẩn trốn, và đó là điều chúng tôi đã làm. Trốn rất sâu và rất kín tiếng. Chúng tôi chẳng biết liệu tàu ngầm tấn công của phe mình có đang lùng sục chúng tôi hay không nữa. Nhiều khả năng chính phủ nước tôi có những mối lo khác. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thực hiện các đợt diễn tập chiến đấu và đám dân thường được dạy cách giữ trật tự. Trưởng tàu thậm chí còn lắp đặt hệ thống cách âm cho phòng ăn để làm phòng học và chỗ vui chơi cho lũ trẻ. Bọn trẻ con, đặc biệt là mấy đứa nhỏ nhỏ, không ý thức được chuyện gì đang xảy ra hết. Nhiều đứa thậm chí đã còn phải cùng gia đình vượt qua những khu đất có thây ma, mấy đứa còn tí bỏ mạng. Chúng chỉ biết là lũ quái vật giờ không có ở đây, chỉ còn trong những cơn ác mộng thỉnh thoảng chúng vẫn gặp. Giờ chúng an toàn rồi,và chúng chỉ cần có thế. Chắc trong mấy tháng đầu tiên tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế. Chúng tôi còn sống, chúng tôi có nhau, chúng tôi an toàn. So với những gì đang xảy ra ở những nơi khác trên thế giới, chúng tôi còn muốn gì nữa đây?
Các anh có cách nào theo dõi cơn đại loạn không?
Không có ngay được. Chúng tôi phải lén lút, tránh cả các tuyến đường thương mại hàng hải và các khu tàu ngầm tuần tra… của cả chúng tôi lẫn các anh. Chúng tôi cũng có đoán già đoán non. Giờ bệnh dịch đang lây lan nhanh đến mức nào? Nước nào bị ảnh hưởng nặng nhất? Đã có ai sử dụng giải pháp hạt nhân chưa? Nếu có thì đây thực sự là ngày tận thế với tất cả chúng ta. Trong một hành tinh nhiễm xạ nặng, lũ xác chết di động ấy có lẽ sẽ là những sinh vật duy nhất “còn sống sót.” Chúng tôi chẳng biết phóng xạ liều cao sẽ ảnh hưởng đến não lũ zombie như thế nào. Liệu nó có thể tiêu diệt chúng không, khiến phần chất xám trong não chúng mọc lên vô số những khối u ngày càng lớn dần? Với não người thường thì sẽ là thế, nhưng bởi vì bọn thây ma đã phá vỡ mọi qui luật tự nhiên nên chắc gì tình huống này đã khác? Có vài đêm khi ngồi trong phòng ăn cho sĩ quan, khi đang nghỉ uống trà, chúng tôi thì thầm dựng nên hình ảnh những con zombie chạy nhanh như báo, lanh lợi như khỉ, não bị đột biến trương phồng lên, co đập thập thùng và tòi ra khỏi sọ. Thiếu tá Song, sĩ quan trực lò phản ứng, có mang theo màu nước lên tàu và đã vẽ cảnh một thành phố bị tàn phá. Anh ta nói đây chỉ là một thành phố vu vơ nào đó thôi nhưng chúng tôi đều nhận ra được cái đường chân trời đổ nát đó là của Phố Đông. Song lớn lên ở Thượng Hải. Phía chân trời đứt khúc sáng rực một màu đỏ tối, in trên nền trời đen kịt của một mùa đông hạt nhân. Một trận mưa tro bụi rải rắc trên khắp các đống gạch gỗ đổ nát trồi lên trên những hồ thủy tinh bị nung chảy. Ngoằn ngoèo len lỏi qua trung tâm cái phông nền tận thế ấy là một con sông xanh nâu bẩn, trông chẳng khác nào một con rắn đang trường qua hàng loạt các xác chết: da nứt nẻ, não lộ ra, thịt chảy nhớt xuống từ những cánh tay xương xẩu đâm chìa ra từ những gương mặt mồm há hốc, mắt đỏ ngầu. Tôi chẳng biết Thiếu tá Song bắt đầu vẽ bức tranh ấy từ bao giờ, chỉ biết rằng đến tháng thứ ba anh ta bí mật đem ra khoe với một vài người. Anh ta không muốn cho Thuyền trưởng Chen biết. Hắn đâu có ngu đến thế. Nhưng chắc có ai đó đã để lộ ra và ngài Đại Ca nhanh chóng bắt hắn ngừng lại.
Song được lệnh phải vẽ đè lên trên bức họa của mình một thứ gì đó vui vẻ hơn, cảnh hoàng hôn mùa hè trên hồ Dian. Sau đó anh ta vẽ thêm vài bức tranh “mang ý nghĩa tích cực” trên bất cứ chỗ vách ngăn nào còn trống. Thuyền trưởng Chen cũng ra lệnh ngưng tất cả mọi hoạt động bàn tán trong thời gian giải lao. “Ảnh hưởng xấu đến tinh thần thủy thủ đoàn.” Nhưng tôi nghĩ chính vì vụ việc ấy mà ông đã tìm cách thiết lập lại liên lạc với thế giới bên ngoài.
Chủ động liên lạc hay quan sát thụ động vậy?
Cái thứ hai. Ông ta biết bức tranh của Song và các cuộc thảo luận về ngày tận thế của chúng tôi là hậu quả của việc bị cô lập quá lâu. Cách duy nhất để ngăn ngừa bất cứ “suy nghĩ nguy hiểm” nào khác là thay thế phỏng đoán bằng dữ kiện thật. Chúng tôi bị mù thông tin đã gần một trăm ngày đêm rồi. Chúng tôi cần phải biết chuyện gì đang xảy ra, ngay cả nếu thực tại cũng tăm tối và vô vọng như bức tranh của Song vậy.
Cho đến lúc này, sĩ quan rađa siêu âm cùng đội ngũ của mình là những người duy nhất còn có chút thông tin về thế giới phía bên kia thành tàu. Họ lắng nghe tình hình động tĩnh của biển: tình hình các dòng hải lưu, các “yếu tố sinh học” như cá tôm và cá voi, và cả tiếng chân vịt quẫy nước đâu đó vọng lại. Lúc trước tôi có nói chúng tôi đã đi đến những vùng nước hẻo lánh nhất trên đại dương. Chúng tôi cố tình chọn những khu xa xôi biệt lập nơi bình thường không có tàu bè nào qua lại cả. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng vừa qua, đội của Liu ngày càng phát hiện ra nhiều thứ tàu bè. Giờ đây mặt biển có đến hàng nghìn con tàu đủ thể loại, trong số đó nhiều chiếc không khớp với dữ liệu chúng tôi lưu trong máy.
Thuyền trưởng ra lệnh giương kính tiềm vọng. Cột ESM được dựng lên và bị ngợp bởi hàng trăm tín hiệu rađa; cột radio cũng bị tương tự. Cuối cùng là đến cái ống kính, cả ống kính dò tìm lẫn ống kính tấn công chính, trồi lên khỏi mặt nước. Đây không giống như trong phim, không có ai gạt cần điều khiển xuống và nhìn qua một cái ống kính tiềm vọng. Phần ống kính không xuyên xuống thân trong của tàu. Mỗi ống kính có một máy quay phim truyền lại tín hiệu đến tất cả các màn hình trên tàu. Chúng tôi không thể tin nổi mắt mình nữa. Trông cứ như thể nhân loại cho tất cả những gì mình có ra biển. Chúng tôi nhìn thấy tàu chở dầu, tàu chở hàng, tàu khách. Chúng tôi thấy có một con tàu kéo theo mấy cái xà lan, chúng tôi thấy tàu cánh ngầm, tàu chở rác, tàu vét bùn, và đó mới chỉ là sau giờ đầu tiên.
Mấy tuần sau, chúng tôi cũng phát hiện ra vài chục tàu quân sự, chiếc nào cũng có thể phát hiện ra chúng tôi, nhưng dường như chẳng ma nào buồn quan tâm. Anh biết chiếc USS Saratoga không? Chúng tôi có thấy nó được kéo dọc qua biển Nam Đại Tây Dương, buồng lái của nó toàn lều trại. Chúng tôi có thấy một chiếc chắn chắn là tàu HMS Victory, lướt sóng đi nhờ một rừng mái chèo tự chế. Chúng tôi thấy chiếc Aurora, chiếc chiến thuyền hạng nặng thời Thế Chiến Thứ Nhất mà đã khơi mào cuộc Kháng chiến ở Bolshevik khi thủy thủ đoàn nổi loạn. Tôi chả hiểu họ lôi nó ra khỏi Saint Petersburg kiểu gì hay lấy đâu ra than để tiếp cho lò hơi của nó.
Có rất nhiều con tàu trông dặt dẹo đúng lẽ là phải cho về vườn mấy năm trước rồi: xuồng, phà và xà lan trước giờ chỉ quen trôi nổi trên những cái hồ phẳng lặng hoặc sông suối nội địa, các loại tàu ven biển đáng ra không được rời bến cảng nơi chúng được thiết kế. Chúng tôi thấy một cái xưởng cạn nổi kích cỡ bằng một tòa cao ốc lật ngược, boong của nó giờ đây chật cứng các giàn giáo xây dựng dùng làm nhà cửa tạm bợ. Nó trôi nổi một cách vô định, không thấy có tàu kéo hay tàu cung ứng gì hết. Tôi chẳng biết những con người ấy sống sót kiểu gì, hay liệu họ có sống sót được hay không. Có rất nhiều tàu trôi nổi dập dềnh theo nhịp sóng, kho nhiên liệu cạn kiệt, không thể nào sản ra năng lượng được nữa.
Chúng tôi có thấy một mớ tàu tư nhân, du thuyền và tàu ca-bin được buộc lại với nhau, tọa thành một cái bè khổng lồ không người lái. Chúng tôi cũng thấy nhiều cái bè tự chế kiểu khác nữa, được làm từ gỗ hay lốp xe.
Chúng tôi còn bắt gặp một khu ổ chuột nổi được xây dựng trên nền móng là hàng trăm túi rác đựng đầy bọt xốp. Nó khiến chúng tôi nhớ đến đám “thủy quân bóng bàn,” những người tị nạn trong cuộc Cách mạng Văn hóa đã tìm cách bơi đến Hồng Kông trên những túi bóng bàn.
Chúng tôi thương hại họ, thương hại cho số kiếp vô vọng của những con người kia. Phải trôi nổi giữa đại dương, bị cái đói, cái khát, say nắng và đôi khi là chính biển cả hành hạ… Thiếu tá Song gọi đó là “cuộc đại thoái hóa của loài người.” “Chúng ta đến từ biển,” anh ta nói, “và giờ chúng ta đang chạy trở về.” Chạy là một từ rất chuẩn xác. Những người này rõ ràng chưa tính đến việc mình sẽ phải làm gì một khi đã được “an toàn” trên những con sóng. Họ chỉ nghĩ ở đây sẽ đỡ hơn bị xé xác ở trên cạn. Có lẽ trong cơn hoảng loạn, họ không nhận ra rằng mình chỉ đang kéo dài cái điều không thể tránh khỏi mà thôi.
Các anh có tìm cách giúp đỡ họ không? Cho họ thức ăn, nước uống hoặc kéo họ đi…
Đi đến đâu? Ngay cả nếu chúng tôi có biết bến nào an toàn, thuyền trưởng cũng không dám liều bị phát hiện. Chúng tôi không biết liệu có ai đang cầm máy radio không, không biết ai là người đang lắng nghe các tín hiệu từ đó. Chúng tôi không biết liệu tàu mình có còn đang bị săn lùng hay không. Và còn cả một mối nguy nữa: bọn thây ma. Chúng tôi thấy rất nhiều tàu bị nhiễm bệnh, một số tàu các thuyền viên vẫn còn đang chiến đấu để bảo toàn mạng sống, một số tàu khác thì bọn thây ma là những thuyền viên duy nhất. Có một lần ở ngoài khơi Dakar, Senegal, chúng tôi bắt gặp một con tàu khách hạng sang nặng bốn mươi lăm nghìn tấn tên là Nordic Empress. Ống kính dò tìm của chúng tôi đủ mạnh để thấy rõ từng vệt vân tay máu me bôi trên cửa sổ phòng khiêu vũ, mọi con ruồi đang bâu vào đống xương thịt trên khoang. Zombies đang liên tục ngã xuống nước, cứ vài phút lại có một con. Tôi đồ là chúng thấy cái gì ở đằng xa, một cái máy bay tầm thấp hay thậm chí là ống kính của chúng tôi và tìm cách với ra. Nó gợi cho tôi một ý tưởng. Nếu chúng tôi nổi lên mặt nước cách đó khoảng vài trăm mét, tìm mọi cách dụ chúng ngã xuống thành tàu, chắc chúng tôi sẽ có thể dọn sạch con tàu mà không cần bắn phát súng nào. Ai mà biết đám dân tị nạn kia mang theo những gì lên tàu? Chiếc Nordic Empress có khi lại trở thành một trạm tiếp tế nổi chứ không biết chừng. Tôi trình bày ý tưởng với hạ sĩ quan trông coi kỉ cương trên tàu và rồi chúng tôi cùng nhau lên bẩm với thuyền trưởng.
Ông ấy bảo sao?
“Không được.” Không thể nào mà biết được trên cái du thuyền đó có bao nhiêu con zombie. Tệ hơn, ông ra dấu về phía cái màn hình và chỉ vào một số con zombie đang rơi xuống. “Nhìn xem,” ông nói, “đâu phải con nào cũng chìm hết.” Ông ấy nói đúng. Vài con sau khi sống lại vẫn còn mặc áo phao cứu hộ, còn một số con khác bắt đầu bị các thứ khí phân hủy làm cho trương phềnh lên. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con thây ma bị trương. Đáng ra lúc đấy tôi phải nhận ra rằng đây là chuyện diễn ra như cơm bữa. Ngay cả nếu chỉ mười phần trăm lượng tàu tị nạn bị nhiễm bệnh, đó vẫn là 10 phần trăm của hàng trăm nghìn con tàu. Có đến hàng triệu con zombies vô tình rơi xuống biển, hoặc đổ ùm xuống biển đến cả trăm khi mấy con tàu kia bị lật do thời tiết mưa bão. Sau mỗi trận dông, chúng tràn ra che kín mặt nước, trải rộng đến tận chân trời, những trận sóng đầu lắc lư và tay vung vẩy lung tung. Có lần chúng tôi giương kính dò tìm và chẳng thấy gì ngoài một mớ xanh xám hỗn loạn. mới đầu chúng tôi tưởng có sự cố kĩ thuật, chắc do đâm phải thứ gạch đá gì đó, nhưng rồi ống kính tấn công cho thấy hóa ra chúng tôi đâm trúng lồng ngực của một con thây ma. Và nó vẫn còn đang giãy giụa, có lẽ ngay cả sau khi chúng tôi đã hạ ống kính xuống. Nhỡ mà có thứ gì mang chúng nó vào trong tàu…
Nhưng chẳng phải các anh ở dưới nước sao? Lam thế nào mà chúng…
Nếu chúng tôi nổi lên và có một con bị kẹt trên bong hoặc dưới gầm. Khi tôi lần đầu mở cửa sập, một bàn tay hôi thối, úng nước phóng về phía tôi và tóm được tay áo tôi. Tôi trượt chân, ngã xuống cái dầm đua và lăn ra sàn tàu với một cánh tay đứt rời vẫn còn đang tóm lấy tôi. Phía bên trên tôi, chắn ánh sáng rọi vào từ chỗ nắp mở là chủ nhân cái cánh tay kia. Không kịp nghĩ ngợi gì, tôi rút súng bắn thẳng lên phía trên. Xương xẩu và thịt não rơi xuống đầu chúng tôi như mưa. Chúng tôi may thật đấy… nếu bất cứ ai có vết thương hở thì… Tôi tự thấy xứng đáng với những lời quở trách nhận được, mặc dù đáng ra tôi nên bị mắng thậm tệ hơn. Kể từ đó trở đi, chúng tôi bao giờ cũng lấy ống kính ra nhòm kĩ lưỡng sau khi nổi lên. Tôi có thể khẳng định cứ ba lần thì sẽ có một trường hợp có vài con đang lăn lê bên ngoài tàu.
Đó là hồi chúng tôi quan sát, chỉ có nhìn và nghe ngóng tình hình thế giới xung quanh. Ngoài hai ống kính, chúng tôi còn có thể theo dõi cả hệ thống rađio dân sự và các buổi truyền hình vệ tinh. Cảnh tượng không đẹp đẽ gì cho cam. Các thành phố đang chết dần chết mòn, có khi còn là cả một đất nước. Chúng tôi nghe buổi tường thuật cuối cùng từ Buenos Aires, cả về vụ các hòn đảo quê nhà của Nhật phải sơ tán nữa. Chúng tôi có nghe được sơ sơ về các cuộc nổi loạn trong hàng ngũ quân đội Nga. Chúng tôi có nghe các bản hậu báo cáo về “cuộc chiến tranh hạt nhân qui mô nhỏ” giữa Iran và Pakistan và rất lấy làm kinh ngạc vì chúng tôi chắc cú là hoặc các anh, hoặc phía Nga mới là người vặn chìa khóa. Không thấy có gì tường thuật lại từ phía Trung Quốc hết, từ các bài phát thanh của chính phủ cho đến các buổi phát thanh bất hợp pháp. Chúng tôi vẫn còn bắt được một số tín hiệu phát đi của bên hải quân, nhưng tất cả các loại mã đều đã bị thay đổi kể từ khi chúng tôi đào ngũ. Mặc dù điều này cũng tạo ra một nguy cơ — chúng tôi không biết liệu hạm đội của mình có được lệnh truy sát chúng tôi hay không — ít nhất nó cũng cho thấy đất nước chúng tôi chưa chui hết vào bụng bọn thây ma. Khi mà chúng tôi đã bỏ đi lâu đến thế này thì tin tức nào cũng được chào đón hết.
Tình hình lương thực đang dần trở thành một vấn đề, không phải ngay lập tức nhưng cũng đủ sớm để khiến chúng tôi phải cân nhắc các lựa chọn của mình. Thuốc thang còn là một vấn đề lớn hơn; từ thuốc Tây đến các loại thảo mộc truyền thống đều đang bắt đầu cạn kiệt do sức tiêu thụ của đám dân thường. Rất nhiều người cần có thuốc men đầy đủ.
Bà Pei, mẹ của một trong số những sĩ quan phụ trách ngư lôi của chúng tôi, bị bệnh cuống phổi kinh niên, bà bị dị ứng với một thứ gì đó trên tàu, nước sơn hay dầu máy, thứ gì đó không thể loại bỏ được. Bà ta tiêu thụ thuốc thông mũi với cường đọ đáng báo động. Đại úy Chin, sĩ quan chuyên trách vũ khí của tàu đưa ra một đề nghị rất thực tế đó là “giải quyết” bà cụ đi. Thuyền trưởng phản ứng lại bằng cách nhốt hắn ở trong phòng trong suốt một tuần, khẩu phần ăn chỉ phát cho nửa suất, và ngoài các thứ bệnh tật gây nguye hiểm tính mạng ra thì không được chữa chạy gì hết. Chin đúng là một thằng máu lạnh, nhưng ít nhất hắn cũng đã chỉ ra các lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi phải tìm cách gia tăng số lượng đồ tiêu thụ của mình, hoặc tìm cách tái chế chúng.
Lùng sục mấy chiếc tàu vô chủ vẫn bị cấm ngặt. Ngay cả khi chúng tôi phát hiện thấy thứ gì trông có vẻ bỏ hoang, vẫn có thể nghe thấy tiếng một vài con zombie đập rầm rầm ở phía dưới boong. Đánh bắt cá cũng là một giải pháp, nhưng chúng tôi không đủ nguyên liệu làm lưới và cũng không muốn bỏ ra mấy tiếng đồng hồ trên mặt nước buông cần câu.
Cuối cùng cũng cũng có một giải pháp được đưa ra bởi một thường dân chứ không phải thuyền viên. Trong số họ một vài người hồi trước là nông dân hoặc lương y, và một số có mang theo mấy túi hạt giống. Nếu chúng tôi cung cấp được cho họ những thứ dụng cụ cần thiết, họ có thể gieo trồng đủ lương thực cho nhiều năm liền. Một kế hoạch thật táo bạo, nhưng không phải không có lí. Khu chứa tên lửa đủ rộng để chứa một cái vườn. Chậu với máng có thể được chế ra từ những thứ có sẵn, và mấy cái đèn cực tím dùng để cung cấp vitamin D cho thủy thủ đoàn có thể được dùng làm mặt trời nhân tạo.
Vấn đề duy nhất là đất. Chẳng ai biết tí gì về thủy canh, khí canh, hay bất cứ phương pháp gieo trồng nào khác. Chúng tôi cần đất, và muốn lấy nó chỉ có một cách duy nhất. Thuyền trưởng phải cân nhắc rất kĩ vấn đề này. Cho một đội lên bờ thì cũng nguy hiểm ngang với việc tìm cách đổ bộ lên một con tàu đầy thây ma, nếu không muốn nói là hơn. Trước khi chiến tranh nổ ra, phân nửa nền văn minh nhân loại đều sinh sống dọc theo các bờ biển hoạc các vùng lân cận. Trận đại dịch này đã khiến con số ấy tăng vọt lên bới nhiều người tìm đường chạy ra biển.
Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm ở ngoài khơi khu vực Trung Đại Tây Dương mạn Nam Mỹ, từ Georgetown, Guyana đến các vùng bờ biền của Surinam, và Guyana của Pháp. Chúng tôi có tìm thấy mấy dải rừng hoang trông có vẻ trống trải, ít nhất là khi nhìn qua kính tiềm vọng. Chúng tôi trồi lên và kiểm tra lại lần hai bằng mắt thường. Vẫn không thấy gì. Tôi xin phép được dẫn một đội lên bờ. Thuyền trưởng vẫn còn hồ nghi. Ông ra lệnh bấm còi… nó rống lên inh ỏi… và rồi chúng đến.
Mới đầu chỉ có vài đứa, người ngợm sứt sẹo, mắt mở thô lố, loạng coạng lê xác ra khỏi rừng. Chúng không thèm để ý đến mép biển, đến những con sóng đang huých chúng ra sau, quăng ngược chúng lên bãi biển hoặc kéo chúng ra ngoài khơi. Có một con bị quật vào tảng đá, Ngực nó vỡ toác, xương sườn gãy chọc tòi ra ngoài thịt. Dù bọt đen đang phòi ra ngoài mồm nó vẫn còn rú lên dọa chúng tôi, vẫn tìm cách quơ quào về hướng chúng tôi. Thêm nhiều con nữa xuất hiện, cứ chục con một; chỉ trong vòng vài phút đã có cả trăm con lao đầu vào ngọn sóng. Chỗ nào chúng tôi cũng bắt gặp tình cảnh như vậy. Tất cả những người tị nạn xấu số không kịp trốn ra ngoài đại dương giờ đã trờ thành một hàng rào chết chóc dọc mọi bãi biển chúng tôi đến.
Các anh có đưa được đội nào lên bờ không?
[Lắc đầu.] Quá nguy hiểm, thậm chí còn hơn cả mấy con tàu. Chúng tôi quyết định rằng giờ chỉ còn cách kiếm đất trên các đảo ngoài khơi.
Nhưng chắc các anh cũng biết chuyện gì đang xảy ra ở trên các đảo trên thế giới chứ.
Anh sẽ phải ngạc nhiên đấy. Sau khi rời trạm tuần tra Thái Bình Dương, chúng tôi chỉ di chuyển loanh quanh khu vực Đại Tây Dương hoặc Ấn Độ Dương. Chúng tôi có bắt được các tín hiệu liên lạc hoặc quan sát được diễn biến trên rất nhiều hòn đảo. Chúng tôi đã biết về chuyện quá tải dân số, về các vụ bạo lực… chúng tôi nhìn thấy chớp lửa của súng trên các đảo Windward. Đêm đó khi trồi lên, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi khói đang bay về phía Đông biển Caribbean. Chúng tôi cũng được biết về một số hòn đảo kém may mắn hơn. Đơn cử như quốc đảo Cabo Verde, ngoài khơi nước Senegal. Chúng tôi chưa kịp nhìn thấy ai mà đã nghe thấy tiếng hú rồi. Dân cư quá nhiều, kỉ luật quá thấp; chỉ cần một người bị nhiễm bệnh thôi là đủ. Sau khi chiến tranh kết thúc có bao nhiêu hòn đảo vẫn phải bị cách li? Bao nhiêu hòn đảo băng giá phía Bắc vẫn còn nằm trong Vùng Trắng?
Quay trở về biển Thái Bình Dương là lựa chọn khả thi nhất của chúng tôi, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với lại đặt chân về trước cửa đất nước mình.
Chúng tôi vẫn không biết liệu hải quân Trung Quốc có đang tiếp tục truy lùng chúng tôi hay thậm chí lực lượng ấy có còn tồn tại hay không nữa. Chúng tôi chỉ biết rằng mình cần thêm đồ dự trữ và chúng tôi thèm được tiếp xúc với người khác. Phải mất một thời gian mới thuyết phục được thuyền trưởng. Ông thực sự rất ngại phải đối đầu với lực lượng hải quân của nước mình.
Ông ấy vẫn còn trung thành với chính quyền sao?
Vâng. Và còn cả… một vấn đề cá nhân nữa.
Cá nhân à? Tại sao?
[Anh đánh trống lảng.]
Anh đã đến Manihi bao giờ chưa?
[Tôi lắc đầu.]
Trước chiến tranh thật không thể nào tìm được một thiên đường nhiệt đới lí tưởng hơn. Nó có nhiều hòn đảo bằng phẳng với các rặng dừa và các đảo nhỏ viền quanh những đàm nước mặn nông, trong vắt. Đây là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới người ta nuôi cấy ngọc trai đen chất lượng cao. Tôi có mua một đôi cho vợ mình nhân tuần trăng mật của chúng tôi ở Tuamotus. Chính nhờ đã từng trực tiếp đặt chân đến quần đảo này mà nó trở thành một trong những điểm đến khả thi.
Manihi đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tôi vẫn còn là một anh thiếu úy mới kết hôn. Không còn ngọc ngà gì nữa, lũ hàu đã bị ăn thịt hết sạch, còn các đầm nước mặn thì đặc nghẹt tàu bè cỡ nhỏ, số lượng lên đến hàng trăm chiếc. Các đảo nhỏ xung quanh thấy toàn lều chõng hoặc chòi xiêu vẹo. Hàng chục chiếc ca nô tự chế đang giương buồm hoặc được chèo tay đi lại giữa các rạn san hô phía ngoài và cũng khoảng tầm chục con tàu cỡ lớn đang thả neo ở chỗ nước sâu. Đây là một khung cảnh tiêu biểu cho thứ mà nếu tôi nhớ không nhầm thì được các sử gia thời hậu chiến gọi là “Lục địa Thái Bình Dương.” Đó là văn hóa biển đảo của dân tị nạn trải dài từ Palau đến Polynésie thuộc Pháp. Đây là một xã hội mới, một quốc gia mới, nơi dân tị nạn đến từ khắp toàn cầu cùng đoàn kết lại dưới một lá cờ chung: sinh tồn.
Các anh hòa nhập vào với xã hội ấy như thế nào?
Thông qua việc trao đổi buôn bán. Trao đổi hàng hóa là trụ cột chính của Lục địa Thái Bình Dương. Nếu tàu của anh có máy chưng cất nước, anh bán nước lọc. Nếu nó có xưởng máy, anh trở thành thợ máy. Chiếc Madrid Spirit, một con tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng, bán món hàng chuyên chở của mình đi làm nhiên liệu nấu ăn. Chính điều này đã gợi cho ông Song ý tưởng về “phân khúc thị trường” của chúng tôi. Ông là cha của Thiếu tá Song, một nhà môi giới quĩ đầu cơ ở Thâm Quyến. Ông ta nảy ra sáng kiến chạy các đường dây điện nổi vào trong khu đầm và cho dùng thuê điện từ lò phản ứng.
[Anh mỉm cười.]
Chúng tôi trở thành triệu phú, hoặc… ít nhất thì cũng gọi là tương đương như vậy: thức ăn, thuốc thang, bất cứ thứ linh kiện nào cần thiết hoặc nguyên liệu để sản xuất chúng. Chúng tôi đã có cái vườn ươm riêng của mình, cùng với một nhà máy thu hồi chất thải cỡ nhỏ để biến phân thành phân bón. Chúng tôi “mua” trang thiết bị thể dục, nguyên một cái quầy rượu nhỏ và hệ thống giải trí cho tất cả các phòng ăn. Bọn trẻ con được cả đống đồ chơi và kẹo, và quan trọng hơn hết, được tiếp tục học hành tại một số xà lan đã được cải biên lại thành trường học quốc tế. Chúng tôi được chào đón vào mọi ngôi nhà, lên mọi con thuyền. Lính tráng và thậm chí là cả một số sĩ quan của chúng tôi được miễn phí lên bất cứ chiếc nào trong số năm con tàu “xả hơi” đang thả neo trong đầm. Có gì là khó hiểu đâu? Chúng tôi thắp sáng màn đêm cho họ, cung cấp năng lượng cho các thứ máy móc của họ. Chúng tôi mang trở lại những tiện nghi xa xỉ đã bị quên lãng từ lâu như máy điều hòa và tủ lạnh. Chúng tôi đưa máy tính trở lại hoạt động và giúp nhiều người sau hàng tháng trời cuối cùng cũng được tắm nước nóng trở lại. Chúng tôi thành đạt đến mức hội đồng các đảo thậm chí còn cho phép chúng tôi được miễn bảo đảm an ninh vành đai cho đảo, mặc dù chúng tôi đã lịch sự từ chối.
Bảo vệ đảo khỏi zombie từ biển lên à?
Chúng luôn là một mối nguy. Đêm nào chúng cũng đi lên đảo hoặc tìm cách trèo lên mỏ neo của các con thuyền đậu chỗ nước cạn. Một trong số những “nghĩa vụ công dân” khi ở tại Manihi là phải giúp tuần tra các bãi biển và tàu bè xem có con zombie nào không.
Anh có nói chúng trèo lên neo. Nhưng bọn zombie trèo leo kém lắm mà?
Khi có nước giúp làm yếu đi trọng lực thì không. Hầu hết bọn chúng chỉ phải đi dọc theo dây neo lên đến mặt nước là xong. Nếu cái dây ấy dẫn lên một con thuyền boong chỉ cách mặt nước vài phân thì… số vụ tấn công xảy ra trong đầm nhiều ít nhất cũng ngang với trên bãi biển. Đêm bao giờ cũng tồi tệ hơn hẳn. Đó là lí do chúng tôi được hoan nghênh đến thế. Chúng tôi xua đi bóng tối, cả bên trên và bên dưới mặt nước. Thật là lạnh tóc gáy mỗi khi chiếu đèn pin xuống mặt nước và thấy có cái bóng xanh xanh của một con zombie đang trèo lên dây neo.
Chẳng phải ánh sáng sẽ hút thêm nhiều con đến sao?
Chắc chắn là vậy. Kể từ khi các thủy thủ bắt đầu để đèn đêm, số vụ tấn công tăng gần gấp đôi. Ấy nhưng cả dân lẫn hội đồng các đảo đều chẳng ai phàn nàn. Chắc ai cũng thà được nhìn tận mặt kẻ thù của mình trong ánh sáng còn hơn là ngồi trong bóng tối sợ hãi vẩn vơ.
Các anh ở lại Manihi bao lâu?
Vài tháng. Tôi không biết liệu có thể gọi đó là những tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời chúng tôi hay không, nhưng hồi đó chúng tôi thực sự cảm thấy như vậy. Chúng tôi bắt đầu mất cảnh giác, không còn coi mình là những kẻ đào tẩu nữa. Ở đó còn có một số gia đình Trung Quốc, không phải cộng đồng hải ngoại hay người Đài Loan gì hết mà là những công dân đích thực củanước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ kể lại với chúng tôi rằng tình hình giờ tồi tệ đến mức chính phủ gần như không thể quản lí được đất nước nữa. Theo như họ thấy, khi một nửa số dân đang bị nhiễm bệnh và lực lượng quân đội dự bị đang liên tục cạn kiệt, chỉnh phủ làm gì có thời gian và nguồn lực để đi tìm một con tàu ngầm mất tích. Đã có lúc chúng tôi tưởng mình có thể an cư lạc nghiệp ở cộng đồng trên đảo này ở lại đây cho đến khi cuộc khủng hoảng trôi qua, hay có lẽ là đến khi trái đất diệt vong.
[Anh nhìn lên cái tượng đài phía trên chúng tôi. Nó được xây dựng ở vị trí được cho là nơi con zombie cuối cùng ở Bắc Kinh bị tiêu diệt.]
Đêm chuyện ấy xảy ra, Song và tôi phải đi tuần trên bờ biển. Chúng tôi dừng bên một đống lửa trại và nghe đài của người dân đảo. Có một bài phát thanh về một thứ thiên tai bí ẩn nào đó ở Trung Quốc. Chưa ai biết đó là gì, và chúng tôi có đủ thứ tin đồn để mà đoán già đoán non. Lúc ấy tôi đang ngồi nhìn cái radio, quay lưng lại phía đầm. Đột nhiên phần biển phía trước mặt tôi sáng rực lên. Tôi vừa quay người lại thì bắt gặp cảnh chiếc Madrid Spirit nổ tung. Tôi chẳng biết nó còn chứa bao nhiêu lượng khí tự nhiên, nhưng quả cầu lửa của nó bốc to đùng lên trên không trung, nở rộng ra và thiêu rụi tất cả mọi thứ trên hai hòn đảo gần nhất. Mới đầu tôi chỉ nghĩ đến một từ đó là “tai nạn,” một cái van bị ăn mòn hay một anh thủy thủ vô ý nào đó. Tuy nhiên Thiếu tá Song hồi nãy chứng kiến toàn bộ mọi thứ, và anh ta đã nhìn thấy vệt khói tên lửa. Nửa giây sau, còi báo động của chiếc Đô Đốc Zheng hú lên.
Chúng tôi phi trở lại tàu, cái sự thanh bình, cái cảm giác an toàn của tôi, tất cả đều sụp đổ hết. Tôi biết rằng quả tên lửa đó được phóng từ một trong số các tàu ngầm của phe tôi. Lí do duy nhất nó bắn trúng tàu Madrid đó là bởi vì nó ở cao hơn so với mặt nước nên có diện tích bề mặt trên rađa lớn hơn. Trên tàu lúc ấy có bao nhiêu người? Còn trên hai hòn đảo kia nữa? Đột nhiên tôi nhận ra chúng tôi càng ở lại lâu thì những người dân đảo kia càng dễ bị tấn công. Thuyền trưởng Chen chắc cũng nghĩ vậy. Khi lên đến boong, từ phía cầu trực chiến có lệnh phải xuất thủy. Các đường dây điện đều bị cắt, quân số được điểm lại, cửa nẻo được đóng kín. Chúng tôi nhằm hướng vùng nước mặt thoáng và lặn xuống, tất cả đều vào vị trí chiến đấu.
Ở độ sâu chín mươi mét chúng tôi triển khai hệ thống dò tàu ngầm và ngay lập tức phát hiện ra tiếng nó va vào thành một con tàu khác đang thay đổi độ sâu. Không phải tiếng “pop-groooaaan-pop” mềm mại của thép mà là tiếng “pop-pop-pop” liên tiếp của titan. Trên thế giới chỉ có hai quốc gia sử dụng vỏ tàu tấn công bằng titan: Liên bang Nga và chúng tôi. Sau khi đếm số lượng bánh răng thì chắc chắn đây là tàu của phe chúng tôi, một chiếc tàu truy sát Mẫu 95. Khi chúng tôi rời cảng có hai chiếc như thế đang phục vụ trong quân ngũ. Chúng tôi không biết được đây là chiếc nào.
Chuyện đó có quan trọng không?
[Anh lại không trả lời.]
Mới đầu, thuyền trưởng không muốn đánh nhau. Ông quyết định cho tàu lặn xuống, cho nó nằm im trên một cái cao nguyên cát ở độ sâu gần sát giới hạn chịu đựng của tàu. Chiếc Mẫu 95 bắt đầu phát sóng siêu âm chủ động. Sóng âm thanh vang khắp vùng nước, nhưng không thể xác định được chúng tôi vì bị lẫn vào với đáy biển. Chiếc 95 chuyển sang chế độ dò tìm bị động, sử dụng các hệ thống ống nghe dưới nước siêu mạnh của mình để ghi nhận bất cứ thứ âm thanh nào từ phía chúng tôi. Chúng tôi giảm công suất lò phản ứng xuống mức tối thiểu, tắt hết các thứ máy móc không cần thiết, ngưng tất cả mọi hoạt động của thủy thủ đoàn. Bởi vì xác định thủy âm bị động không phát đi bất cứ thứ tín hiệu gì, chúng tôi không thể nào xác định được vị trí của chiếc 95 hay thậm chí biết được liệu nó có còn ở đó không. Chúng tôi cố tìm cách lắng nghe tiếng động cơ chân vịt của nó, nhưng nó cũng đã trở nên im lặng như chúng tôi. Chúng tôi ngồi đợi nửa tiếng đồng hồ, không dám cử động, gần như nín thở.
Tôi đang đứng chỗ bộ phận phát sóng siêu âm, mắt dán vào đám dây điện trên đầu. Đột nhiên Đại úy Liu vỗ vào vai tôi. Ông ta đã bắt được tín hiệu gì đó thông qua hệ thống máy dò trên thành tàu, không phải là con tàu ngầm kia mà là cái gì đó khác, gần hơn, ở khắp xung quanh chúng tôi. Tôi đeo tai nghe vào và nghe thấy có tiếng cào cào, như thể tiếng chuột gặm vậy. Tôi lặng lẽ ra dấu cho thuyền trưởng lại nghe. Chúng tôi chẳng hiểu đó là tiếng gì nữa. Đây không phải dòng hải lưu dưới đáy biển, dòng chảy đâu có mạnh đến thế. Nếu đây là các sinh vật biển, cua hay con gì đó, đáng ra phải có đến hàng nghìn con. Tôi bắt đầu nghi ngờ… tôi xin phép được giương kính tiềm vọng quan sát mặc dù biết rằng tiếng động có thể thu hút sự chú ý của những kẻ đang săn đuổi mình. Thuyền trưởng đồng ý. Chúng tôi cắn chặt răng đợi ống kính trồi lên. Và rồi, hình ảnh xuất hiện.
Zombie, hàng trăm thằng, bâu đầy thành tàu. Cứ mỗi giây lại có thêm nhiều con nữa, vừa đi vừa vấp loạng choạng trên nền cát trống, trèo lên đầu nhau để cào cấu và thậm chí còn cắn vào lớp sắt của chiếc Zheng.
Liệu chúng có thể lọt vào bên trong không? Qua một chỗ cửa mở hay…
Không, tất cả các nắp cửa đều bị khóa trái từ bên trong và các ống ngư lôi đều có nắp bảo vệ bên ngoài. Chúng tôi chỉ lo cho cái lò phản ứng. Nó được làm mát bằng nước biển. Ôngs lấy nước dù không đủ to cho một người trưởng thành chui lọt nhưng cũng có thể dễ dàng bị chặn. Và thế là đèn báo hiệu ở ống dẫn nước số bốn bắt đầu lóe lên trong yên lặng. Có đứa đã cạy tung tấm chặn và giờ đã bị lèn cứng trong ống. Nhiện độ trung tâm lò phản ứng bắt đầu tăng lên. Tắt nó đi là chúng tôi sẽ không còn chút năng lượng nào. Thuyền trưởng Chen ra quyết định chúng tôi phải tránh xa chỗ này ngay.
Chúng tôi rời khỏi đáy biển, cố gắng càng chậm và càng im lặng càng tốt. Thế vẫn chưa đủ. Chúng tôi phát hiện ra tiếng động cơ chân vịt của chiếc 95. Nó đã nghe thấy tiếng chúng tôi và đang vào vị trí tấn công. Chúng tôi nghe thấy tiếng nước được cho vào ống phóng ngư lôi, và tiếng nắp ngoài của nó mở ra. Thuyền trưởng Chen ra lệnh chuyển sang dò tìm tàu ngầm chủ động. Làm vậy sẽ khiến vị trí của chúng tôi bị lộ hoàn toàn, song nó cũng cho chúng tôi biết hướng bắn chuẩn đối với chiếc 95.
Chúng tôi khai hỏa cùng một lúc. Thủy lôi hai bên phóng sượt qua nhau, cả hai tàu đều tìm cách né tránh. Chiếc 95 nhanh nhẹn, linh lợi hơn, nhưng nó không có một vị thuyền trưởng như của bọn tôi. Ông biết chính xác cách né tránh con “cá” đang lao đến, và chúng tôi dễ dàng tránh được nó, vừa đúng lúc thủy lôi phe tôi tìm được mục tiêu của mình.
Chúng tôi nghe thấy tiếng vỏ tàu 95 rít lên như một con cá voi đang hấp hối, các vách ngăn của nó sập xuống trong khi các khoang lần lượt nổ tung. Người ta có nói với chúng tôi rằng nó xảy ra nhanh đến mức thủy thủ đoàn còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra; hoặc là họ sẽ bị bất tỉnh do thay đổi áp suất hoặc vụ nổ có thể khiến không khí bắt lửa. Toàn bộ thuyền viên sẽ chết một cách nhanh chóng, không đau đớn. Ít nhất là chúng tôi hi vọng vậy. Tuy nhiên, phải chứng kiến cảnh đôi mắt thuyền trưởng mình trông như chết dại cùng với âm thanh của con tàu kia thật không dễ dàng chút nào.
[Anh ta đoán trước câu hỏi tiếp theo của tôi, tay nắm chặt lại và thở hắt ra đằng mũi.]
Thuyền trưởng Chen một mình nuôi nấng đứa con của mình, nuôi dạy cậu ta trở thành một thủy thủ lành nghề, dạy cậu ta phải biết yêu thương và sẵn lòng phục vụ đất nước, dạy cậu ta không được phép nghi ngờ mệnh lệnh và trở thành sĩ quan hải quân giỏi nhất Trung Quốc. Ngày hạnh phúc nhất đời ông là khi Thiếu tá Chen Zhi Xiao đảm nhiệm quyền chỉ huy con tàu đầu tiên của mình, một chiếc tàu ngầm truy sát Mẫu 95 mới toanh.
Cùng loại với con tàu đã tấn công các anh à?
[Gật đầu.] Đó là lí do Thuyền trưởng Chen tìm mọi cách né tránh hạm đội của chúng tôi. Đó là lí do vì sao biết chiếc nào tấn công chúng tôi quan trọng đến thế. Biết được bao giờ cũng tốt hơn, cho dù câu trả lời có là gì đi chăng nữa. Ông đã phản bội lại lời thề, phản bội Tổ quốc, và giờ chẳng biết liệu có phải hành động phản bội này đã khiến ông giết chết con trai mình hay không…
Sáng hôm sau khi Thuyền trưởng Chen không đến trực ca gác đầu tiên, tôi đén phòng ông để xem tình hình ra sao. Trong phòng tối mù mờ. Tôi gọi tên ông. Thật nhẹ người, ông ấy đã trả lời, nhưng khi ông bước vào chỗ sáng… tóc ông đã bạc hết màu, trắng như tuyết thời tiền chiến. Da ông xám nghoét, mắt trũng sâu. Giờ ông ấy thực sự trông như một ông già, kiệt quệ, yếu đuối. Lũ quái vật quay trở về từ cõi chết thật không là gì nếu đem so với những gì ta giấu kín trong lòng.
Kể từ ngày hôm đó, chúng tôi ngưng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chúng tôi đi về vùng Bắc Cực băng giá, đến nơi đất trống xa xôi nhất, tăm tối nhất, và hoang vu nhất mà chúng tôi tìm được. Chúng tôi tiếp tục cuộc sống thường nhật: bảo dưỡng tàu; trồng lương thực; nuôi dạy và chăm sóc bọn trẻ theo cách tốt nhất có thể. Khi thuyền trưởng đã mất đi nhuệ khí, tinh thần toàn bộ thuyền viên tàu Admiral Zheng cũng chẳng khá khẩm hơn gì. Trong giai đoạn đó, tôi là người duy nhất còn được nhìn thấy mặt ông. Tôi đưa thức ăn đến, đem đồ đi giặt, hàng ngày báo cáo lại tình hình trên tàu với ông, và rôi truyền lại mệnh lệnh của ông cho những thuyền viên khác. Nó cứ quanh đi quẩn lại, hết ngày này sang ngày khác.
Một ngày nọ, cuộc sống đơn điệu của chúng tôi bị phá vỡ khi hệ thống dò phát hiện dấu hiệu của một chiếc tàu ngầm tấn công Mẫu 95 khác. Chúng tôi vào vị trí chiến đấu, và đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy Thuyền trưởng Chen rời phòng mình. Ông ngồi vào vị trí trung tâm, ra lệnh tính toán đường đạn, và nạp đạn vào ống hai và một. Sóng siêu âm dò cho thấy tàu kia không có dấu hiệu đáp trả tương tự. Thuyền trưởng Chen thấy điều này đem lại cho chúng tôi một lợi thế. Lần này ông không còn do dự gì nữa. Kẻ thù sẽ chết trước khi kịp khai hỏa một phát súng. Trước khi ông kịp ra lệnh, chúng tôi nhận được tín hiệu trên “gertrude,” một từ gốc Mỹ dùng để chỉ điện thoại ngầm dưới nước. Đó là Thiếu tá Chen, con trai thuyền trưởng, thông báo ý định hòa hoãn và đề nghị chúng tôi ngưng tấn công. Cậu ta kể lại với chúng tôi về vụ Đập Tam Sơn, ngọn nguồn của những thứ tin đồn về cái “thiên tai” chúng tôi đã nghe được ở Manihi. Cậu ta giải thích rằng trận chiến với chiếc 95 kia là một phần trong cuộc nội chiến nổ ra sau khi con đập bị phá hủy. Con tàu tấn công chúng tôi thuộc lực lượng trung thành. Thiếu tá Chen về phe nổi loạn. Nhiệm vụ của cậu ta là tìm bằng ra và hộ tống chúng tôi về nước. Tiếng hò reo lúc ấy to đến mức có khi trên mặt nước còn nghe thấy. Khi trồi lên trên lớp băng và chứng kiến cảnh thủy thủ đoàn hai bên chạy ra ôm chầm lấy nhau dưới cảnh chạng vạng xứ Bắc Cực, tôi tin rằng cuối cùng chúng tôi cũng được hồi hương, chúng tôi có thể tái chiếm đát nước và tiêu diệt bọn thây ma. Cuối cùng thì mọi thứ cũng đã kết thúc.
Nhưng thực tế không phải vậy.
Chúng tôi vẫn còn một nhiệm vụ cuối cùng. Lũ chính trị gia, mấy thằng già đáng khinh bỉ đã gây ra quá nhiều đau thương ấy vẫn còn đang ẩn náu trong boongke ở Xilinhot vẫn còn kiểm soát ít nhất một nửa lực lượng bộ binh đang dần kiệt quệ của đát nước. Ai cũng biết chúng sẽ không bao giờ đầu hàng; chúng sẽ vẫn điên cuồng bám trụ lấy quyền lực, tàn phá nốt những gì còn lại của lực lượng quân đội chúng tôi. Nếu cuộc nội chiến bị kéo dãn thêm lâu nữa, cả Trung Quốc sẽ chỉ còn mỗi bọn thây ma sống sót.
Và các anh quyết định chấm dứt cuộc chiến.
Chúng tôi là những người duy nhất có thể. Các ụ tên lửa trên cạn của chúng tôi đều đã bị chiếm mất rồi, lực lượng không quân đang bị cấm xuất kích, hai tàu tên lửa khác của chúng tôi vẫn còn bị buộc vào cột, ngoan ngoãn ngồi đợi lệnh trong khi lũ thây ma tràn qua các cửa. Thiếu tá Chen nói rằng chúng tôi là vũ khí hạt nhân duy nhất trong kho vũ khí của phe phiến quân. Cứ mỗi giây chần chừ là chúng tôi lại phải lãng phí thêm cả trăm nhân mạng, cả trăm viên đạn mà đáng ra phải để dành cho lũ thây ma.
Vậy là anh phóng tên lửa lên mảnh đất quê hương mình để cứu lấy nó.
Đó là gánh nặng cuối cùng chúng tôi phải mang trên vai. Chắc thuyền trưởng cũng để ý thấy tay tôi run run trước khi chúng tôi khai hỏa. “Lệnh của tôi,” ông tuyên bố, “tôi chịu trách nhiệm.” quả tên lửa mang theo một đầu đạn khổng lồ với sức công phá nhiều triệu tấn. Đây là đàu đạn nguyên mẫu, được thiết kế để xuyên qua bề mặt vững chắc của các cơ sở NORAD ở núi Cheyenne, Colorado của các anh. Trớ trêu thay, boongke của lũ chính trị gia được thiết kế bắt chước theo các cơ sở trên núi Cheyenne Mountain gần như về mọi mặt. Khi chuẩn bị lặn xuống, Thiếu tá Chen báo lại rằng Xilinhot đã bị dính tên lửa trực diện. Lúc lặn xuống dưới mặt nước, chúng tôi nghe được rằng bên lực lượng trung thành đã đầu hàng và cùng sát cánh với lực lượng phiến quân đề chiến đấu chống kẻ thù chung.
Các anh có biết rằng họ đã bắt đầu đưa vào thực thi phiên bản Kế hoạch Nam Phi của riêng mình không?
Ngày hôm sau khi trồi lên khỏi lớp băng thì chúng tôi hay tin. Hôm đó tôi đến gác và thấy Thuyền trưởng Chen đã ngồi sẵn ở đài trực chiến rồi. Ông ngồi trong ghế chỉ huy, cạnh tay là một tách trà. Trông ông rất mệt mỏi, im lặng quan sát các thuyền viên khác xung quanh mình, mỉm cười như một người cha khi thấy con cái mình được hạnh phúc. Tôi nhận thấy tách trà của ông đã nguội và hỏi xem liệu ông có muốn một tách khác không. Ông ngửng lên nhìn tôi, môi vẫn mỉm cười, và chậm rãi lắc đầu. “Vâng thưa ngài,” tôi nói, chuẩn bị quay về vị trí. Ông với ra nắm lấy tay tôi, nhìn vào mặt tôi nhưng lại không nhận ra tôi là ai. Ông thì thầm khẽ đến mức tôi gần như không nghe nổi.
Ông ấy nói gì?
“Ngoan lắm, Zhi Xiao, con ngoan lắm.” Ông vẫn còn nắm lấy tay tôi khi đôi mắt ông vĩnh viễn nhắm nghiền lại.
SYDNEY, AUSTRALIA
[Clearwater Memorial là bệnh viện sắp được xây dựng mới nhất ở Úc và đồng thời cũng là bệnh viện lớn nhất kể từ sau khi chiến tranh kết thúc. Phòng của Terry Knox ở trên tầng mười bảy, “Phòng Tổng Thống.” Chu cấp chỗ ở sang trọng và thuốc thang đắt tiền, quí hiếm là điều tối thiểu mà chính phủ của ông ta có thể dành tặng cho vị chỉ huy người Úc đầu tiên và tính đến nay là duy nhất của Trạm Vũ trụ Quốc tế71. Theo như lời ông nói, “Cũng không tệ đối với một thằng con trai nhà thợ đào Opan ở Andamooka.” Cơ thể đã suy kiệt của ông dường như có thêm chút sức sống trong cuộc trò chuyện của chúng tôi. Gương mặt ông đã có sắc trở lại.]
Tôi cũng chỉ mong mấy giai thoại họ kể về chúng tôi có được một hai cái đúng. Nó khiến chúng tôi trông anh hùng hơn hẳn. [Mỉm cười.] Thật ra thì, chúng tôi không bị “mắc kẹt,” không phải cái kiểu chẳng hiểu vì sao mà kẹt lại ở trên đó. Không ai chứng kiến được mọi thứ rõ ràng hơn chúng tôi. Chẳng ai ngạc nhiên chút nào khi đội thay thế ở Baikonur không phóng lên được, hay khi Houston ra lệnh cho chúng tôi phải vào trong tàu X-3872 để di tản đi. Tôi rất muốn nói rằng chúng tôi đã bất tuân mệnh lệnh hoặc đã phải đánh lộn lẫn nhau để xem ai sẽ ở lại. Thực tế thì mọi chuyện xảy ra một cách nhẹ nhàng và hợp lí hơn nhiều. Tôi ra lệnh cho đội khoa học và bất cứ nhân sự không cần thiết nào khác quay trở về Trái Đất, sau đó cho những người còn lại quyền lựa chọn muốn ở lại hay không. Khi các con “tàu cứu sinh” X-38 đã rời đi rồi, chúng tôi sẽ bị kẹt lại đây, nhưng khi tính đến những gì sẽ bị ảnh hưởng, tôi không nghĩ có ai lại muốn rời đi.
Trạm ISS là một trong những kì quan xây dựng vĩ đại nhất của con người. Đây là một trạm không gian lớn đến mức đứng dưới Trái Đất nhìn lên bằng mắt thường vẫn thấy được. Để hoàn tất được nó phải mất đến hơn mười năm với sự góp sức của mười sáu quốc gia, hàng trăm chuyến du hành vũ trụ và một lượng tiền lớn đến mức chẳng ai dám nói ra nếu không được đảm bảo sẽ không bị đuổi việc. Muốn xây được thêm một trạm như thế nữa sẽ phải tốn công đến thế nào, liệu ta còn có thể xây dựng thêm một trạm nữa không?
Quan trọng hơn cả cái trạm không gian này là hệ thống vệ tinh vô giá không thể thay thế được của cả hành tinh. Hồi đó có hơn ba nghìn vệ tinh trên quĩ đạo, và nhân loại phải dựa vào đó để làm đủ thứ, từ liên lạc đến xác định phương hướng, từ theo dõi cho đến những thứ bình thường nhưng không kém quan trọng như dự báo thời tiết. Tầm quan trọng của mạng lưới này trong thế giới hiện đại cũng tương tự như đường xá trong thời cổ đại, hoặc đường sắt trong thời đại công nghiệp. Nhân loại sẽ ra sao nếu những kết nối sống còn này không tồn tại nữa?
Chúng tôi không định cứu vãn tất cả. Làm thế vừa bất khả thi lại vừa thừa thãi. Chúng tôi chỉ phải tập trung vào những hệ thống tối quan trọng đối với cuộc chiến này, chỉ cần giữ được vài vệ tinh ở trên trời thôi. Chỉ từng ấy cũng đáng để cho chúng tôi ở lại.
Người ta có hứa là sẽ đến giải cứu các ông không?
Không, và chúng tôi cũng không trông mong gì vào chuyện ấy. Vấn đề bây giờ không phải là trở về Trái Đất kiểu gì mà là làm thế nào để sống sót được trên này. Ngay cả với tất cả các bình O2 và nến pecloric dự trữ,73 ngay cả nếu hệ thống tái chế nước74 của chúng tôi hoạt động với công suất tối đa, chúng tôi cũng chỉ có đủ thức ăn trong khoảng hai mươi bảy tháng, và đấy là nếu tính cả đám động vật thí nghiệm trong các khu thí nghiệm. Chưa có con nào bị đem ra thử vắcxin nên thịt chúng vẫn ăn được. Tôi vẫn còn có thể nghe thấy tiếng kêu la của chúng, vẫn thấy được những khối máu trong môi trường phi trọng lượng. Ngay cả ở trên này anh cũng không thoát được đám máu. Tôi cố suy nghĩ theo cách khoa học, tính toán hàm lượng dinh dưỡng của mỗi giọt máu đỏ trôi nổi trong không khí mình hút vào bụng. Tôi cố nghĩ rằng đây là vì nhiệm vụ chứ không phải vì cái bụng đang đói cồn cào của mình.
Hãy kể cho tôi chi tiết hơn về nhiệm vụ của các ông đi. Nếu bị kẹt trong trạm thì làm sao mà mọi người giữ được các vệ tinh ở trong quĩ đạo?
Chúng tôi sử dụng con tàu ATV “Jules Verne 3,”75 tàu chở đồ tiếp tế cuối cùng được phóng lên trước khi Guyana thuộc Pháp bị thất thủ. Nó vốn được thiết kế là tàu đi một lần, dùng để chở rác sau khi lấy hết hàng hóa bên trong ra và rồi phóng trở lại khí quyển Trái Đất để bị thiêu rụi đi.76 Chúng tôi đã thêm bảng điều khiển bay và ghế phi công vào cho nó. Ước gì chúng tôi có thể cho nó thêm cái cửa quan sát tử tế. Định vị qua video không thú vị chút nào; cả phần Hoạt Động Ngoài Phương Tiện77 nữa, đó là thuật ngữ dùng để chỉ việc ra khỏi tàu làm nhiệm vụ. Tôi phải mặc đồ bảo hộ đáng ra chỉ dùng khi quay trở về khí quyển vì không có đất chứa một bộ đồ EVA tử tế nào.
Phần lớn các chuyến du hành của tôi đều có đích đến là ASTRO,78 một trạm xăng trên vũ trụ. Vệ tinh, loại chuyên dùng để theo dõi của quân sự đôi khi cần phải thay đổi quĩ đạo để nhận mục tiêu mới. Chúng cần phải khởi động các động cơ đẩy, làm tiêu hao trữ lượng nhiên liệu hidrazin ít ỏi của mình. Từ thời trước chiến tranh, quân đội Mỹ đã nhận ra rằng có một trạm tiếp nhiên liệu ở sẵn trên vũ trụ sẽ đỡ tốn kém hơn là cứ phải liên tục cho người lên. Đó là lí do ASTRO ra đời. Chúng tôi chỉnh lại nó một chút để nó có thể tiếp nhiên liệu cho một số vệ tinh khác nữa, nhất là các mẫu dân sự cần thỉnh thoảng được nâng lên một chút để tránh bị lệch quĩ đạo. Đây thật là một cỗ máy kì diệu: nó giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Chúng tôi có rất nhiều thứ công nghệ như thế. Có cái gọi là “Canadarm,” một con sâu đo máy dài mười lăm mét hai giúp thực hiện các nhiệm vụ bảo trì cần thiết đối với lớp vỏ ngoài của trạm. Chúng tôi có “Boba,” đám người máy được chúng tôi lắp thêm động cơ đẩy để có thể hoạt động trong trạm cũng như trên các vệ tinh. Chúng tôi cũng có cả một đội PSA,79 những con rô bốt trôi nổi tự do trông như quả nho và cũng to cỡ ấy. Tất cả những thứ công nghệ tuyệt vời này được thiết kế ra để giúp cho công việc của chúng tôi được trở nên dễ dàng hơn. Ước gì chúng không hoạt động hiệu quả đến thế.
Mỗi ngày chúng tôi có đến một tiếng hay thậm chí là hai tiếng chẳng có gì để làm cả. Anh có thể ngủ, anh có thể tập thể dục, có thể đọc lại mớ sách đã nhẵn mặt, có thể nghe Radio Free Earth hoặc nghe những bản nhạc mọi người mang theo (nghe đi nghe lại). Tôi chẳng biết mình đã nghe cái bài hát của Redgum ấy bao nhiêu lần: “Mong Chúa cứu rỗi, tôi mới có mười chín.” Đây là bài yêu thích của cha tôi, nó gợi cho ông nhớ lại quãng thời gian ở Việt Nam. Tôi cầu nguyện rằng với những gì được huấn luyện trong quân ngũ, ông và mẹ tôi sẽ sống sót qua cơn đại nạn này. Tôi chưa nhận được tin tức gì từ ông hay bất cứ ai ở Oz kể từ khi chính quyền chuyển về Tasmania. Tôi rất muốn tin rằng họ không sao hết, nhưng khi quan sát những gì xảy ra trên Trái Đất, một hoạt động hầu như ai nấy cũng làm trong lúc rảnh rỗi, khiến cho tôi muốn hi vọng cũng không được.
Người ta đồn rằng trong thời chiến tranh lạnh, vệ tinh do thám của Mỹ có thể đọc được cả một quyển Pravda trong tay một công dân Sô-viết. Tôi chẳng biết có phải vậy thật hay không. Tôi không biết hồi đó các thứ công nghệ phát triển tới đâu. Nhưng với những chiếc vệ tinh hiện đại ngày nay mà chúng tôi câu được tín hiệu thì lại khác — chúng có thể hiển thị cảnh bắp thịt bị rứt rời và xương xẩu bị bẻ gãy. Anh có thể đọc được môi những nạn nhân đang khóc lóc van xin, hay nhìn thấy rõ màu mắt của họ khi họ trút hơi thở cuối cùng. Anh có thể thấy rõ máu đỏ bắt đầu chuyển sang màu nâu khi nào, và trên nền xi măng xám ở London thì trông nó khác với nền cát trắng ở Cape Cod ra sao.
Chúng tôi không kiểm soát được những gì đám vệ tinh quan sát. Mục tiêu của chúng do quân đội Mỹ quyết định. Chúng tôi chứng kiến rất nhiều trận đánh — Trùng Khánh, Yonkers; Chúng tôi theo dõi một tiểu đội lính Ấn Độ tìm cách cứu những thường dân bị kẹt ở sân vận động Ambedkar tại Delhi, rồi sau đó chính mình cũng bị mắc kẹt và phải rút về công viên Gandhi. Tôi thấy chỉ huy của họ ra lệnh cho lính của mình xếp đội hình thành một ô vuông, giống kiểu đội hình Limeys sử dụng thời thực dân. Nó cũng có tác dụng, ít nhất là trong chốc lát. Đó là cái phần duy nhất chúng tôi thấy khó chịu khi theo dõi qua vệ tinh; anh chỉ có thể quan sát, không thể lắng nghe. Chúng tôi không biết rằng những người lính Ấn Độ ấy đang vơi dần đạn, chỉ biết rằng lũ Zed đang bắt đầu tiến lại gần. Chúng tôi thấy một chiếc trực thăng lượn lờ bên trên và thấy viên chỉ huy cãi vã với cấp dưới của mình. Chúng tôi không biết đó chính là Đại tướng Raj-Singh, chúng tôi còn không biết ông ta là ai. Đừng có nghe những lời chỉ trích người ta nói về ông ta, về việc ông ta đánh bài chuồn khi tình hình trở nên nguy cấp. Chúng tôi đã chứng kiến tất cả. Ông ta đã cố gắng chống cự, và người của ông ta đã phải lấy báng súng ra nện vào mặt ông ta. Ông ta bất tỉnh hoàn toàn khi được đưa lên trực thăng. Cảm giác khi ấy thật là tồi tệ, được chứng kiến tất cả mọi thứ ở rất gần nhưng lại không làm gì được.
Chúng tôi cũng có thiết bị quan sát riêng, cả vệ tinh nghiên cứu dân sự lẫn các thứ trang thiết bị ở trên trạm. Hình ảnh chúng cung cấp không tốt bằng nửa vệ tinh quân sự nhưng vẫn rõ nét một cách kinh hoàng. Nhờ mấy bức ảnh đấy mà lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến cảnh những bầy đàn khổng lồ ở Trung Đông và các bình nguyên lớn của Mỹ. Chúng to lớn thật sự, kéo dài đến hàng cây số, to ngang các đàn trâu ở Mỹ ngày xưa.
Chúng tôi chứng kiến cuộc di tản của Nhật và không thể không ngạc nhiên trước qui mô của nó. Hàng trăm con tàu, hàng ngàn chiếc thuyền cỡ nhỏ. Chúng tôi đếm không xuể số lượng trực thăng lượn đi lượn lại giữa các đội tàu và các mái nhà, hoặc bao nhiêu chiếc máy bay phản lực hướng về phía Bắc, mạn Kamchatka.
Chúng tôi là những người đầu tiên phát hiện ra hố zombie, những chỗ trũng bọn thây ma đào khi chúng đuổi theo các loại động vật dưới lòng đất. Mới đầu chúng tôi tưởng đây chỉ là vài trường hợp riêng lẻ nhưng rồi chúng tôi để ý thấy chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới; đôi khi có nhiều hố được đào cạnh nhau. Có một cánh đồng ở miền nam nước Anh — chắc chỗ đó có nhiều thỏ — lỗ chỗ hố, đủ thể loại kích thước, độ sâu. Rất nhiều hố có những vệt ố lớn, sẫm màu. Mặc dù chúng tôi không thể phóng lên đủ to nhưng cũng khá chắc đó là máu. Cá nhân tôi thấy đây là ví dụ đáng sợ nhất cho thấy kẻ thù của ta có động cơ gì. Chúng không có tri thức, chỉ có bản năng sinh học. Có lần tôi đã được thấy một con Zed đuổi theo cái gì đó ở sa mạc Namib, chắc là chuột chũi. Con chuột chũi kia đã đào một cái hố rất sâu vào bên sườn một đụn cát. Con thây ma càng cố đuổi, cát càng tiếp tục tràn xuống và lấp đầy cái hố. Nó không thèm dừng, không thèm phản ứng gì hết, tiếp tục đào bới như thường.Tôi ngồi xem cái hình ảnh mờ nhạt của con G kia đào bới và đào bới và đào bới suốt năm ngày liên tiếp, rồi đột nhiên một sáng nọ nó đột ngột dừng, đứng dậy bỏ đi như thể chưa chuyện gì xảy ra vậy. Chắc nó không đánh hơi thấy gì nữa. Con chuột kia được lắm.
Các thứ thiết bị hỗ trợ quang học kia dẫu gì vẫn không thể tạo được hiệu ứng như khi nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Qua khung cửa sổ chúng tôi có thể thấy bầu sinh quyển mong manh của ta. Có nhìn thấy sự tàn phá nặng nề đối với hệ sinh thái mới hiểu tại saocác hoạt động môi trường thời hiện đại lại bắt đầu từ chương trình vũ trụ của Mỹ. Có quá nhiều đám lửa, và tôi không chỉ muốn nhắc đến các tòa nhà, các khu rừng, hay thậm chí là dàn khoan dầu bén lửa — thật không ngờ đám nhà Saudi lại dám làm thế80 — Tôi còn tính cả những đám lửa trại nữa, phải có đến ít nhất một tỉ vệt cam bé xíu bao phủ khắp bề mặt Trái Đất như bóng đèn điện ngày xưa vậy. Cả hành tinh ngày nào, đêm nào cũng trông như thể đang bốc cháy vậy. Chúng tôi không tài nào tính được hàm lượng tro bụi nhưng cũng ước tính nó ngang với một cuộc chiến tranh hạt nhân cấp thấp giữa Mỹ và Liên Xô cũ, và đấy là còn chưa tính đến cuộc chiến tranh hạt nhân thật giữa Iran và Pakistan. Chúng tôi ngắm nhìn và ghi lại cả cuộc chiến ấy nữa, ánh chớp và ánh lửa khiến mắt tôi nổ đom đón suốt mấy ngày. Mùa thu hạt nhân đã bắt đầu đến, lớp khăn che phủ màu nâu xám ngày càng dày thêm.
Như thể đang nhìn xuống một hành tinh lạ vậy, hoặc là Trái Đất trong thời kì đại tuyệt chủng. Dần dần các thiết bị quang phổ thông thường trở nên vô dụng trong lớp bụi, và chúng tôi chỉ còn cảm ứng nhiệt hoặc rađa. Bề mặt tự nhiên của Trái Đất đã bị che phủ bởi một bức tranh biếm họa vẽ lên bằng những khối màu cơ bản. Chính nhờ một trong những hệ thống đó, thiết bị cảm biến Aster trên vệ tinh Terra, mà chúng tôi được chứng kiến cảnh Đập Tam Sơn vỡ tung.
Khoảng mười ngàn tỉ ga lông nước, cuốn theo gạch ngói, phù sa, đất đá, cây cối, xe cộ, nhà cửa, và cả những mảnh vỡ to bằng cả ngôi nhà của đập! Trông nó chẳng khác gì một con rồng nâu và trắng đang phóng thẳng ra biển Đông. Khi ôi nghĩ về những con người nằm trên đường đi của nó… bị kẹt trong những ngôi nhà được chặn hết các cửa nẻo, không thể chạy trốn cơn thủy triều vì bên ngoài còn lũ Zed. Không ai biết đêm đó bao nhiêu người chết. Thậm chí đến ngày hôm này, xác người vẫn còn được tìm thấy.
[Một bán tay xương xẩu của ông nắm lại, bàn tay kia bấm vào nút “tự tiếp thuốc.”]
Khi tôi nhớ lại cái cách giới cầm quyền Trung Quốc bao biện cho chuyện đó… Anh đã đọc bản sao chép bài nói của tổng thống Trung Quốc chưa? Nhờ ăn cắp tín hiệu từ vệ tinh Sinosat II của họ, chúng tôi được xem buổi phát thanh. Lão ta gọi đó là “một thảm kịch không lường trước được.” Thật sao? Không lường trước được thật à? Không ai lường được là con đập được xây dựng trên một đường nứt gãy vẫn còn đang hoạt động à? Không ai lường được rằng hồi trước động đất đã xảy ra sau khi tăng khối lượng hồ chứa81 và rằng khi đập còn vài tháng nữa mới hoàn tất nhưng nền móng của nó đã xuất hiện các vết nứt à?
Lão gọi đó là “một tai nạn không thể tránh khỏi.” Đồ mất dạy. Họ có đủ quân để tiến hành chiến tranh trực diện ở gần như mọi thành phố lớn nhưng không thể điều vài anh cảnh sát giao thông ra bảo vệ người dân khỏi một thảm họa đang chờ được xảy ra à? Chả nhẽ không ai hình dung được hậu quả của việc bỏ hoang cả các trạm cảnh báo động đất lẫn trạm kiểm soát đập tràn khẩn cấp sao? Và rồi đến nửa chừng thì bọn chúng lại thay đổi giọng điệu, nói rằng đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ đập, và rằng ở thời điểm xảy ra thảm họa, các anh lính dũng cảm trong Quân đội Giải phóng Nhân dân đã hi sinh để tìm cách giữ đập. Ái chà, tôi đã theo dõi cái Đập Tam Sơn này từ hơn một năm trước khi thảm họa xảy ra. Những người quân nhân duy nhất tôi nhìn thấy đã hiến dâng tính mạng mình từ rất lâu trước đó rồi. Bọn kia thực sự nghĩ dân chúng sẽ tin một lời nói dối trắng trợn đến thế à? Chúng thực sự không nghĩ sẽ có nổi loạn hay sao?
Hai tuần sau khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu, chúng tôi nhận được tín hiệu đầu tiên và cũng là duy nhất từ trạm vũ trụ Yang Liwei của Trung Quốc. Đây cũng là một cơ sở có người điều khiển trên vũ trụ, song nó không thể nào bì được với một kiệt tác như trạm của chúng tôi. Nó được thiết kế khá cẩu thả, bao gồm một vài môđun Shenzhou và thùng nhiên liệu Long March được hàn ghép lại với nhau, chẳng khác gì phiên bản cỡ lớn của Phòng thí nghiệm Không gian cũ của Mỹ.
Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với họ suốt mấy tháng rồi. Chúng tôi thậm chí còn không chắc có ai trên đó không. Đáp trả chúng tôi luôn là một giọng ghi âm nói tiếng Anh Hồng Kông chuẩn, yêu cầu chúng tôi giữ khoảng cách nếu không sẽ sử dụng “vũ lực.” Thật quá lãng phí! Đáng ra hai bên đã có thể hợp tác, trao đổi hàng hóa, kinh nghiệm. Ai mà biết ta đã có thể đạt được những gì nếu chịu dẹp mẹ nó ba cái chuyện chính trị sang một bên và cùng đoàn kết lại như con người với nhau.
Chúng tôi tự thuyết phục mình rằng cái trạm đấy không có ai ở, và rằng việc dọa sử dụng vũ lực kia chỉ là một chiêu lừa mà thôi. Vậy nên tất cả đều ngạc nhiên quá đỗi khi bắt được tín hiệu trên điện đài.82 Đây không còn là giọng ghi âm nữa, nghe mệt mỏi, hoảng sợ, và chỉ kéo dài vài giây trước khi đường truyền bị ngắt. Chỉ cần có thế, tôi phóng lên chiếc Verne và bay về phía trạm Yang.
Vừa mới nhìn thấy nó trên đường chân trời thôi tôi đã có thể nhận ra quĩ đạo của nó đã bị thay đổi khá nhiều. Khi đến gần, tôi hiểu vì sao. Khoang tàu thoát hiểm họ đã bị nổ, và bởi vì nó vẫn nằm ở nút không khí chính, cả trạm đã bị giảm áp khí trong vòng vài giây. Để cho chắc, tôi xin phép được hạ cánh. Không ai đáp. Khi lên đến trạm, tôi thấy mặc dù rõ ràng ở đây đủ rộng cho cả một đội bảy hay tám người, nó lại chỉ có chỗ ngủ và đồ nghề cá nhân dành cho hai. Trạm Yang có một lượng rất lớn hàng tiếp tế, đủ thức ăn, nước uống và nến O2 cho ít nhất năm năm liền. Mới đầu tôi chẳng hiểu tại sao. Trên trạm không có trang thiết bị nghiên cứu khoa học, không có công cụ thu thập tình báo. Mọi sự trông cứ như thể chính phủ Trung Quốc cho hai người này vào không gian chả để làm gì cả. Trôi nổi được mười lăm phút, tôi phát hiện kíp nổ nhanh đầu tiên. Trạm không gian này chẳng khác nào một thiết bị ODV83 khổng lồ. Nếu các kíp nổ này được kích hoạt, các thứ gạch đá phóng ra từ cái trạm vũ trụ bốn trăm tấn ấy sẽ có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy bất cứ trạm vũ trụ nào khác, đồng thời khiến các chuyến du hành vũ trụ khác phải tạm ngưng suốt mấy năm liền. Đây là chính sách “Vũ trụ Cháy xạm,” “không ăn được thì đạp đổ.”
Tất cả các hệ thống trên trạm vẫn còn hoạt động tốt. Không có hỏa hoạn, không có thiệt hại gì về cấu trúc, chẳng thấy có gì có thể gây ra vụ tai nạn ở chỗ khoang tàu thoát hiểm cả. Tôi phát hiện ra xác của một phi hành gia Trung Quốc, tay vẫn còn nắm lấy chốt mở khoang. Anh ta mặc bộ đồ thoát hiểm được điều áp, phần kính trên mặt vỡ nát do đạn bắn. Tôi đoán là người bắn anh ta đã bị cuốn ra ngoài vũ trụ. Như vậy theo phỏng đoán của tôi, cuộc cách mạng ở Trung Quốc không chỉ diễn ra trên Trái Đất, và người đàn ông cho nổ khoang tàu thoát hiểm kia là người đã cố liên hệ với chúng tôi. Đồng đội anh ta chắc thuộc phe bảo thủ. Có thể là ngài Trung thành viên đã được ra lệnh kích hoạt các kíp nổ. Zhai — đó là cái tên ghi trên hành lí cá nhân của anh ta — Zhai tìm cách tống tay kia ra ngoài không gian và đã phải xơi một viên đạn. Một câu chuyện kể cũng khá li kì. Tôi sẽ nhớ nó như thế.
Có phải nhờ thế mà các anh kéo dài thời hạn ở trên đó? Sử dụng đồ tiếp tế từ trạm Yang?
[Ông giơ ngón cái.] Chúng tôi tận dụng từng phân một để chế biến linh kiện và lấy nguyên liệu thô. Bọn tôi rất muốn kết nối hai trạm vào với nhau nhưng không có đủ dụng cụ cũng như nhân lực để làm việc đó. Chúng tôi có thể dùng tàu thoát hiểm để quay trở về Trái Đất. Nó có lớp chống nhiệt và đủ chỗ cho ba người. Rất là hấp dẫn. Nhưng cái trạm này đang ngày càng mất quỹ đạo, chúng tôi cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức, quay về Trái Đất hay lấy đồ tiếp tế cho trạm ISS. Anh cũng biết chúng tôi chọn gì rồi đó.
Trước khi rời trạm, chúng tôi mai táng anh chàng Zhai kia. Chúng tôi đặt anh vào buồng ngủ, mang đồ đạc của anh ta về trạm ISS và nói vài lời cảm ơn anh trong khi trạm Yang bốc cháy trong bầu khí quyển Trái Đất. Ai mà biết được, có khi anh ta lại thuộc phe trung thành chứ không phải phe phiến quân, nhưng đằng nào thì cũng thế, nhờ có anh ta mà chúng tôi mới sống được. Chúng tôi ở lại trên vũ trụ được thêm ba năm nữa, điều ấy sẽ là không thể nếu không có chỗ thực phẩm của Trung Quốc.
Tôi vẫn thấy việc đội thay thế chúng tôi lên đây bằng một con tàu tư nhân là một trong những trớ trêu của cuộc chiến. Spacecraft Three, một con tàu gốc là để chở du khách lên vũ trụ. Người điều khiển đội một cái mũ cao bồi, mặt mang một nụ cười to, rộng và rất Mỹ. [Ông cố giả giọng Texas.] “Ai cần đi nhờ không?”[Ông cười, sau đó nhăn mặt và lại tự tiếp thuốc.]
Thỉnh thoảng lại có người hỏi liệu chúng tôi có hối tiếc quyết định ở lại trên trạm không. Tôi không thể đại diện cho đồng đội của tôi. Trước khi chết cả hai đều nói nếu được quay ngược lại thời gian họ cũng sẽ có những quyết định tương tự. Sao mà tôi dám bất đồng quan điểm với họ chứ? Tôi không hối tiếc giai đoạn vật lí trị liệu sau đó, làm quen lại với xương xẩu của mình và nhớ ra tại sao Chúa ban cho mình đôi chân. Tôi không hối tiếc việc bị phơi nhiễm quá nhiều bức xạ vũ trụ trong những lần thực hiện các chuyến EVA, trong suốt thời gian ở trên trạm ISS mà không có hệ thống che chắn thích hợp. Tôi không hối tiếc bị như thế này. [Ông ra dấu về phía căn phòng bệnh và những thứ máy móc gắn vào người ông.] Chúng tôi đã đưa ra quyết định của mình, và tôi nghĩ bọn tôi đã làm nên điều khác biệt. Cũng không tệ đối với một thằng con trai nhà thợ đào Opan ở Andamooka.
[Ba ngày sau cuộc phỏng vấn, Terry Knox qua đời.]
ANCUD, ĐẢO CHILOE, CHILE
[Mặc du thủ đô chính thức đã rời về Santiago, khu căn cứ tị nạn một thời này vẫn là trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước. Ernesto Olguin sống ở một ngôi nhà trên bãi biển Peninsula de Lacuy, mặc dù công việc chủ tàu buôn của ông khiến ông phải lênh đênh ngoài biển gần như quanh năm suốt tháng.]
Lịch sử gọi nó là “Hội nghị Honolulu,” nhưng đáng ra phải gọi là “Hội nghị tàu Saratoga” vì chúng tôi chỉ loanh quanh trên mỗi đấy. Chúng tôi sống trong những căn phòng chật hẹp và các hành lang ngột ngạt, ẩm ướt suốt mười bốn ngày liền. USS Saratoga: từ một tàu sân bay bị ngưng hoạt động trở thành tàu chuyên chở dân tị nạn, và rồi cuối cùng trở thành trụ sở Liên Hợp Quốc trên biển.
Mà nó đáng ra cũng không được gọi là hội nghị. Nó giống một trận phục kích hơn. Đáng ra chúng tôi phải trao đổi về các thứ chiến lược và công nghệ. Ai cũng háo hức muốn xem cách người Anh gia cố đường cao tốc của họ, thú vị không kém gì buổi biểu diễn Mkunga Lalem84 trực tiếp. Đáng ra chúng tôi cũng phải tìm cách tái thiết lập lại trao đổi quốc tế, dù chỉ là ở qui mô nhỏ hẹp. Đó là nhiệm vụ của tôi. Nói chính xác hơn, tôi phải tìm cách hợp nhất lực lượng thủy quân còn sót lại của ta vào hệ thống các đoàn tàu vận tải quốc tế. Tôi cũng chẳng biết sẽ gặp những gì trong chuyến công du đến Super Sara. Và tôi cho là cũng chẳng ai lường trước được câu chuyện lại diễn tiến như vậy.
Ngày đầu tiên của buổi hội nghị, chúng tôi họp mặt giới thiệu. Đang mệt mỏi và nóng nực trong người nên tôi chỉ mong được tiến hành nhanh nhanh chóng chóng mà không phải nghe ba cái mớ diễn văn chán ngấy. Sau đó đại sứ Mỹ đứng dậy, và tôi cảm thấy Trái Đất như ngừng quay.
Đã đến lúc phản công, ông ta nói, đã đến lúc vùng lên từ sau chiến lũy và bắt đầu tái chiếm các vùng đất nằm dưới quyền kiểm soát của lũ thây ma. Mới đầu tôi tưởng ông ta chỉ muốn nói đến các chiến dịch nhỏ lẻ: giành lại thêm một số hòn đảo có thể cho người sinh sống được, hoặc mở lại khu vực kênh đào Suez/Panama. Các giả thuyết của tôi không trụ được lâu. Ông ta nói rõ hẳn ra đây sẽ không phải các chiến dịch xâm nhập nhỏ lẻ. Phía Mỹ đang định tấn công tổng lực, liên tục xông lên cho đến khi “mọi dấu vết của chúng phải được thanh trừng, gột rửa và nếu cần thiết, xóa sổ khỏi bề mặt Trái Đất.” Trích y lời ông ta. Chắc ông ta nghĩ dẫn lời Churchill sẽ tạo được hiệu ứng tốt. Sai trầm trọng. Thay vào đó, cả phòng đột nhiên nhao nhao lên cãi vã.
Một bên hỏi việc quái gì phải hi sinh thêm nhân mạng, chịu đựng thêm dù chỉ một tổn thất không đáng có nữa trong khi ta chỉ việc ngồi im một chỗ đợi kẻ thù thối rữa hết ra. Chẳng phải chuyện đó đang xảy ra rồi sao? Chẳng phải những con zombie thời đầu đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy cấp cao rồi sao? Thời gian là đồng minh của ta, không phải của chúng. Tại sao không để mẹ thiên nhiên cáng đáng hết mọi việc?
Phe kia phản bác lại rằng đâu phải con thây ma nào cũng đang phân hủy. thế còn những con giai đoạn sau, những con giờ vẫn còn đang mạnh khỏe thì sao? Chẳng nhẽ một con không đủ khiến cho đại dịch quay trở lại? Và còn cả những con hiện đang lượn lờ ở những quốc gia phía trên đường tuyết rơi thì sao? Chúng ta sẽ phải đợi chúng trong bao lâu đây? Vài thập kỉ? Vài thế kỉ? Liệu dân tị nạn từ những quốc gia ấy có còn cơ hội hồi hương nữa không?
Và đó là lúc tình hình bắt đầu xấu đi. Rất nhiều quốc gia xứ hàn hồi trước được coi là “cường quốc.” Có vị đại biểu từ một quốc gia “đang phát triển” tranh luận một cách khá gay gắt rằng có lẽ đây chính là hình phạt cho việc các nước kia đã bóc lột và đè nén “các quốc gia nạn nhân ở phía Nam.” Ông ta nói rằng có lẽ thông qua việc khiến các “bá vương da trắng” bận bịu lo giải quyết các vấn đề của riêng mình, bọn thây ma sẽ cho các nước khác trên thế giới cơ hội được phát triển mà “không bị các nước đế quốc can thiệp.” Có khi bọn thây ma không chỉ tàn phá thế giới này. Có khi chúng đã mang đến cho ngày mai sự công bằng. Ừ thì dân nước tôi cũng chẳng ưa gì lũ gringo phương Bắc, và dưới thời Pinochet gia đình tôi đã phải chịu đủ cực khổ để biến nó thành thù oán cá nhân, nhưng giờ là lúc tình cảm phải nhường chỗ cho sự thật khách quan. Làm gì có “bá vương da trắng” nào khi mà các nền kinh tế năng động nhất thế giới thời tiền chiến là Trung Quốc và Ấn Độ, còn trong thời chiến thì dứt khoát đó lại là Cuba? Sao mà có thể nói đây chỉ là vấn đề của các nước phương Bắc khi còn rất nhiều người đang phải sống lay lắt trên dãy Himalayas, hay dãy Andes của chính đất nước Chile chúng tôi? Không, người đàn ông này cũng như tất cả những người đồng quan điểm với ông ta không nói đến sự công bằng cho ngày mai. Họ chỉ muốn trả thù cho ngày hôm qua.
[Thở dài.] Mặc dù đã trải qua bao nhiêu chuyện, chúng ta vẫn không thể suy nghĩ tỉnh táo hoặc ngưng thò tay ra siết cổ nhau.
Tôi đang đứng bên đại biểu Nga, cố ngăn không cho bà ta trèo ra khỏi ghế thì nghe thấy một giọng người Mỹ khác. Lần này là tổng thống của họ. Ông ta không hét, không thèm tìm cách giữ trật tự. Ông ta cứ thế nói với cái giọng bình tĩnh, chắc chắn mà từ bấy đến nay chưa một nhà lãnh đạo nào bắt chước được. Ông ta thậm chí còn cảm ơn “các vị đại biểu” vì những “ý kiến đóng góp quí giá” của họ và công nhận rằng nếu nhìn nhận từ góc độ quân sự, ta không có lí do gì để “liều lĩnh.” Chúng ta đã cầm hòa được với bọn thây ma và dần dần, các thế hệ tương lai sẽ có thể tái chiếm hành tinh mà gần như không bị chút nguy hiểm nào. Vâng, chiến lược phòng thủ của ta đã cứu sống được loài người, thế nhưng còn tinh thần loài người thì sao?
Bọn thây ma không chỉ tước đi của ta đất đai và người thân. Chúng còn tước đoạt lòng tự tin của ta khi trở thành loài sinh vật bá chủ địa cầu. Chúng ta trở thành một giống loài run sợ, nhu nhược, bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng, chỉ mong ngày mai sẽ ít khổ hơn ngày hôm nay. Chẳng nhẽ di sản chúng ta để lại cho con cháu lại là nỗi lo sợ và cảm giác tự ti, những thứ đã biến mất kể từ thời tổ tiên khỉ của ta còn đang rúm ró trên những tán cây cao? Chúng sẽ phải xây dựng lại một thế giới kiểu gì đây? Liệu chúng có còn ý chí muốn xây dựng lại nữa không? Chúng có dám tiếp tục phát triển không khi biết hồi trước mình còn không đủ sức giành lại tương lai? Và nếu trong tương lai bọn thây ma quay trở lại thì sao? Liệu hậu duệ của ta sẽ đứng lên chiến đấu chống lại chúng hay khuỵu gối đầu hàng và chấp nhận sự diệt vong mà chúng sẽ cho là không thể tránh khỏi? Chính vì lí do ấy mà chúng ta phải giật lại quyền làm chủ hành tinh. Chúng ta phải tự chứng tỏ với bản thân rằng mình có thể làm được, và hãy để nó trở thành bức tượng đài minh chứng vĩ đại nhất của cuộc chiến. Con đường trở về với văn minh nhân loại khó khăn gian khổ, hay sự thoái hóa đáng thất vọng của loài linh trưởng đã từng một thời kiêu hãnh trên Trái Đất. Đó là lựa chọn của chúng ta, và bây giờ ta cần phải đưa ra quyết định.
Đúng kiểu dân Norteamericano, mắt hướng lên tận trời trong khi mông vẫn kẹt trong đám bùn đen. Nếu đây mà là một bộ phim Mỹ, thể nào anh cũng sẽ thấy có một hai thằng đầu bò nào đó đứng lên chậm rãi vỗ tay, và rồi những người khác cũng sẽ hùa theo, sau đó sẽ thấy nước mắt lăn xuống má ai đó hoặc mấy thứ giả tạo vớ vẩn gì đó kiểu kiểu ấy. Ai cũng nín lặng. Không ai cử động. Ngài tổng thống tuyên bố buổi chiều tất cả sẽ nghỉ giải lao và cân nhắc lời đề nghị của ông ta, và rồi khi hoàng hôn buông xuống thì họp tiếp để bình bầu.
Là tùy viên hải quân, tôi không được phép tham gia bầu cử. Trong khi đại sứ Chile quyết định số phận đất nước chúng tôi, tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi thưởng ngoạn cảnh mặt trời lặn trên biển Thái Bình Dương. Tôi ngồi trên bãi đáp, chen vào giữa mấy cái cột phong điện và pin mặt trời, giết thời gian cùng mấy người cùng cương vị bên Pháp và Nam Phi. Chúng tôi không nói chuyện công việc, có tìm bất cứ chủ đề nào khác không liên quan đến chiến tranh. Bọn tôi quyết định bàn về rượu. Thật may là bọn tôi ai cũng đã từng sống gần hoặc đã từng làm việc trên một vườn nho hay gia đình có liên đới đến nó: Aconcagua, Stellenboch, và Bordeaux. Đó là đề tài nói chuyện của chúng tôi, và cũng như mọi chủ đề khác, nó lại dẫn về cuộc chiến.
Aconcagua đã bị thiêu hủy, đốt trụi trong các cuộc thử nghiệm thảm họa với bom napan của nước tôi. Stellenboch giờ đang trồng lương thực. Khi dân chúng sắp chết đói đến nơi thì nho được coi là thứ hàng xa xỉ. Bordeaux đã bị chiếm giữ, bị bàn chân của lũ thây ma giày xéo cũng như phần còn lại của lục địa Pháp. Thiếu tá Emile Renard lạc quan một cách đáng sợ. Ai mà biết được, anh ta nói, có khi chất dinh dưỡng từ xác bọn chúng sẽ giúp đất màu mỡ lên ấy chứ. Chẳng biết chừng hương vị còn được cải thiện một khi ta giành lại được Bordeaux, nếu ta dám giành lại nó. Khi mặt trời bắt đầu lặn, Renard lôi từ trong túi ra một chai Chateau Latour sản xuất năm 1964. Chúng tôi không tin nổi mắt mình nữa. ’64 là một thứ rượu cực hiếm thời tiền chiến. Rất may là năm đó vườn nho kia được bội thu và đã ra quyết định hái nho vào cuối tháng tám chứ không phải đầu tháng chín như thường lệ. Tháng chín năm ấy mưa đến rất sớm và rơi tầm tã khiến các vườn nho khác úng hết, biến Chateau Latour thành một thứ gần như Chén Thánh. Cái chai Renard đang cầm trên tay có lẽ là chai cuối cùng còn sót lại, biểu tượng hoàn hảo của cả một thé giới có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ còn được gặp lại. Đó là thứ vật dụng cá nhân duy nhất anh ta mang theo được trong cuộc di tản. Đi đâu anh ta cũng mang nó theo, dự định sẽ cất giữ nó cho đến… có lẽ là đến mãn đời bởi vì nhiều khả năng sẽ không còn mộtchai rượu nào như thế được sản xuất nữa. Nhưng giờ đây, sau bài phát biểu của tổng thống Mỹ…
[Ông liếm môi, nhấm nháp kí ức ấy.]
Nó không được bảo quản tốt lắm, và mấy cái ca nhựa cũng không giúp cải thiện mùi vị. Chúng tôi không quan tâm. Tất cả đều nhấm nháp từng hớp một.
Ông có vẻ tự tin vào cuộc bình bầu nhỉ?
Tôi đoán sẽ không có chuyện tất cả cùng nhất trí, và tôi đoán đúng bỏ bố ra. Mười bảy phiếu “Chống” và ba mươi mốt phiếu “Trắng.” Ít nhất những người bỏ phiếu chống còn sẵn sàng chịu hậu quả lâu dài mà lá phiếu mình gây ra… và đúng là họ đã gặp hậu quả thật. Liên Hiệp Quốc hồi đấy chỉ có bảy mươi hai đại diện, vậy nên có thể thấy số lượng ủng hộ không nhiều. nhưng mà nó cũng không ảnh hưởng gì đến tôi và hai anh “bợm nhậu” nghiệp dư của tôi. Đối với cá nhân chúng tôi, đất nước chúng tôi, con cháu chúng tôi, lựa chọn đã an bài: tấn công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét