Hẳn là ai cũng mong muốn xây dựng một hình ảnh tốt đẹp tại nơi làm việc và thành công trong công việc? Tuy nhiên, khẳng định bản thân trong công việc không phải luôn dễ dàng, nhưng bạn cần phải làm nếu bạn muốn được tôn trọng! Đây là một số lời khuyên giúp bạn khẳng định bản thân một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Dám bộc lộ bản thân
Đưa ra ý kiến hoặc có những ý nghĩ khác lạ với người khác đôi khi có thể nên giữ lại cho bản thân, nhưng bạn cần phải bộc lộ cho người khác biết tại nơi làm việc. Việc này cho phép bạn giữ vững vị trí của mình và người khác sẽ hiểu rằng kỹ năng của bạn rất có giá trị trong công ty. Bạn không muốn đánh mất cơ hội để làm công việc của một dự án mà bạn thích hoặc bạn sẽ luôn trở nên trì trệ với các công việc. Vì thế, hãy dám nói ra điều mình nghĩ!
Tạo dựng hình ảnh tích cực cho bản thân
Để bạn có thể khẳng định bản thân trong cuộc sống, điều đầu tiên bạn cần có là sự tự tin. Đây là kỹ năng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện cho bản thân. Hãy tìm cách giải phóng áp lực , lấy lại sự tự chủ và tạo ra hình ảnh tự tin cho chính bạn.
Hơn nữa, áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi khi bạn bắt đầu bước đi trên con đường sự nghiệp của mình.
Nhưng không vì thế mà bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Luôn vui vẻ với mọi người xung quanh, lạc quan trong công việc là cách tốt nhất để bạn tạo không khí làm việc thoải mái và đạt hiệu quả cao.
Xem thêm bài viết 3 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Vững Chắc
Học cách nói không
Bạn đồng ý ở lại làm muộn, làm giúp công việc cho đồng nghiệp, đồng ý làm công việc phát sinh vào phút chót, ăn trưa với đồng nghiệp khi bạn đang rất bận … bạn muốn nói từ chối nhưng bạn lại ngại. Biết cách làm sao để từ chối là bạn khẳng định bản thân, và nói không không có nghĩa là bạn ích kỷ nhưng là thể hiện rằng bạn tôn trọng bản thân. Bạn cần phải đưa ra giới hạn và làm cho người khác tôn trọng điều này. Vì thế hãy lên tiếng mà không cần xin lỗi hoặc không bao giờ tìm hiểu là vì sao phải thế. Đừng mắc cỡ về việc bạn phải giải thích vì sao bạn nói không, làm cho mọi chuyện rõ ràng và giúp cho bạn đồng nghiệp hiểu điều này.
Học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công
Hãy chú ý đến những kết quả mà công ty đạt được. Tìm hiểu xem ai là người gặt hái được nhiều thành công nhất và xin lời khuyên từ họ. Bằng cách này, bạn không chỉ có được những kinh nghiệm thực tế mà còn tạo được mối quan hệ gần gũi với các đồng nghiệp của mình.
Ngoài ra, để thành công trong công việc bạn hãy tìm kiếm những chuyện gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang đảm nhận đề học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như những kiến thức họ có được trong quá trình giải quyết công việc. Những chuyên gia đó có thể đang làm việc cùng bạn, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với những thách thức mà những người mới vào nghề như bạn có thể gặp phải. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, đưa ra cho bạn những định hướng mà nhờ đó bạn có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình. Việc tạo lập quan hệ với những chuyên gia này sẽ mang đến cho bạn niềm vui, sự hứng thú trong công việc và đôi khi điều này sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ thú vị.
Tích luỹ kinh nghiệm từ các công việc bạn hoàn thành
Nếu công ty không có quy định thì bạn cũng nên xin sếp đánh giá kết quả làm việc của bạn trong 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Từ đó, bạn có thể rút được những kinh nghiệm cho bản thân và có những chiến lược khắc phục những cản trở trong công việc của bạn.
Tự đánh giá bản thân
Công việc đầu tiên là cơ hội mới để bạn hiểu hơn về chính mình: những điểm mạnh, điểm yếu, và loại công việc bạn yêu thích cũng như phong cách làm việc của bạn. Nếu bạn có năng lực và không bằng lòng với những gì mình có thì bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội khác mà bạn cảm thấy chúng phù hợp với khả năng của bạn.
Không ngừng phát triển các kỹ năng.
Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động. Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp bạn lấp dần khoảng cách về trình độ và kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty.
Thiết lập kế hoạch theo chu kỳ 5 năm
Khi có thời gian để kiểm nghiệm lại những mục đích nghề nghiệp bạn hãy lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo. Bạn thử suy nghĩ đến việc học nâng cao hoặc hoàn thành các khóa học với các chứng chỉ cần thiết? Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng sang công việc khác? Hãy cố gắng đưa ra các giả định là lên kế hoạch chi tiết cho công việc của mình. Bạn có thể liệt kê các kế hoạch cần thực hiện và nhớ rằng các kế hoạch đó có thể được thực hiện hay không là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Các kế hoạch đó có thể sẽ khó khăn khi bạn thực thi chúng nhưng bạn sẽ không thể biết mình sẽ làm gì nếu bạn không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ.
Học cách quản lý thời gian và tiền bạc.
Cho dù bạn có ở đâu trên nấc thang danh vọng thì bạn cũng phải học cách quản lý những gì bạn có một cách khôn ngoan, hợp lý. Điều đơn giản đầu tiền là hay cố gắng tiết kiệm từ 5 đến 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc quản lý tốt tài sản bạn có sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm để quản lý những công việc của công ty cũng như khách hàng của bạn. Hãy làm tương tự với những dự định, những kế hoạch tương lai của bạn. Cố gắng đừng dựng lên quá nhiều kế hoạch, những hoạt động mà bạn ít có cơ hội để hoàn thành. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi để có được cảm giác thoải mái trong cuộc sống.
Đừng để công việc của bạn trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, hãy tiến hành ngay khi có thể bằng cách nắm bắt và điều khiển chúng bằng những kinh nghiệm, những tri thức học hỏi và thu lượm được trong quá trình vươn tới sự hoàn hảo của một chuyên gia bạn nhé!
Người đẹp vì lụa
Đây là một yếu tố biểu hiện nét tinh tế của bạn. Mặc dù quần áo không tạo nên con người, nhưng nó cũng thể hiện phong cách bản thân, thể hiện tính chuyên nghiệp của một người hay không. Bạn không cần phải sắm những bộ quần áo sang trọng, chỉ cần một phong cách tự tin,…
Luôn gọn gàng và sạch sẽ. Hãy chắc chắn là quần, áo được ủi thẳng. Khi quần áo của bạn trông bẩn thỉu, nhăn nhúm, người khác cũng nhìn con người bạn tương tự như vậy.
Trang phục phù hợp với nơi chốn và vai trò của bạn. Vì vậy, bạn không nên mang đồ ở nhà khi đi làm ở công sở, cũng như bạn phải lựa chọn trang phục phù hợp khi đi gặp đối tác là CEO.
IMA mến chúc bạn thành công trong công việc của mình!
====http://taynamkienthuc.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét