Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

5 lời khuyên để giao tiếp không làm người khác khó chịu

0 nhận xét


Bất kỳ lời khuyên giao tiếp tốt nào cũng hướng đến điều bạn không nên làm. Có một vài thói quen bạn nên chấm dứt để có thể giao tiếp hiệu quả.

Người ta thường khó chịu và tránh những người có những thói quen giao tiếp không tốt. Vì thế mà việc nhận diện và từ bỏ chúng thực sự là điều cần thiết để trở thành một người giao tiếp tốt. Dưới đây là những giải thích về một số thói quen mọi người thường mắc phải khi nói chuyện.
5-loi-khuyen-giao-tiep-de-khong-lam-nguoi-khac-kho-chiu

1. Nói liên tục


Đối với những người hay ba hoa, họ có xu hướng độc thoại. Họ chỉ nói chuyện với những ai thực sự chỉ biết lắng nghe. Các dấu hiệu của thói quen này là nói không ngừng và chẳng cho phép người khác nói lên ý kiến của họ.
Những người này dường như cũng không nói tới những điều thú vị nhưng chỉ nói về chính bản thân họ hay những chuyện chán ngắt.
Những người có thói quen này thường là những người bị căng thẳng. Để giúp những người này cảm thấy thoải mái, bạn cần quan tâm tới họ và đặt câu hỏi.

2. Tất cả quy hướng về mình


Những người có thói quen này luôn chuyển hướng cuộc đối thoại bằng cách hướng về mình. Họ sử dụng những cụm từ như ‘tôi cũng vậy’ hay ‘mình hiểu’, ‘mình biết cảm giác của bạn’. Mục đích của họ là gây sự chú ý với người khác về mình và cho phép họ nói. Một số người có thể dùng cách này khi họ cảm thấy người khác cứ nói liên tục hay đơn giản là họ muốn tạo sự chú ý.
Để giúp người khác giải quyết rắc rối của họ, bạn có thể chú ý đến họ, làm cho họ có cảm giác là họ được đánh giá cao trong cuộc nói chuyện. Nếu họ cố gắng chuyển hướng trò chuyện về phía mình, hãy lịch sự kéo nội dung về lại với vấn đề chính.

3. Thuyết giảng


Tất cả chúng ta đều biết những người luôn sẵn sàng cho lời khuyên. Họ luôn có câu trả lời trong mọi tình huống. Dường như họ biết tất cả mọi thứ ở mọi lĩnh vực. Họ làm như cách làm của họ là giải pháp duy nhất cho mọi rắc rối. Những người này thực sự tin rằng họ đang giúp đỡ người khác, nên đôi khi khó mà lái câu chuyện sang hướng khác.
Cách tốt nhất để ứng xử với một người biết tất cả là lắng nghe và cảm ơn họ vì lời khuyên, rồi thay đổi chủ đề nói chuyện. Nếu họ cứ muốn khuyên răn bạn, bạn có thể nói rằng bạn không thực sự tìm một lời khuyên ngay lúc này và bạn sẽ ứng xử theo cách riêng của bạn. Biết tất cả có thể là một khó khăn trong giao tiếp.

4. Không đóng góp


Những người này thích đứng bên ngoài và lắng nghe nhưng họ không nói nhiều. Có thể họ xen vào đôi ba câu nhưng thường chỉ là một câu ngắn gọn hay trả lời một từ. Cũng có thể họ chẳng bao giờ nói mà chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Vấn đề ở đây là họ làm ra vẻ họ đang “nghe trộm” hơn là chuyện trò. Và điều này làm cho người khác cảm thấy khó xử.
Để giúp những người này, bạn hãy lôi kéo họ tích cực htam gia vào câu chuyện. Hầu hết những người có thói quen này là vì họ ngại ngùng.

5. Ngồi lê đôi mách


Tất cả mọi người đều “ngồi lê đôi mách” lúc này hay lúc khác. Việc này khá là tai hại, đặc biệt là khi đó không phải là sự thật. Nó làm cho mọi người cảm thấy khó chịu khi biết rằng đâu đó có một người “ngồi lê đôi mách” đang trò chuyện với họ.
Có thể họ cảm thấy cuộc sống của nguwoif khác thú vị hơn nên họ thích nói về người đó. Hãy đặt ra những câu hỏi đó về chính bản thân họ. Thử tìm điều gì đó mà họ quan tâm để tránh khỏi những tin đồn về người khác và để cuộc trò chuyện đi theo chiều hướng tốt.
Những thói quen này có thể gây phiền toái và tồi tệ hơn cho cuộc đối thoại. Bạn nên thử cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách loại những thói quen này ra khỏi những cuộc đối thoại. Nếu bạn nhận thấy người khác mắc phải những thói quen này, bạn có thể sử dụng những lời khuyên trên đây để giúp họ ngừng lại.

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét