Trong cuộc sống, hẳn sẽ có lúc bạn bắt gặp một ai đó luôn biết lắng nghe, mang đến hy vọng và sự lạc quan cho những người xung quanh. Họ còn là bậc thầy trong việc quản lý cảm xúc của mình. Và rồi bạn ước mình cũng có khả năng như họ…
Khả năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc có thể quyết định sự thành công và hạnh phúc tổng thể trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Vì thế, việc nâng cao trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến năng lực tiềm ẩn và sự hiểu biết của bạn.
Thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence) là gì?
Trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu những gì cảm xúc đang nói với bạn, và nhận ra rằng cảm xúc đó có ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những người mang trí tuệ cảm xúc có khả năng điều chỉnh hành vi, nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mình cũng như của người khác. Do đó, trí tuệ cảm xúc đồng nghĩa với sự tương tác hiệu quả giữa các cá nhân.
Bạn càng tương tác hiệu quả với người khác, bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
Sáu yếu tố của thông minh cảm xúc:
Nếu mong muốn của bạn là nâng cao trí tuệ cảm xúc, thì hãy kết hợp 6 yếu tố sau đây vào cuộc sống của bạn:
1. Tự nhận thức
2. Sự đồng cảm
3. Tự điều chỉnh
4. Động lực
5. Kỹ năng xã hội
6. Hạnh phúc
2. Sự đồng cảm
3. Tự điều chỉnh
4. Động lực
5. Kỹ năng xã hội
6. Hạnh phúc
1. Tự nhận thức (Self-Awareness)
Được xem như vùng lõi của trí tuệ cảm xúc, khả năng nhận diện được những cảm xúc mà bạn trải qua trong ngày, cũng như bạn là ai, sẽ giúp bạn thực hiện những lựa chọn quan trọng trong cuộc sống. Một cách để nâng cao trí tuệ cảm xúc là sử dụng ngôn ngữ hiện tại để giúp tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.
Hãy viết suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin của bạn ra giấy. Bằng cách này, bạn có thể đặt mọi thứ vào đúng hoàn cảnh của nó để xem xét/ đánh giá, giúp bạn trở nên có ý thức hơn về việc bạn là ai, những gì bạn muốn và lý do tại sao. Hãy học cách tăng vốn từ vựng cảm xúc của bạn bằng cách sử dụng từ ngữ để mô tả đầy đủ cảm xúc.
Biết cách thể hiện cảm xúc có thể giúp bạn quản lý cảm xúc của mình một cách thích hợp và lành mạnh. Đừng ngần ngại dành tặng cho mình những món quà của sự tĩnh lặng và thiền định. Nói cách khác, đừng quên kết nối với con người bên trong bạn!
Xem thêm bài viết Bản lĩnh là sống thật với cảm xúc
2. Sự đồng cảm (Empathy)
Sự đồng cảm rất cần thiết trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc. Tăng khả năng cảm thông có thể giúp bạn đến gần người khác, nhận được sự hỗ trợ của họ khi bạn cần, và có khả năng xoa dịu những xung đột gay gắt trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân.
Sự đồng cảm được công nhận là cảm xúc quan trọng thứ hai cần có, bởi vì khi bạn thể hiện cho ai đó biết bạn hiểu họ sâu sắc như thế nào, họ sẽ tôn trọng bạn hơn. Hãy nhận thức và lắng nghe cẩn thận những gì họ đang nói với bạn. Bạn trở nên đồng cảm hơn khi có thể giải mã và nhận biết cảm giác của người khác.
3. Tự điều chỉnh (Self-regulation)
Tất cả mọi người đều mong muốn có được mối quan hệ thân thiết với một vài người đáng tin cậy. Tuy nhiên, để phát triển, người ta cần phải tiếp thu các kỹ năng mới cũng như trải nghiệm các mối quan hệ mới. Bằng cách học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của bạn, đặc biệt là những cơn bốc đồng, bạn có thể xây dựng cho mình tinh thần tự quản lý.
Những người tự điều chỉnh biết suy nghĩ trước khi hành động, có khả năng nói “không”, và thay đổi suy nghĩ của mình để ngăn chặn không cho cảm xúc kiểm soát. Họ đủ nhận thức để biết điểm mạnh, yếu của mình, và sẵn sàng nhìn vào bản thân mình một cách trung thực nhất.
Người thông minh cảm xúc nhắm tới sự quyết đoán, thích chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, và niềm tin của họ với đúng người vào đúng thời điểm như một phương tiện để cho người khác biết quan điểm của họ.
4. Động lực (Motivation)
Sẵn sàng trì hoãn những kết quả nhất thời để thiết lập thành công lâu dài, những người thông minh cảm xúc thường được mô tả như người tích cực làm việc vì có động cơ rõ rệt. Người nào bị sai khiến bởi cảm xúc của mình sẽ dẫn đến những quyết định bốc đồng và sai lầm. Ngược lại, những người thông minh cảm xúc là những người biết đưa ra quyết định hợp lý, và họ biết khi nào nên tin vào trực giác của mình.
Họ chấp nhận những lời phê bình, và biết khi nào nên sử dụng nó để cải thiện hiệu suất. Họ có động lực để xem xét vấn đề và tìm ra giải pháp một cách bình tĩnh và hợp lý. Động lực thúc đẩy những người thông minh cảm xúc làm việc hiệu quả hơn và đam mê thành công trong sự nghiệp của họ.
Xem thêm bài viết 25 Cách “Lên Dây Cót” Động Lực
5. Kỹ năng xã hội (Social skills)
Một cách khác để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn là nói chuyện và kết nối với những người khác dễ dàng. Có trách nhiệm xã hội nghĩa là bạn thực sự quan tâm đến người khác chứ không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình. Người nào biết tập trung vào sự phát triển của người khác chứ không chỉ của riêng mình là người có thể thực hành trí tuệ cảm xúc cũng như sự khiêm nhường.
Khiêm tốn là một phẩm chất tuyệt vời bởi vì nó chỉ cho những người khác biết là bạn có thể chịu trách nhiệm về hành động của mình trong khi vẫn tham gia vào những hoạt động chung. Ngược lại, trí thông minh cảm xúc cũng mang đến cho bạn những kỹ năng xã hội để kiểm soát cảm xúc của người khác.
6. Hạnh phúc (Happiness)
Nâng cao trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc biết khi nào bạn hạnh phúc, buồn, vui, lo lắng, hoặc thậm chí cảnh giác. Thật không may, rất ít người biết làm thế nào để kiểm soát hạnh phúc của họ vì hạnh phúc đó thường kết hợp với của cải vật chất hay những món quà mà họ nhận được từ những người khác.
Nói chung, những người có trí tuệ cảm xúc cao là những người hạnh phúc. Những người thực sự hạnh phúc là những người luôn luôn cho đi. Nói cho dễ hiểu, hạnh phúc như một ánh sáng rực rỡ, ấm áp, ổn định được nuôi dưỡng bên trong cơ thể bạn.
Bởi vì những người hạnh phúc hoàn thành được nhiều công việc hơn so với những người đang buồn hay chán nản, cho nên trí thông minh cảm xúc có khả năng kiểm soát tâm trạng của con người để phục vụ mục đích của họ, thúc đẩy họ tìm giải pháp cho các vấn đề. Hãy nhớ rằng, khi san sẻ hạnh phúc, bạn không mất gì cả, nhưng những gì bạn nhận được lại là vô giá.
Để nâng cao trí tuệ cảm xúc, điều quan trọng là bạn hãy cố gắng kết hợp 6 yếu tố trên vào cuộc sống. Bạn sẽ không còn cảm thấy giống như một nô lệ của cảm xúc, ngoài ra bạn sẽ có thể tạo ra và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa và bền chặt trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống cá nhân của mình.
Theo lifehack.org
====http://taynamkienthuc.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét