Bạn đã bao giờ cảm thấy không thực sự tin tưởng ai đó khi họ đang nói chuyện? Bạn cảm thấy có gì đó không thật lắm? Họ nói đồng ý nhưng lại lắc đầu?
Bản thân
Sự khác nhau giữa lời nói và những gì họ thể hiện qua những gì họ không nói ra được biết đến là ngôn ngữ cơ thể. Bằng cách để ý những tín hiệu cơ thể, bạn có thể hiểu người khác và tạo mối quan hệ tốt hơn với họ.
Đôi khi chúng ta thể hiện điều gì đó bằng cách vận động toàn bộ cơ thể như các động tác quơ chân múa tay, cử chỉ, nét mặt…một cách tinh tế nhưng nhiều khi không phù hợp. Cách chúng ta nói chuyện, đi đứng đều nói lên điều gì đó về mình và những gì đang xảy ra bên trong đều được thể hiện ra bên ngoài.
Với việc ý thức hơn về ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của nó, bạn có thể “đọc” được người khác một cách dễ dàng. Càng hiểu người khác, bạn càng để ý đến thông điệp mình muốn gởi đến cho họ.
Bài viết này sẽ giải thích những cách giao tiếp ngôn ngữ không lời để bạn có thể sử dụng chúng tốt nhất.
Sự tự tin và ấn tượng đầu tiên
Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn chân ước chân ráo vào ông công ty hay lần cuối bạn đứng thuyết trình một bài báo cáo. Ấn tượng đầu tiên của bạn là gì? Tự tin hay thiếu tự tin? Bạn có dễ dàng bắt chuyện được với người khác? Bạn có thuyết phục được mọi người?
Họ có sải bước vào phòng, chào hỏi và nhìn bạn hay ánh mắt lơ là và phòng vệ trước khi ngồi vào ghế? Cái bắt tay của họ siết chặt hay lỏng lẻo?
Trong cuộc nói chuyện, họ thường xuyên nhìn bạn chăm chú hay nhìn vào chỗ khác? Gương mặt họ thoải mái hay căng thẳng? Tay của họ chuyển động như thế nào? Cử chỉ sôi nổi, mở rộng hay giữu chặt và khép kín?
Khi bạn quan sát người khác, bạn có thể xác định vài dấu hiệu phổ biến thể hiện sự tự tin hay không.
Những điều bạn có thể bắt gặp ở người tự tin:
- Tư thế: Đứng thẳng vai
- Ánh mắt: quyết đoán, cùng với khuôn mặt tươi tắn
- Cử động của hai cánh tay và bàn tay: Có mục đích hay chủ ý
- Phát biểu: chậm rãi nhưng rõ ràng
- Giọng nói: Thấp đến trung bình
Cũng như việc giả mã ngôn ngữ cơ thể của người khác, bạn có thể sử dụng những hiểu biết này để thuyết phục khi truyền đạt những cảm xúc mà bạn không cảm thấy.
Chẳng hạn, nếu bạn bước vào một tình huống không tự tin như thuyết trình, tham dự một cuộc họp quan trọng, bạn có thể áp dụng những cử chỉ thể hiện sự tự tin.
Bầy giờ, bạn có thể xem tình huống khác nhé!
Cuộc hẹn khó khăn và sự phòng thủ
Nghĩ đến những lúc bạn rơi vào cuộc hẹn khó khăn, như việc đánh giá một dự án, đàm phán về thời hạn hợp đồng, ký kết hợp đồng. Trong một không gian lý tưởng thì cả bạn và người khác đều cởi mở và chấp nhận những gì người khác nói để đi đến thành công.
Tuy nhiên, thường thì người khác sẽ có thái độ phòng thủ và không chịu lắng nghe. Nếu điều này xảy ra trong suốt cuộc họp, điều quan trọng là bạn cần phải thuyết phục đối tác thay đổi hành vi. Rằng bạn thật sự muốn họ cởi mở và chấp nhận bạn để tiếp nhận điều bạn nói.
Vậy làm thế nào bạn biết rằng thông tin của mình đang rơi vào tình trạng “nước đổ lá môn”?
Một số dấu hiệu thường gặp khi người khác nói chuyện “phòng thủ” với bạn?
- Di chuyển của cánh tay và bàn tay hạn chế và gần với cơ thể.
- Hạn chế trong việc biểu lộ nét mặt
- Quay lưng về với bạn
- Vòng tay trước ngực
- Ít nhìn chăm chú nhưng khá lơ là
Bắt gặp những dấu hiệu này, bạn có thể thay đổi nội dung hay cách nói để người khác có thể dễ dàng chấp nhận những gì bạn đang nói hơn.
Tương tự, nếu bạn cảm thấy mình hơi phòng thủ khi bước vào một cuộc đàm phán, bạn có thể quan sát ngôn ngữ cơ thể bản thân để đảm bảo thể hiện sự cởi mở và tiếp nhận những gì bạn nghe thấy.
Làm việc nhóm và sự trốn tránh
Bạn đã từng thuyết trình và có cảm giác mọi người chẳng quan tâm đến những gì bạn trình bày? Điều gì tạo ra sự thống nhất về trách nhiệm và thời hạn hoàn thành công việc? Phải chăng một số người cố gắng vật lộn với một số công việc, số khác thì thảnh thơi và chẳng hề động chân động tay?
Lý tưởng nhất là bạn đứng lên thuyết trình hay làm việc nhóm, bạn muốn 100% đều tham gia. Tuy nhiên, điều này thường không xảy ra. nhưng bạn có tể chủ động mời sự tham gia của mọi người khi cần nếu bạn nhận được dấu hiệu của những người xao nhãng.
- Đầu cúi xuống
- Ánh mắt lơ đãng hay tập trung vào chỗ khác
- Nghịch với cây bút
- Mọi người đang viết nghuệch ngoạc cái gì đó
- Thái độ nhấp nhổm, đứng ngồi không yên
Với những thái độ này, bạn có thể làm gì đó để kêu gọi sự tham gia và đưa họ tập trung lại với chủ đề mình đang trình bày như đặt cho họ một câu hỏi.
Khi những điều này xảy ra với bản thân, hãy đảm bảo là bạn đang thể hiện ngôn ngữ cơ thể theo cách bạn muốn.
Nói dối
Với việc quan sát ngôn ngữ không lời có thể giúp chúng ta biết được một người nói dối hay không.
Một vài dấu hiệu bạn có thể nhận ra như sau:
- Mắt hay di chuyển, không dám nhìn thẳng vào người đối diện hay nhìn rất nhanh
- Đưa tay lên miệng trong khi nói
- Cơ thể quay ngược lại hoặc cử chỉ không tự nhiên
- Hơi thở gấp
- Thay đổi nét mặt như mặt tái, đỏ
- Đổ mồ hôi
- Thay đổi cường độ giọng nói
Điều đáng nói ở đây là ngôn ngữ cơ thể của mỗi người hơi khác nhau. Nếu bắt gặp những dấu hiệu này, bạn không nên vội đi đến kết luận vì nhiều khi nhầm lẫn với sự căng thẳng, hồi hộp. Những gì bạn cần làm là tiếp tục quan sát và thăm dò, đặt ra nhiều câu hỏi cụ thể để tìm hiểu xem họ có trung thực hay không.
Phỏng vấn, thương lượng và phản hồi
Bạn sẽ làm gì nếu bạn được hỏi một câu hỏi thú vị? Bạn có suy nghĩ vài giây trước khi trả lời?
Bạn sẽ tiết lộ bí mật gì đó mà không cần phải dành chút thời gian để cân nhắc hay hay sẽ suy đi nghĩ lại trước khi trả lời? Bằng cách dành thời gian xem xét câu trả lời, bạn cho người hỏi biết là họ đã đặt cho bạn một câu hỏi sâu sắc và quan trọng đủ để bạn dành thời gian cân nhắc câu trả lời.
Trong tình huống phỏng vấn hay đàm phán, cho thấy là bạn đã suy nghĩ kỹ lưỡng câu trả lời là một điểm mạnh. Đây là vài dấu hiệu thể hiện thái độ này:
- Mắt nhìn xa một lúc rồi quay trở lại khi có câu trả lời
- Ngón tay sờ lên cằm
- Chống tay lên má
- Đầu nghiêng theo mắt
Bản thân mỗi người có cách biểu hiện khác nhau
Mỗi người là một nét độc đáo, và những dấu hiệu có thể là khác nhau tùy vào điều bạn nghĩ, vào văn hóa và kinh nghiệm khác nhau trong quá khứ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải xem xét ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể của người khác. Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa ra những câu hỏi khác hay đơn giản là tìm hiểu rõ về người đó hơn.
Để thực hành tốt hơn việc phát triển kỹ năng phân tích ngôn ngữ cơ thể, bạn hãy thử quan sát cử chỉ những đoạn phim, phóng sự được tắt tiếng trên tivi và chú ý những phản ứng khác nhau. Khi xem, hãy đoán những gì họ nói và cảm thấy.
Thậm chí bạn có thể quan sát và đánh giá bản thân, bạn cũng có thể phát triển kỹ năng quan sát cho mình để nhận biết các tín hiệu khi tương tác với người khác.
====http://taynamkienthuc.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét