Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Một người khác của bạn trên Thế giớ

0 nhận xét



(Ảnh: Vương Gia Ích/ Đại Kỷ Nguyên)

Trên thế giới này có tồn tại một con người khác của bạn chăng? Đây là một chủ đề rất thú vị.
Có lẽ rất nhiều người đã có tâm lý cảm ứng như vậy, cảm giác có người nào đó rất giống mình, quả thật giống như bản sao của mình vậy, lại không có vi phạm cái gọi là bản quyền mà sống ở một đất nước xa xôi khác.

Trước thập niên 80 của thế kỷ 20, nước Mỹ có một câu chuyện chân thật về một kẻ lang thang và một nhà triệu phú. Kẻ lang thang Denver Moore không trải qua bất kỳ sự giáo dục nào, bị chìm trong chế độ nô lệ người da đen của thế kỷ 20, mỗi ngày không ngừng vì “chủ” mà nhặt bông sợi. Cuộc sống của ông như bị mắc kẹt trong một khe thời gian, không thể nào thoát khỏi và thay đổi. Ông từng trông coi cây thuốc lá, vì dự định cướp xe bus và bị bắt, thậm chí bị đưa vào nhà tù Ăng-gô-la. Cuộc sống lang thang quanh năm khiến ông dần dần phong bế chính mình, biến thành một người rất thích đánh đấm tranh đấu. Một lần, ông nhảy lên một toa xe lửa, đi vào một thành phố xa lạ. Trải qua bao thăng trầm, ở khu ổ chuột ông gặp triệu phú Ron Hall và vợ của ông Debbie.

Ron Hall từng bán đồ hộp cho một cửa hàng để kiếm sống, sau đó đầu tư vào ngân hàng, mua bán tác phẩm của Picasso – họa sĩ nổi tiếng, rồi buôn bán với các quốc gia khác. Nhờ vào việc mua bán đó mà ông ngày càng giàu có, tại Hollywood ông sở hữu khuôn viên rộng lớn, một tòa lâu đài kiểu dáng Châu Âu cổ để triển lãm tranh, vì vậy ông càng ngày càng mất phương hướng, xa cách gia đình. Trong khi ông không ngừng truy cầu lợi ích vật chất, dùng tri thức nghệ thuật lấy lòng những nhà triệu phú Châu Âu, thì vợ của ông lại hướng về tâm linh, chăm sóc người nghèo khó. Ron Hall nhất mực truy cầu đạt được thành công và sự tán thành của xã hội, mà vợ ông thì hết lòng phó xuất. Bởi vì chí hướng hai người bất đồng nên dần dần không thể chấp nhận nhau.

Sau khi Ron Hall có người tình, vợ ông Debbie trong lúc sửng sốt lại biểu hiện ra sự tha thứ vô bờ, đối mặt với “vợ hai” của chồng, bà Debbie tự mình gọi điện cho đối phương, bình tĩnh nói rằng sẽ không vì cô ta hẹn hò với chồng mình ở bên ngoài mà trách cứ cô ta, mà là tự trách không làm tốt vai trò của người vợ, đối với điều này bà sẵn lòng thừa nhận trách nhiệm. Đồng thời, Debbie cũng nói cho đối phương biết, hy vọng cô ta có thể tìm được một người không chỉ yêu cô ta, mà còn có thể tôn trọng con người của cô. Debbie từ đầu đến cuối rất bình tĩnh nói chuyện với đối phương, toàn bộ quá trình đó chồng của bà cũng đứng bên cạnh điện thoại mà nghe, sự lương thiện và rộng lượng của vợ làm ông ngỡ ngàng. Khi sắp kết thúc cuộc trò chuyện, Debbie nói cho đối phương biết, nhất định sẽ cố gắng làm một người vợ tốt. Bà tin tưởng, chỉ cần mình làm được rất tốt, đối phương sẽ không còn liên lạc với chồng của bà nữa.

Toàn bộ quá trình, Debbie không có trách cứ, không có cuồng loạn, cũng không yêu cầu đối phương điều gì, mà chỉ là bình tĩnh tha thứ đối đãi với nguy cơ của cuộc hôn nhân này. Để tìm lại hạnh phúc, được Debbie khích lệ, họ đã đi đến khu ổ chuột dành cho kẻ lang thang (trong một giấc mơ, Debbie mơ thấy rằng có người ở khu ổ chuột đó sau này sẽ làm thay đổi thành phố này). Chính là bởi nhân duyên ấy, họ đã gặp kẻ lang thang Denver Moore.

Một kẻ lang thang, một triệu phú, hai cuộc đời hoàn toàn khác nhau, truy tìm giá trị khác nhau, cuối cùng dưới sự giúp đỡ của Debbie, kẻ lang thang đã thoát khỏi khốn cảnh cuộc sống không nhà để về, cũng vì Debbie hết tâm hết lực trợ giúp khu ổ chuột, mà nhà triệu phú và kẻ lang thang (Debbie) đã kết xuống tình hữu nghị thâm sâu, và thay đổi trở nên ngày càng lạc quan và khoan dung.

Chuyện xưa của họ được ghi lại trong cuốn sách bán rất chạy ‘Một người khác của bạn trên thế giới’. Câu chuyện xưa chân thật này, thể hiện sự chân thực của cuộc sống – lòng lương thiện của con người, khoan dung và tình yêu, đan xen sự tham lam, hoang mang và vui mừng. Có lẽ, trên thế giới này thật sự tồn tại một con người khác của bạn, qua cuộc đời người đó, bạn có thể nhận ra con người thật của mình, cũng qua cuộc đời người ấy, bạn nhìn thấy nội tâm của mình.

Đoạn cuối của cuốn sách, có một lời nói khiến độc giả phải suy ngẫm thật sâu, Denver Moore thoát khỏi thân phận kẻ lang thang trong một lần diễn thuyết đã nói: “Sự thật là, dù chúng ta giàu có hay nghèo hèn, hoặc bình thường. Thế giới này đều không phải là nơi dừng chân cuối cùng của chúng ta. Cho nên tại một khía cạnh nào đó mà nói, hết thảy chúng ta đều là kẻ lang thang – cũng chỉ đang từng bước từng bước trở về nhà”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét