Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Đánh thức con người lớn trong bạn – kỳ 3

0 nhận xét

Thói quen thứ 3: Muốn thay đổi người khác

potential
Kỹ năng sống - Đánh thức con người lớn trong bạn
Bạn có thấy ý thức muốn người khác thay đổi xuất phát từ thái độ:
A= cảm thấy khó chịu vì lối sống của họ không giống với mình
B= thích phê phán để khẳng định vị trí “hơn người”
C= tấm lòng quan tâm, vì thói quen đó ảnh hưởng lên cuộc sống CỦA HỌ
Nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng: thay đổi cần cảm hứng, động viên và quyết tâm
Cảm hứng tích lũy từ việc nhận thấy những người xung quanh mình làm được những chuyện họ nói
Động viên lấy từ những người thân tin tưởng và yêu thương mình, bất kể thói quen tốt hay xấu
Quyết tâm có được từ nhận thức về tầm ảnh hưởng của một số thói quen lên những giá trị quan trọng với chúng ta
Và mọi thứ trở nên phức tạp khi:
A nhầm lẫn mình đang thuộc loại C
B thiếu thông cảm và chấp nhận những giá trị của người khác
C chưa phấn đấu “làm nhiều hơn nói” để trở thành tấm gương truyền cảm hứng. Hoặc C không có can đảm chia sẻ phần khiếm khuyết đả ảnh hưởng lên cuộc sống của mình thế nào, vì thế không muốn người khác “đi vào vết đổ” đó
Vì vậy bạn hãy đơn giản hóa cuộc sống để tạo cơ hội cho thay đổi bằng cách:
    • Đi vào “chiếc giày” của người khác
Nghĩa là bạn đặt mình vào vị trí của người khác để đánh giá. Nếu tôi ở trong trường hợp đó, tôi sẽ hành động như thế nào? Áp dụng cách này, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng thông cảm và chấp nhận những giá trị của người khác.
    • “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Phương pháp này đã được “kiểm nghiệm” và chứng minh qua nhiều thế kỷ. Vì thế bạn cứ yên tâm sử dụng. Tôi tin nó sẽ giúp ích nhiều cho mối quan hệ của bạn với người khác đấy.
    • Tôn trọng
Mỗi người là một cá thể độc đáo, riêng biệt từ trong cấu tạo ADN lẫn trong suy nghĩ và quan điểm. Được tôn trọng là nhu cầu sống còn của con người. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng mình, hãy thử thực hiện điều đó trước.
    • Tự thay đổi mình để làm tấm gương
Nếu những gì mình khuyên người khác nên làm trong khi bản thân mình cũng không làm được, lời khuyên ấy cân nặng bao nhiêu?
Ngược lại, nếu mình thật lòng chia sẻ điều mình không làm được đã ảnh hưởng như thế nào lên cuộc sống của mình, tin tưởng tự nhiên sẽ làm tốt công việc đó, lời tâm sự ấy sẽ có sức mạnh như thế nào?
“Nói trăm thước không bằng bước một gang”- Hãy là người tiên phong để người khác bước “tập tễnh” cùng mình!
    • Chân thành và tế nhị trong góp ý
Bạn mong muốn giúp người khác tốt hơn? Điều đó thật là tốt. Nhưng thay vì “yêu nhau lắm cắn nhau đau”, bạn hãy dùng những từ ngữ thích hợp và tế nhị để không làm cho đối phương cảm thấy đang bị “phán xét”.
Bạn thân mến!
Đừng để bị rơi vào những chiếc bẫy do chính mình tạo ra. Hãy can đảm chia sẻ với người mình thương yêu, hãy mạnh dạn làm tấm gương, hãy mở lòng với sự khác biệt, hãy chân thành trong lời nói. Hãy để “con người lớn” trong bạn lên tiếng!

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét