Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Có gì sai khi giận dữ?

0 nhận xét
Một trong những cuộc chiến nảy lửa đầu tiên giữa vợ và tôi diễn ra sau khi chúng tôi cưới nhau được vài tháng. Bắt đầu chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” nhưng sau đó thì bùng nổ thành chuyện…không nhỏ chút nào.
Sau đó, tôi đã tìm gặp nhà tư vấn để được giúp đỡ. Chúng tôi mới lấy nhau và chỉ có chuyện nhỏ nhặt xảy ra trong lúc cả hai đang chuẩn bị nấu ăn như thế này: Tôi đang rửa rau thì vợ tôi yêu cầu cách rửa khác nhưng tôi cảm nhận đó là một lời chỉ trích thì đúng hơn. Là đàn ông, tôi thấy việc quá nhỏ nhặt để vợ phải nhắc nhở, chỉ bảo. Hơn nữa, cách của tôi cũng đâu có gì là tệ, nhiều khi phụ nữ thích kiểm soát và muốn làm theo cách của họ, thậm chí cả việc cỏn con như thế.
Co-gi-sai-khi-gian-du
Khoảng cách trong tình yêu tạo ra bởi những niềm tin bị xuyên tạc về nhau qua từng chuyện nhỏ nhặt hàng ngày không được chia sẻ rõ ràng. Không nhất trí từ chuyện nhỏ thì làm sao thông cảm cho nhau được những chuyện lớn hơn?
Niềm tin mà chúng tôi đặt làm nền tảng cho cuộc hôn nhân của mình cũng dường như bị lung lay. Cô ấy nghĩ rằng tôi bị mất bình tĩnh và thật vô lý. Còn tôi thì nghĩ rằng cô ấy đang kiểm soát và không biết lỗi của mình.
Có thể từ vụ việc rửa rau, tôi nên thẳng thắn chia sẻ để cô ấy hiểu rằng cô ấy nên trút bỏ một số thứ nhỏ nhặt cho nhẹ vai, và hãy tin tưởng người đàn ông của cô ấy. Và cô ấy cũng cần thể hiện rõ ràng với chồng chuyện rửa rau theo cách của riêng mình quan trọng như thế nào, hai bên qua đó có thể hiểu và biết cách dung hòa hơn.
Tôi vẫn còn đầy nỗi giận dữ khi đến với người tư vấn, nhưng cũng kèm theo một chút thất vọng, một chút ngại ngùng và bối rối. Tôi nói với nhà tư vấn “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì tôi có thể làm là yêu cô ấy mãnh liệt hơn, nên tôi không muốn thể hiện giận dữ cho qua chuyện.”
“Yêu cô ấy mãnh liệt hơn sao? Điều đó là không tưởng”. Ông ta đáp lại, không che giấu một thái độ coi thường. “Có gì là sai khi giận dữ đâu?”
Đối với tôi, đây là một quan điểm mới. Có gì sai khi giận dữ ư? Tôi không muốn giận dữ, cũng không muốn cô ấy giận dữ, càng không muốn cuộc hôn nhân của tôi chìm trong giận dữ. Tôi muốn bình yên và một chút đồng điệu tâm hồn.
Nhưng khi tôi nghe thấy điều mới mẻ này, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Được phép giận dữ sao? Điều này không có nghĩa cuộc hôn nhân của tôi trở nên tồi tệ? Và mâu thuẫn này có thể được điều chỉnh lại?
Chỉ vào một ngày khác, một người bạn kể tôi nghe về cuộc hôn nhân của cô ấy. Cô ấy và chồng đã nhiều năm tưởng tượng về một chuyến du lịch đến Pari. Và họ đã từng đến đó cách đây 10 năm. Vào lần cuối cùng ở Pari, họ đã cãi nhau kịch liệt trên đường phố. Ông chồng tức đến nỗi ném hết tiền trong túi, áo và cả sách vở ra ngoài đường. Anh ta đi thẳng tới sân bay và về nhà một mình.
Cô ấy mỉm cười và nói cô đã có ba ngày thật tuyệt vời ở Pari. Khi anh chồng về Mỹ, anh ta không có đủ tiền để đón xe về nhà nên phải gọi điện thoại cho một người bạn lúc nửa đêm để đưa anh ta về nhà. Người bạn đã mắng anh ta khùng và bảo sẽ gọi lại sau vài giờ. Thế là anh chồng đành phải đi bộ về nhà. Điều buồn cười là cô ấy nói rằng cô ấy chẳng nhớ là họ đã cãi nhau vì chuyện gì nữa. Đó là cặp vợ chồng nổi nóng với nhau mà không gây ra một tai họa gì to tát cả, thậm chí họ có thể cười vì nó không một chút đắng cay. Cô ấy xem điều đó như một điều bình thường vậy.
Người bạn của tôi, giống như người tư vấn trước đây đã mở ra một cái nhìn mới về cuộc hôn nhân hạnh phúc, một trong những cách đem lại sự hòa hợp là coi trọng giá trị của tiến trình “đổ vỡ” và “hàn gắn”. Đó là một sức kéo trong thế giới con người, mang lại sự thành công trong các mối quan hệ.
Bạn của tôi hiểu rõ sự thay đổi tích cực để sau khi phá vỡ sự nối kết do sự khác biệt của nhau, họ có thể ngồi lại và cười với nhau về sự khác nhau đó. Điều này phản ánh mô hình thành công trong chuyển biến. Sự khó khăn khi cho phép tức giận là một cảm xúc tự nhiên trong hôn nhân lại trở thành một cách để hòa hợp tốt nhất.
Mối quan hệ lãng mạn cũng tái tạo lại những căng thẳng khi còn nhỏ. Một khách hàng của tôi tranh cãi với chồng và anh ta tức giận ngủ trên đi -văng. Cô ấy sợ hãi và níu lấy tay chồng. Anh ta càng tức giận thì cô ấy càng phục tùng chồng.
Khách hàng này từ bỏ tâm sự của mình để níu kéo mối quan hệ một cách vô ích, mong lẩn tránh tranh cãi và cố tạo một sự hòa hợp giả dối. Những cuộc hôn nhân như vậy không thể phát triển được. Những phá vỡ không được hàn gắn và sửa chữa Càng ngày, vết rạn nứt trong mối quan hệ càng rộng thêm và họ càng trở nên xa cách hơn.
Hòa hợp được là tốt, nhưng sự tin cậy quá mức và mù quáng vào sự hòa hợp sẽ dẫn đến sự thất vọng, căng thẳng và chia lìa. Hòa hợp không phải là mãi mãi. Sự bất đồng, thất bại là điều bình thường. Học cách chuyển đổi sự gắn kết và mâu thuẫn mà không đánh mất lòng tin là một thử thách lớn. Thay vì im lặng cho qua chuyện để rồi ấm ức, tại sao không thử tìm cách trao đổi và lắng nghe để tìm được nhịp điệu chung?

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét