Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Tập cho con khả năng tập trung

0 nhận xét


Trẻ em ngày nay có rất nhiều việc phải làm chi phối khả năng tập trung, từ việc truy cập internet để tìm tài liệu, nhắn tin và nghe Ipod… Những việc này dường như làm mất khả năng tập trung của các em. Với quá nhiều điều làm gián đoạn, thật khó mà trẻ em có thể chống lại chúng và tập trung vào những nhiệm vụ chính. Tuy nhiên, giúp trẻ phát triển tinh thần tự giác, khả năng tập trung một cách hiệu quả và kỹ năng chú ý ở những độ tuổi nhỏ là một chiến lược lâu dài tại các trường trung học, đại học và trong công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Dưới đây là một số lời khuyên thiết thực mà phụ huynh có thể áp dụng cho con mình tập trung, hoàn thành bài tập về nhà và cuối cùng là thành công trong tương lai.
tang-kha-nang-tap-trung
1. Thiết lập những mong  đợi khả năng tập trung càng sớm càng tốt
Giải thích cho trẻ hiểu rằng trong khi bạn có nhiều việc cần phải thực hiện (ở nhà, ở công ty, tại các nhóm xã hội…), thì việc học chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của trẻ ngay lúc này. Trẻ càng đưa ra điều mong đợi và kế hoạch cho việc học, làm các bài tập và các bài tiểu luận càng sớm, nó sẽ càng dễ hoàn thành tốt. Hãy thực hiện nó như một nề nếp trong gia đình: Để các em lớn làm gương cho các em nhỏ về cách lên kế hoạch làm bài tập và giờ học bài bằng cách tô màu sắc nhẹ nhàng cho ấn tượng, tập trung nhìn đọc sách hay những hoạt động khác trong thời gian đã quy định để học.
2. Quản lý sự phân tán
Mặc dù khó mà loại bỏ mọi sự phân tán, nhưng vẫn có nhiều cách để quản lý và hạn chế đến mức tối thiểu những sự phiền nhiễu này để có thể giữu sự tập trung cho trẻ. Hãy bắt đầu với việc: Tắt ti vi, điện thoại và máy tính đến khi trẻ đã hoàn thành xong bài tập. Không cần phải giữ yên lặng tuyệt đối bởi vì một nghiên cứu đã nhận thấy một số loại nhạc có khả năng giúp người ta tập trung tốt hơn, đặc biệt là nhạc hòa tấu, chẳng hạn như nhạc của Bach, Mozart hay Beethoven.
3. Đưa ra quy định cho giờ làm bài tập ở nhà
Không có gì phân tán sự tập trung bằng tiếng gõ cửa hay một đứa bạn của trẻ đến rủ đi chơi khi chúng đang làm bài tập. Hãy yêu cầu trẻ phải hoàn thành bài tập và học bài trước khi đi chơi. Tuy nhiên, điều này cũng khó mà thực hiện khi trẻ bước vào mùa nghỉ hè, khi chương trình học ở trường đã được giảm nhẹ. Hãy linh hoạt và thích ứng với chương trình học của trẻ.
4. Bạn cũng hãy “làm bài tập”
Nếu có thể, hãy dành thời gian yên lặng để làm “bài tập” riêng của mình. Điều này có vẻ như bạn đang mang công việc về nhà, nhưng bạn có thể đọc những tài liệu cần thiết để bắt kịp nhịp tiến của công ty, phân loại thư điện tử hay coi lại những hóa đơn. Những đứa con của bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu chúng có một mẫu gương về việc đó. Mặc dù việc này hơi khó khăn, nhưng bạn hãy cố gắng kỷ luật với bản thân khi sử dụng máy tính hay điện thoại trong thời gian này. Trong suốt thời gian làm bài tập và học bài, hãy suy nghĩ nhà bạn chính là thư viện và làm tất cả những gì bạn có thể để có một nơi nuôi dưỡng sự tập trung và hạn chế sự phân tâm.
5. Tạo không gian học tập
Tạo một nơi trong nhà được thiết kế dành riêng cho việc học. Nơi này nên có 1 cái bàn với nhiều ngăn để sách vở và các loại giấy tờ được chuẩn bị sẵn. Nên có sẵn tất cả các vật dụng cần thiết cho việc học tập để tránh trường hợp ban đêm bạn phải ra các văn phòng phẩm để mua giấy in, bản áp phích, bút màu…
Ngoài ra, cố gắng giữ yên tĩnh, tránh khu vực ồn ào trong nhà – nơi có thể hạn chế phiền nhiễu ở mức thấp nhất. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học như đảm bảo ánh sáng đầy đủ và mát mẻ. Nếu bạn có hai đứa con trở lên và chúng có thể học tập cùng nhau trong yên lặng thì thật tuyệt! Nhưng thực tế thì bạn cần một nơi độc lập cho từng đứa trẻ.
6. Không nhắn tin
Là người lớn, chúng ta biết là những tin nhắn và email có thể làm phân tán độ tập trung của chúng ta như thế nào. Hãy cho trẻ biết rằng chúng không thể đọc tin nhắn hay sử dụng điện thoại trong lúc làm bài tập hay học bài được. Nếu có những câu hỏi liên quan đến bài kiểm tra mà chúng không thể trả lời, hãy cho phép chúng gọi một cuộc điện thoại ngắn. (Tất nhiên là được bạn theo dõi).
7. Phần thưởng
Phần thưởng có thể gây nên những tranh cãi vì chúng có thể dễ dàng trở thành quà hối lộ. Nhưng thực tế là con người phản ứng khá là tích cực với phần thưởng. Nếu bạn nghĩ rằng một món quà tích cực sẽ giúp trẻ có thêm động lực cho con mình, thãy tránh những phần thưởng có giá trị vật chất lớn, tiền hay thực phẩm. Thay vào đó, hãy thương lượng về những phần thưởng liên quan đến việc dành nhiều thời gian ở bên nhau. Hỏi con cái điều gì làm chúng thích thú khi thực hiện với bạn, và sau đó hãy đề ra mục tiêu hàng tháng.
Tạo ra một biểu đồ theo dõi bài tập về nhà. Đối với mỗi bài tập được hoàn thành gọn gàng, sạch sẽ, đúng thời gian quy định và không có lỗi, trẻ sẽ được thưởng 1 sao. Những ngôi sao này được tổng kết vào cuối tháng bằng một quyển sách mới, một chuyến đi chơi công viên hay bảo tàng, đi xe đạp hay đi xem phim cùng với gia đình.
8. Khen ngợi và biểu dương
Ngay cả với sự quan tâm đặc biệt và điều kiện học tập, để trẻ tập trung cũng là một thử thách, đặc biệt nếu chúng khó tập trung và chú ý. Nhưng với sự luyện tập, kiên nhẫn và tích cực, một kế hoạch có thể được hoàn thành tốt trong vòng một tháng. Bạn hãy nhớ động viên và khen ngợi trẻ bằng những từ tích cực, vì những điều tiêu cực và hình phạt làm cho trẻ cảm thấy tệ hơn và không còn động lực để tiếp tục cố gắng. Khen ngợi trẻ một cách cụ thể về sự phát huy tinh thần học tập trong suốt quá trình chứ không chỉ là kết quả mà thôi. Chẳng hạn như “Mẹ tự hào vì con đã hoàn thành bài tập tính và tiến bộ hơn nhiều.” Đừng quên khen ngợi cả một quá trình học tập của trẻ chứ không chỉ khen kết quả cuối cùng.
9. Giao tiếp
Hãy chắc chắn việc bạn giúp đỡ trẻ làm bài tập sau giờ học để chúng có được môi trường học tập thân thiện, tập trung, tích cực và phù hợp. Hãy đưa ra tất cả những điều bạn mong muốn con bạn thực hiện, từ một không gian yên tĩnh cho đến khối lượng bài tập mà chúng phải làm hay thời gian học bài. Thậm chí nếu bạn không có ở nhà cùng con trong lúc chúng học thì cũng hãy dành thời gian để kiểm tra trẻ và để trẻ biết rằng bạn vẫn đồng hành cùng trẻ.
10. Hợp tác với giáo viên và người hướng dẫn
Hãy làm bạn với giáo viên, người hướng dẫn và gia sư để có sự hỗ trợ và tư vấn. Có thể là họ có cái nhìn, cách quan sát và những lời đề nghị mà bạn không để ý đến. Hãy cởi mở để có ý tưởng mới. Hãy hợp tác với nhau để đề ra một vài mục tiêu nhỏ hay lớn để giúp trẻ tiến bộ hơn.
11. Học tập với những phương pháp khác nhau
Trẻ em cần biết những giá trị của việc học, nhưng bạn hãy nhớ mỗi người có những cách học và tìm kiếm thông tin khác nhau. Hãy cùng trẻ tìm ra những cách học tốt nhất phù hợp với trẻ. Một vài trẻ có thể học tốt hơn nếu chúng đi loanh quanh và học bằng cách đọc to. Một số trẻ khác cần yên tĩnh và suy nghĩ. Hãy linh động về cách học của trẻ miễn là chúng tiến bộ với phương pháp đó.
Khả năng tập trung và duy trì những thói quen học tập tốt là những kỹ năng sống giúp trẻ đạt được thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chứ không chỉ là việc hoàn thành các bài tập. Nó có ý nghĩa tạo cho trẻ có tinh thần tự giác và kiên trì.
Có được những đức tính này, trẻ sẽ đủ tự tin và khả năng tập trung để theo đuổi các mục tiêu.

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét